Vua Gia Long và phong thủy kinh thành Huế

Sau ngày lên ngôi, vua Gia Long đích thân nghiên cứu tìm hướng tốt và cuộc đất thuận tiện xây dựng kinh thành Huế.

Vua Gia Long và phong thủy kinh thành Huế
Đáp ứng lòng người trước khi định đô
Dân cư của 8 làng phải di dời đi nơi khác gồm: Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại, An Bửu, trong đó đất làng Phú Xuân hầu hết đều nằm gọn trong phạm vi kinh thành sẽ xây. Vì thế, vua Gia Long đã cấp 30 mẫu ruộng, 3 khoảng đất để dựng nhà và 1000 quan để giúp dân Phú Xuân – 7 làng còn lại theo tài liệu của Tả tham tri Bộ binh Võ Liêm mỗi nhà “được cấp 3 lạng và mỗi ngôi mộ dời đi được cấp 2 lạng”. Nhà vua nghĩ rằng việc đền bù nhà cửa, ruộng vườn cần phải chu đáo, giữ yên lòng dân để bắt tay xây dựng trên tổng diện tích 520ha và chu vi 9.889m. Huỳnh Đình Kết nhận định đây là đợt giải tỏa lớn, triệt để và khẩn trương, tiến hành trong vòng 2 năm, riêng phần mộ vắng chủ quy tập về nghĩa trang Ba Đòn có đến 10.000 ngôi.
Ngọ môn Huế.
 Ngọ môn Huế.
Di dời xong, Gia Long chọn ngày tốt vào tháng tư âm lịch, nhầm 9.5.1804 dương lịch để bắt tay xây dựng vòng trong thành (vòng trong của Đại Nội) với tổng chu vi 4 cạnh là 307 trượng, 3 thước 4 tấc (1.229m), thành bằng gạch cao 9 thước 2 tấc (3m68) và dày 1 thước 8 tấc (0m72) – theo Võ Liêm. Sau đó, công việc tiếp tục qua nhiều giai đoạn, song nhìn toàn cục kinh thành Huế quay mặt về hướng Đông nam (Tốn) thay vì hướng chính Nam như các vua chúa thường chọn theo thuật phong thủy để xây cung điện của mình.
Vì sao vua Gia Long lại quyết định chọn hướng như thế? Nguyễn Đăng Khoa đề cập đến trong Kỷ yếu Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, số 7 1991 rằng, những công trình kiến trúc của kinh thành Huế được tiến hành theo một hệ thống các quy tắc hết sức nghiêm ngặt của các hình thế núi sông, long mạch “mặt bằng và độ cao thấp của địa hình được người xưa quan niệm đó là văn của đất, có cao, thấp, là có sông, suối, đầm, núi, tạo ra những nhịp điệu riêng của từng vùng – những nhịp điệu lớn chung của nhiều vùng nhỏ tạo ra những đại cuộc đất”. Cụ thể hơn, Trần Đức Anh Sơn qua tài liệu về tư tưởng quy hoạch kinh thành Huế thời Gia Long giới thiệu trên tập Cố đô Huế xưa và nay do Hội Khoa học lịc sử Thừa Thiên – Huế và NXB Thuận Hóa ấn hành 2005, đã cho biết nội dung cuộc trao đổi với một người trong hoàng tộc uyên thâm về dịch học, lý số, phong thủy là học giả Vĩnh Cao theo 4 ý chính, nguyên văn:
1. Kinh đô, theo quan niệm phong thủy ngày xưa đều hướng về Nam nhưng ngay tại vùng Thừa Thiên, mạch núi Trường Sơn, đặc biệt là quần sơn kề cận kinh đô cho đến dãy Bạch Mã đều chạy theo hướng Tây bắc – Đông nam. Dựa vào thế đất ấy, kinh thành nhìn về hướng Đông Nam là tốt nhất.
2. Theo thuật phong thủy thì bất cứ một ngôi nhà hay cung điện gì thì ở phía trước gọi là chu tước (chim sẻ đỏ) thuộc hướng Nam, hành hỏa. Phía trái (từ ngoài nhìn vào) gọi là bạch hổ (hổ trắng) thuộc hướng Tây, hành kim. Phía phải gọi là thanh long (rồng xanh) thuộc hướng Đông, hành mộc. Phía sau gọi là huyền vũ (rùa đen) thuộc hướng Bắc, hành thủy. Đặt kinh thành dựa theo hướng thiên nhiên, dùng ngũ hành mà sinh khắc chế hóa để sửa đổi, tạo thế quân bình, rồi dùng ngũ hành mà tạo lục thân để đoán vị và quy hoạch, bố tri cung điện.
3. Phong thủy cũng quan niệm rằng: phía Tây thuộc về chủ; phía Đông thuộc về thê thiếp, bạn bè ti bộc, vật giá, châu báu, kho đụn, vật loại… tức là những thứ mà chủ sai khiến, sử dụng; phía sau thuộc về tử tôn, môn sinh, trung thần, lương tướng. Từ đó, việc bố trí các cung điện, dinh thự… trong Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành cũng dựa vào nguyên tắc này mà phân bổ chức năng.
4. Kinh thành Huế xây dựng ở vùng đất có nước phủ bốn bề, theo phong thủy là nơi tụ thủy, đất phát tài. Nhưng phía Tây kinh thành lại có khí núi xung sát, sông Hương uốn khúc vì thế hành kim rất vượng. Điều này sẽ có hại cho phía Đông, chủ hành mộc (kim khắc mộc). Mộc yếu sẽ dẫn đến sự hạn chế về của cải, dân chúng, thương mại…, kim động sẽ gây hại cho dương trạch nên dễ sinh tật bệnh, tổn hại gia đạo. Vì thế phải xây chúa miếu ở phía Tây để trấn. Đó là lý do ra đời Văn Miếu, chùa Thiên Mụ ở phía Tây kinh thành Huế.
Sơ đồ kinh thành Huế.
 Sơ đồ kinh thành Huế.
Vận dụng dịch lý và thuật phong thủy bên bờ sông Hương
Bốn điều do học giả Vĩnh Cao lưu ý trên đây, theo nhận định của Trần Đức Anh Sơn đều xuất phát từ sự vận dụng dịch lý và thuật phong thủy vào địa hình cụ thể của Huế. Trước hết, hướng của kinh thành Huế quay mặt về Đông nam là do địa hình chi phối, vì nếu quay về hướng chính Nam như thường thấy Huế sẽ “lập với con sông Hương chảy theo hướng Tây nam – Đông bắc, ngang qua kinh thành một góc ước khoảng 45 độ, các yếu tố phong thủy như Minh đường, Thanh long, Bạch hổ… sẽ không còn giá trị. Trong khi đó, quay mặt về hướng Đông nam, kinh thành Huế sẽ có con sông Hương làm yếu tố Minh đường và hưởng được tính chất tốt của hai hòn đảo nhỏ tức Cồn Hến và Dã Viên. Thật vậy, theo GS. Nguyễn Thiệu Lâu, đảo Thanh Long và đảo Bạch Hổ cùng quay đầu về kinh thành để các luồng âm và dương thổi qua bảo vệ”.
Nói rõ hơn, Nguyễn Đăng Khoa qua tài liệu đã dẫn, nhận xét: “Sông Hương theo cách nhìn địa lý cổ, là một dòng sông chảy ngược từ phía Nam lên phía Bắc. Theo quan niệm trong Kinh dịch thì gốc của thủy phải ở phía Bắc và chảy về Nam (khởi từ Khảm và tụ về Ly). Tất nhiên, ở Huế, dòng chảy của sông Hương do địa hình quy định, phía Nam sông Hương là vùng đồi núi cao, hợp lưu của hai nhánh sông Tả và Hữu trạch. Hai dòng nước này hợp lại ở thượng nguồn sông Hương, giữa 3 khu núi cao là Kim Phụng, Thiên Thọ và núi Vưng. Nhìn rộng ra thì cả khu vực đồi núi này bắt nguồn từ Trường Sơn, tạt ngang ra biển, tạo nên một đại cuộc đất là Hoành Long.
Dòng sông Hương trong lặng tỏa rộng về phía Bắc ra cảng Thuận An. Dòng nước uốn lượn nhiều lần qua đồi Vọng Cảnh, chảy về phía Nguyệt Biều, rồi lật trở lại chảy qua mặt thành. Theo sách Địa đạo diễn ca của Tả Ao thì long mạch uốn lượn gấp khúc càng nhiều thì càng chứng tỏ đất có nhiểu sinh khí. Mặt đất nhược dần về phía kinh thành tạo ra một vài thế đất kết tụ gọi là Thủy Hử (phần đất được sông đổi hướng chảy ôm lấy tạo thành).
Những loại mạch sơn cước như vậy khi xuống thấp thấy hiền hòa hơn, chính là nơi tạo ra những huyệt địa kết phát. Vua Gia Long đã chọn được khu vực tốt cho việc xây thành, lập kinh đô. Thành có án, có tả thanh long, hữa bạch hổ triều củng, có “thủy đáo điện tiền” và đoạn sông trước thành đồng thời đóng vai trò minh đường cho thành”.
Bờ thành kinh thành Huế.
 Bờ thành kinh thành Huế.
Dãy súng đại bác trước Ngọ môn.
 Dãy súng đại bác trước Ngọ môn.
Đến đây, thiết tưởng chúng ta cần tham khảo thêm tài liệu của một học giả uy tín người Pháp qua cuốn Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L.Cadiere, bản dịch của Đỗ Trinh Huệ, tài liệu này đưa ra giả thuyết vua Gia Long “khi bắt đầu xây dựng Hoàng thành và Tử cấm thành ngày 9.5.1804, ngày “Kỷ Vị” thì vào ngày 1.5.1803, ngày “Ất Vị”, ông ta đã phân định La thành, ngày “Quý Vị” 28.5.1805, nhà vua cho dựng lên thành lũy, ban đầu bằng đất rồi dần dần bằng gạch. Bằng những việc làm trên, có lẽ Gia Long đã hết sức củng cố thêm những phòng thủ ma thuật thiên nhiên mà tiên chúa Ngãi Vương đã dùng tới…Các cung điện của kinh thành đều có ghi rõ ràn các can chi, ngày khởi công xây dựng. Các bảng ghi ngày tháng xây dựng đều có ghi ngày tốt giờ tốt.
Hẳn rằng, Gia Long khi cho xây dựng đều cho tuân thủ các tập tục này: họ chọn ngày tốt và ngày hôm đó họ cũng thực hiện một thao tác quan trọng bậc nhất, đó là việc thượng lương. Trước hôm đó, họ cho chuẩn bị kỹ lưỡng: ban đất, chuẩn bị nền móng, trụ cột, bào đẽo các cột kèo…. Cũng như ở Tây phương, người ta tổ chức long trọng lễ đặt viên đá đầu tiên, nhưng ngày hôm đó không chính xác là ngày khởi công. Vì thế nên hiểu ý nghĩa của ngày tháng được nêu trong văn bản về các việc xây dựng kinh thành Huế”. Công trình kiến trúc kinh thành được tiếp tục vào thời vua Minh Mạng ra sao?

10 công trình “bát quái” nổi tiếng Việt Nam

(Kiến Thức) - Con số 8 và hình bát giác luôn gợi liên tưởng tới “Bát quái”, một biểu tượng linh thiêng trong thuật phong thủy phương Đông.

10 công trình “bát quái” nổi tiếng Việt Nam
Khám Chí Hòa là một nhà tù tại số 1 đường Hòa Hưng Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, được người Pháp cho xây dựng từ năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hoà rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H. Tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch. Cũng có ý kiến cho rằng kiến trúc này dựa trên Bát trận đồ của Khổng Minh.
 Khám Chí Hòa là một nhà tù tại số 1 đường Hòa Hưng Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, được người Pháp cho xây dựng từ năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hoà rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H. Tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch. Cũng có ý kiến cho rằng kiến trúc này dựa trên Bát trận đồ của Khổng Minh.
Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) là ngôi chùa có từ thời Lý, được xây ở làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điểm nhấn về nghệ thuật kiến trúc phong thủy của chùa là nhà bát giác ở giữa sân chùa, với mái chồng, 2 tầng, 16 mái với những đầu đao cong vút, uốn lượn rất thanh thoát. Đỉnh nóc được đắp họa tiết 4 con phượng đang múa uyển chuyển. Tầng mái bên trên đắp 8 con rồng cuộn tượng trưng cho sự tồn tại của 8 triều vua nhà Lý. Ảnh: Phạm Ngọc Quyết.
Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) là ngôi chùa có từ thời Lý, được xây ở làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điểm nhấn về nghệ thuật kiến trúc phong thủy của chùa là nhà bát giác ở giữa sân chùa, với mái chồng, 2 tầng, 16 mái với những đầu đao cong vút, uốn lượn rất thanh thoát. Đỉnh nóc được đắp họa tiết 4 con phượng đang múa uyển chuyển. Tầng mái bên trên đắp 8 con rồng cuộn tượng trưng cho sự tồn tại của 8 triều vua nhà Lý. Ảnh: Phạm Ngọc Quyết.

Những bí mật phong thủy của Dinh Độc Lập

(Kiến Thức) - Người ta truyền rằng Dinh Độc Lập nằm trên thế đất hung hãn cho nên những nhân vật chính trị cư ngụ trong Dinh chẳng ai được lâu dài và an toàn.

Những bí mật phong thủy của Dinh Độc Lập
Đất hãm sát chủ
Dinh Độc Lập được xây dựng từ thời Pháp thuộc với tên ban đầu là Palais Norodom. Có ý kiến giải thích rằng tên Norodom là do Dinh nằm ở đầu con đường có tên Boulevard Norodom chứ không có liên quan gì đến ông Norodom Sihanuk là Quốc vương Campuchia.

Kho ảnh khổng lồ về VN 1991-1993: Các cửa hàng có gì?

(Kiến Thức) - Sau ít năm Đổi Mới, tình trạng thiếu thốn đã chấm dứt. Hàng hóa đủ loại tràn ngập khắp các cửa hàng ở Hà Nội.

Kho ảnh khổng lồ về VN 1991-1993: Các cửa hàng có gì?
Một cửa hàng bán loại bánh xà phòng to như cục gạch. Hình ảnh nằm trong số 1.600 bức ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện ở 20 tỉnh thành thuộc cả 3 miền Việt Nam từ năm 1991 - 1993, được đăng tải trên trang web Hpgrumpe.de.
 Một cửa hàng bán loại bánh xà phòng to như cục gạch. Hình ảnh nằm trong số 1.600 bức ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện ở 20 tỉnh thành thuộc cả 3 miền Việt Nam từ năm 1991 - 1993, được đăng tải trên trang web Hpgrumpe.de.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Có nên đốt trầm hương trên bàn thờ ngày Tết?

Có nên đốt trầm hương trên bàn thờ ngày Tết?

Theo quan niệm phong thủy, Trầm hương có khả năng thanh lọc không khí, xua đuổi tà khí và các năng lượng xấu. Việc đốt trầm trên bàn thờ Thần Tài, gia tiên liệu có nên hay không? Khi nào nên đốt trầm hương trên bàn thờ?