Vua Lý Nam Đế và chuyện tình với người đẹp nức tiếng Thái Bình

Vua Lý Nam Đế và chuyện tình với người đẹp nức tiếng Thái Bình

Lý Nam Đế là vị vua nổi tiếng trong sử Việt. Cho đến ngày nay có rất nhiều giai thoại về ông, trong đó có chuyện về mối tình đầu ông giành cho hoàng hậu Đỗ Thị Khương.

 Lý Nam Đế tức Lý Bí là người có công đánh đuổi giặc Lương vào thế kỷ thứ VI, sáng lập ra nhà nước đầu tiên của Việt Nam có tên Vạn Xuân.
Lý Nam Đế tức Lý Bí là người có công đánh đuổi giặc Lương vào thế kỷ thứ VI, sáng lập ra nhà nước đầu tiên của Việt Nam có tên Vạn Xuân.
Cho đến nay cuộc đời của vua Lý Nam Đế được sử sách nhắc đến nhiều, trong đó có thiên tình sử bi tráng giữa vua và vợ.
Cho đến nay cuộc đời của vua Lý Nam Đế được sử sách nhắc đến nhiều, trong đó có thiên tình sử bi tráng giữa vua và vợ.
Theo các giai thoại dân gian lưu truyền ở vùng Thái Bình và ghi chép trong một số thần tích, ngọc phả thì người vợ đầu tiên của Lý Nam Đế là Đỗ Thị Khương.
Theo các giai thoại dân gian lưu truyền ở vùng Thái Bình và ghi chép trong một số thần tích, ngọc phả thì người vợ đầu tiên của Lý Nam Đế là Đỗ Thị Khương.
Bà Đỗ Thị Khương quê ở trang An Để còn gọi là hương Màn Để (thời phong kiến là làng An Để, châu Hoàng, phủ Kiến Xương, xứ Sơn Nam Hạ, nay là thôn Hữu Lộc, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình).
Bà Đỗ Thị Khương quê ở trang An Để còn gọi là hương Màn Để (thời phong kiến là làng An Để, châu Hoàng, phủ Kiến Xương, xứ Sơn Nam Hạ, nay là thôn Hữu Lộc, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình).
Bà Đỗ Thị Khương được ví là người xinh đẹp nức tiếng, tài đức trọn vẹn. Tuy là lệnh nữ nhưng vẫn chăm chỉ việc đồng, việc nhà.
Bà Đỗ Thị Khương được ví là người xinh đẹp nức tiếng, tài đức trọn vẹn. Tuy là lệnh nữ nhưng vẫn chăm chỉ việc đồng, việc nhà.
Một lần, Lý Nam Đế đi tuần du đến thôn Tây Để, lính hiệu dẹp đường, dân tình giãn ra, riêng bà Đỗ Thị Khương thản nhiên nhổ cỏ, tát nước.
Một lần, Lý Nam Đế đi tuần du đến thôn Tây Để, lính hiệu dẹp đường, dân tình giãn ra, riêng bà Đỗ Thị Khương thản nhiên nhổ cỏ, tát nước.
Vua liền cho lính ngự lâm đến hỏi, bà Đỗ Thị Khương chẳng hề run sợ, nét mặt tươi tắn, lễ phép trả lời đang bận việc nước non và ngân nga hát: “Tay cầm bán nguyệt xênh sang/Tay đang giữ nước sửa sang cõi bờ”.
Vua liền cho lính ngự lâm đến hỏi, bà Đỗ Thị Khương chẳng hề run sợ, nét mặt tươi tắn, lễ phép trả lời đang bận việc nước non và ngân nga hát: “Tay cầm bán nguyệt xênh sang/Tay đang giữ nước sửa sang cõi bờ”.
Lý Nam Đế nghe hết lời hai bên, biết thôn nữ xinh đẹp kia không phải người thường liền xuống ngựa đến bên ân cần hỏi nhà cửa, quê quán. Sau đó sai người đem lễ vật đến hỏi cưới.
Lý Nam Đế nghe hết lời hai bên, biết thôn nữ xinh đẹp kia không phải người thường liền xuống ngựa đến bên ân cần hỏi nhà cửa, quê quán. Sau đó sai người đem lễ vật đến hỏi cưới.
Trở thành vợ của Lý Bí, Đỗ Thị Khương đã giúp chồng rất nhiều trong việc chiêu binh mãi mã, xây dựng đồn lũy, lập căn cứ chống quân Lương.
Trở thành vợ của Lý Bí, Đỗ Thị Khương đã giúp chồng rất nhiều trong việc chiêu binh mãi mã, xây dựng đồn lũy, lập căn cứ chống quân Lương.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đã cho người đón Đỗ Thị Khương phong làm hoàng hậu hiệu là Linh Nhân và bà chính là hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử các triều đại phong kiến ở nước ta.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đã cho người đón Đỗ Thị Khương phong làm hoàng hậu hiệu là Linh Nhân và bà chính là hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử các triều đại phong kiến ở nước ta.
Hiện nay, tại Thái Bình có di tích di tích miếu Hai Thôn, một công trình tín ngưỡng được dựng lên để thờ Lý Nam Đế và Hoàng hậu. Miếu hai thôn thuộc địa phận thôn Phương Tảo xã Xuân Hòa và thôn An Để nên được gọi là miếu hai thôn.
Hiện nay, tại Thái Bình có di tích di tích miếu Hai Thôn, một công trình tín ngưỡng được dựng lên để thờ Lý Nam Đế và Hoàng hậu. Miếu hai thôn thuộc địa phận thôn Phương Tảo xã Xuân Hòa và thôn An Để nên được gọi là miếu hai thôn.
Hiện, miếu còn một bức tranh thờ bằng gỗ kích thước 1,6m x 2,2m, miêu tả cảnh Lý Nam Đế cùng Hoàng hậu ngồi oai nghiêm trên ngôi cao trước sự rước đón chầu hầu của hai hàng quan văn võ với đầy đủ nghi vệ, võng lọng ngựa xe.
Hiện, miếu còn một bức tranh thờ bằng gỗ kích thước 1,6m x 2,2m, miêu tả cảnh Lý Nam Đế cùng Hoàng hậu ngồi oai nghiêm trên ngôi cao trước sự rước đón chầu hầu của hai hàng quan văn võ với đầy đủ nghi vệ, võng lọng ngựa xe.
Mời độc giả xem video: Nhiều chiêu trò bán hàng trực tuyến trong mùa giảm giá. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT