Vua Lê Đại Hành tặng con vật gì khiến sứ thần nhà Tống khiếp sợ?

Sau bữa tiệc vui, vua Lê Đại Hành cho người khiêng một con trăn lớn đến quán dịch và nói với sứ giả nhà Tống rằng: Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời. Sứ Tống khiếp đảm từ chối...

Vua Lê Đại Hành tặng con vật gì khiến sứ thần nhà Tống khiếp sợ?

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" thì Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941. Về quê hương Lê Hoàn, cho đến nay các nhà sử học vẫn chưa đưa ra được kết luận nơi đâu trong ba nơi: Ninh Bình, Thanh Hóa hay Hà Nam.

Vì cha mẹ qua đời sớm, nên Lê Hoàn được một vị quan là Lê Đột nhận về nuôi. Lớn lên, ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công, rồi được Đinh Bộ Lĩnh giao cho chỉ huy 2.000 binh sĩ. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Lê Hoàn có công trong cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, đồng thời trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi.

Vua Le Dai Hanh tang con vat gi khien su than nha Tong khiep so?

Vua Lê Đại Hành. Ảnh minh hoạ.

Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phục đầu hàng. Trước tình hình đó, thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi, lấy tôn hiệu là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu hoàng đế, niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt và đóng đô tại Hoa Lư.

Lê Đại Hành (Lê Hoàn) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ năm 980 đến 1005. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc, mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010.

Hiện nay, ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình vẫn còn lưu truyền nhiều giai thoại về một con người có bản lĩnh, có lòng tự tôn dân tộc cao. Và mẩu chuyện ông tiếp sứ thần nhà Tống dưới đây là một minh chứng. Chuyện xưa kể lại rằng: Vào tháng 10, năm Canh Dần - 990, vua nhà Tống sai Tống Cảo dẫn đầu đoàn sứ nhà Tống mang chiếu thư sang phong cho Lê Hoàn hai chữ "Đặc Tiến". Vốn biết nhà Tống hống hách, ngạo mạn, Lê Hoàn thay đổi cách đón tiếp. Ông sai Đinh Thừa Chính mang 9 chiến thuyền và 300 quân sang tận Liên Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) để đón sứ rồi bảo vệ đoàn sứ đến Đại Cồ Việt.

Tháng 10 năm đó, đoàn sứ Tống tới kinh đô Hoa Lư trong cảnh tưng bừng khác lạ: dưới sông, chiến thuyền tinh kỳ san sát; bên các sườn núi, quân lính võ phục chỉnh tề, gươm giáo sáng lòa; trên các cánh đồng, hàng trăm hàng ngàn trâu, bò rong ruổi đen đặc, bụi bay mù mịt. Sứ Tống không thể không thấy sự hùng mạnh, giàu có của nước Việt. Theo nghi lễ thời ấy của Tống triều, khi nhận chiếu thư của "Thiên triều", vua các nước chư hầu phải "lạy". Nhưng Lê Hoàn lấy cớ ngã ngựa, bị đau chân, không chịu "lạy". Với lý do chính đáng ấy, Tống Cảo đành phải chấp nhận.

Sau bữa tiệc vui, Lê Hoàn cho người khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng đến quán dịch và nói với sứ giả nhà Tống rằng: Nếu sứ thần ăn được thịt trăn thì vua tôi sẽ cho người làm cỗ để mời.

Sứ Tống khiếp đảm từ chối. Lần khác, Lê Hoàn cho dắt tới hai con hổ dữ để sứ thần nhà Tống thưởng ngoạn. Sứ thần lại một phen sợ toát mồ hôi. Trước khi bọn Tống Cảo về nước, Lê Hoàn bảo họ: Sau này, nếu có quốc thư thì nên giao nhận ngay đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa.

Năm Quý Tỵ, nhà Tống sắc phong cho vua Đại Hành làm Giao Chỉ quận vương, rồi đến năm Đinh Dậu lại phong là Nam Bình vương. Năm Ất Tỵ - 1005, vua Lê Đại Hành bị bệnh nặng và mất tại cố đô Hoa Lư, thọ 65 tuổi, làm vua và ở ngôi được 25 năm.

Lời bàn:

Lê Hoàn là người mở đầu và cũng là người xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt. Đó là chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết của nhà Tiền Lê. Bởi thế, nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á lúc đương thời và mang nặng tư tưởng bành trướng nhưng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt. Bằng chứng là nhà Tống đã phải từng bước phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn Lê Hoàn tài ba không khác gì vua Tống. Và với đại thắng mùa Xuân năm 981, Lê Đại Hành đã mở ra kỷ nguyên mới cho nước Đại Việt tự chủ trước các triều đại phong kiến phương Bắc.

Khi lên làm vua, Lê Đại Hành đã cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ Tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến Việt Nam. Mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Như vậy, từ khi còn trẻ cho đến khi qua đời, trong gần nửa thế kỷ oanh liệt, người anh hùng Lê Hoàn đã hết lòng vì nước, vì dân, trong mọi hoàn cảnh luôn kiên quyết cùng toàn dân bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc và chăm lo sự nghiệp xây dựng đất nước. Và điều còn lại là hậu thế ngày nay học và làm theo vĩ nhân Lê Hoàn như thế nào để xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc.

Vị vua “giàu nhất mọi thời đại”, đi tới đâu rải vàng tới đó

Nhà vua Mansa Musa của đế chế Mali được biết đến là ông hoàng sở hữu tài sản khủng nhất lịch sử. Trong 25 trị vì đất nước, Mansa Musa sở hữu tài sản ròng khoảng 400 tỷ USD ngày nay.

Vị vua “giàu nhất mọi thời đại”, đi tới đâu rải vàng tới đó
Vi vua
 Mansa Musa (1280 - 1337) là hoàng đế thứ 10 của đế quốc Mali ở châu Phi. Trong 25 năm trị vì đất nước, ông hoàng này cai quản đế quốc Mali với lãnh thổ trải dài từ Đại Tây Dương đến Niger ngày nay. Lãnh thổ của đế quốc Mali hiện là các nước, khu vực ngày nay là: Senegal, Mali, Burkina Faso, Niger, Guinea và Bờ Biển Ngà.

Những ông hoàng nào sống huy hoàng, qua đời vì lý do không tưởng?

Một số ông hoàng của các vương triều nổi tiếng thế giới được hậu thế biết đến nhiều do qua đời vì nguyên nhân kỳ lạ, thậm chí khó tin.

Những ông hoàng nào sống huy hoàng, qua đời vì lý do không tưởng?
Nhung ong hoang nao song huy hoang, qua doi vi ly do khong tuong?
 Pyrrhus là nhà vua xứ Epirus, Hy Lạp cổ đại. Ông hoàng này là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc. Trong số này có việc vua Pyrrhus giành thắng lợi trong nhiều cuộc chiến cam go ở Balkan. 

Giật mình tài sản khủng của 3 vị vua giàu nhất mọi thời đại

Không chỉ là người đàn ông quyền lực nhất đất nước, những nhà vua giàu nhất lịch sử sở hữu khối tài sản hàng trăm cho tới hàng nghìn tỷ USD. Sự giàu có của họ còn lớn hơn nhiều so với các tỷ phú thế giới ngày nay.

Giật mình tài sản khủng của 3 vị vua giàu nhất mọi thời đại
Giat minh tai san khung cua 3 vi vua giau nhat moi thoi dai
 Hoàng đế La Mã Augustus Caesar (năm 63 trước Công nguyên - năm 14 trước Công nguyên) là một trong những nhà vua giàu có nhất lịch sử khi nắm giữ khối tài sản khổng lồ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới