Vua Charles xuất viện

Vua Charles mỉm cười và vẫy tay chào người dân khi bước ra khỏi bệnh viện sau ca phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt. Trước đó, ông gây lo lắng vì bị bác sĩ giữ lại thêm một ngày so với dự kiến.

Ngày 29/1, Vua Charles lộ diện lần đầu sau ba ngày nhập viện để tiến hành phẫu thuật trị chứng phì đại tuyến tiền liệt.

Người đứng đầu Hoàng gia Anh bước ra khỏi The London Clinic ở Marylebone (London) trong bộ vest màu xám và áo khoác dài màu xanh đen. Video do Daily Mail ghi lại cho thấy Vua Charles có trạng thái tinh thần tốt. Ông mỉm cười và vẫy tay chào cánh phóng viên, người dân khi cùng Hoàng hậu Camilla tiến về phía ôtô.

Vua Charles xuat vien

Vua Charles xuất hiện tươi tỉnh dập tắt những lo ngại về tình hình sức khỏe của ông do phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự kiến. Ảnh: PA.

Con đường được dọn dẹp thông thoáng nhưng xung quanh đông trẻ em và người dân khác tụ tập để theo dõi Vua Charles và Hoàng hậu Camilla bước lên chiếc Audi màu đen đang chờ sẵn.

Vua Charles đã trải qua ca phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt vào ngày 26/1 cùng nơi Công nương Kate điều trị bệnh. Ban đầu, người đứng đầu Hoàng gia Anh dự định ở lại bệnh viện 2 đêm sau phẫu thuật, nhưng bị các bác sĩ giữ lại thêm một đêm nữa.

“Có thể hiểu rằng Vua Charles ở lại bệnh viện lâu hơn kế hoạch khi có vấn đề bất ngờ nào đó xảy ra. Việc nghỉ thêm một đêm hoàn toàn là để đề phòng nhưng vẫn có thể gây ra một số cảm giác khó chịu”, nguồn tin nói với The Sun.

Thông tin Vua Charles nằm viện lâu hơn dự kiến khiến dư luận xôn xao. Bên cạnh những lời chúc Vua Charles sớm bình phục, một số lo lắng xảy ra các biến chứng hậu phẫu. Số khác cho rằng không có gì lạ khi giữ bệnh nhân ngoài 75 tuổi ở lại bệnh viện thêm, ngay cả khi ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, bởi người già thường chậm phục hồi hơn.

Sau ca phẫu thuật, Hoàng hậu Camilla nói với những người bên trong The London Clinic rằng Vua Charles ổn.

Vua Charles xuat vien-Hinh-2

Vua Charles cùng Hoàng hậu Camilla rời bệnh viện sau 3 ngày làm phẫu thuật. Ảnh: Getty Images.

Trước đó, Cung điện Buckingham xác nhận quốc vương có thể phải tạm dừng xuất hiện trước công chúng trong một tháng. Sky News đưa tin ông cần có thời gian để hồi phục hoàn toàn. Tuy vậy, ông vẫn tham gia xem xét giấy tờ của chính phủ sau khi xuất viện.

Quốc vương sinh năm 1948 được chẩn đoán mắc phì đại tuyến tiền liệt lành tính vào ngày 17/1 khi đang lưu trú ở Birkhall, Aberdeenshire, Scotland. Ông đi khám do cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường. Ông vốn có lịch trình tại Dumfries House ở East Ayrshire (Scotland) vào ngày 25 và 26/1 nhưng buộc phải hoãn theo lời khuyên của bác sĩ.

Về cơ bản, Vua Charles có sức khỏe tốt, có thói quen đi bộ và làm vườn để nâng cao thể lực. Tuy nhiên, ông cũng sinh hoạt thiếu lành mạnh khi nghiện công việc đến mức bỏ bữa và thường thức xuyên đêm giải quyết văn kiện.

Việc ông công khai bệnh tình được cho là để khuyến khích những người đàn ông khác đi kiểm tra sức khỏe.

Theo Daily Mail, trước khi lên bàn mổ, Vua Charles dành thời gian thăm hỏi con dâu cả, Công nương Kate. Dù không tiết lộ chi tiết, ca phẫu thuật bụng của Vương phi xứ Wales dường như nghiêm trọng hơn nhiều. Cô không chỉ mất khoảng hai tuần theo dõi trong bệnh viện mà cần đến gần 3 tháng điều dưỡng tại nhà.

Vài giờ trước khi Vua Charles xuất viện, Công nương Kate cũng được trợ lý đến đón. Những người thân cận cho biết người đẹp sinh năm 1992 tiến triển tốt và sẽ tiếp tục quá trình phục hồi tại nhà.

Vua Charles xuat vien-Hinh-3

Trợ lý cá nhân của Kate, Natasha Archer, được nhìn thấy lái xe rời The London Clinic vào sáng 29/1. Ảnh: LNP.

*Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại

Bí mật 4 chiếc ghế gỗ cũ kĩ lạ lùng có giá gần 30 tỷ

Những chiếc ghế cổ được làm vào năm 1778 cho em trai của Hoàng đế Pháp Louis XVI, Charles X. Những chiếc ghế hơn 300 tuổi mạ vàng này có thiết kế vô cùng kì lạ và được bán với giá 1,4 triệu USD trong một buổi đấu giá.

Bí mật 4 chiếc ghế gỗ cũ kĩ lạ lùng có giá gần 30 tỷ

Bốn chiếc ghế cổ được sản xuất vào năm 1778 cho em trai của Hoàng đế Pháp Louis XVI, Charles X đã được bán với giá 1 triệu bảng Anh mặc dù thiếu đế ngồi, lưng tựa và vải bọc.

Vị vua này đã ra lệnh cho người hầu thiết kế những chiếc ghế này cho căn phòng nổi tiếng sang trọng của em trai tại Chateau de Bagatelle. Ngày nay, chiếc giường trong căn phòng này được trưng bày tại bảo tàng Louvre.

Bi mat 4 chiec ghe go cu ki la lung co gia gan 30 ty
Những chiếc ghế này nổi tiếng vì không có đệm ngồi, lưng tựa và tay vịn (Nguồn: Dailymail)
Bốn chiếc ghế kì lạ này đã châm ngòi cho một cuộc tranh đấu giá khi nhiều nhà sưu tầm cổ vật cùng tham gia đấu giá tại nhà đấu giá Artcurial. Theo các chuyên gia, sở dĩ những chiếc ghế cổ này được bán với giá cao như vậy là do nó được Vua Louis XVIII cho người chế tác thủ công.

Ban đầu, những người phụ trách đấu giá dự kiến sẽ thu về 450.000 bảng Anh, tuy nhiên họ đã đạt được con số hơn gấp đôi so với ước tính, được bán với giá 1,06 triệu bảng bao gồm các chi phí.

Những chiếc ghế này từng bị tịch thu trong cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 trước khi bị bán tháo 4 năm sau đó. Chúng đã được đổi chủ nhiều lần trong hai thế kỷ sau đó và cuối cùng được một nhà sưu tập tư nhân sở hữu trong 20 năm qua. Những chiếc ghế này được thiết kế từ gỗ mạ vàng, có chạm khắc các cành nguyệt quế và dấu lửa chữ B dưới vương miện cho Comte d'Artois tại Bagatelle.
Bi mat 4 chiec ghe go cu ki la lung co gia gan 30 ty-Hinh-2
Chiếc ghế được chạm khắc bởi 2 nhà điêu khắc hàng đầu nước Pháp (Nguồn: Dailymail)
Chúng được chế tác bởi nhà sản xuất đồ nội thất bậc thầy Georges Jacobs và nhà điêu khắc Jean-Baptiste Rode. Những chiếc ghế được cho là một trong những biểu tượng cho sự giàu có và xa hoa của vua Charles lúc bấy giờ.

Người phát ngôn của Artcurial, Paris, cho biết: “Những chiếc ghế đặc biệt này được Georges Jacobs và Jean-Baptiste Rode chế tác vào năm 1778 để dành riêng cho căn phòng ngủ nổi tiếng của Comte d'Artois và vị Vua tương lai, Charles X”.

“Phòng ngủ chứa bốn chiếc ghế độc đáo này vẫn được bảo tồn để giữa được vẻ đẹp vốn có của nó và là một trong những biểu tượng về sự sáng tạo và xuất sắc của những người thợ thủ công trong sự nghiệp phục vụ Hoàng gia Anh trước đây.”

Vị vua điên nhầm tưởng mình là thủy tinh

Vua Charles VI được gọi là vua điên, tự nghĩ mình là thủy tinh dễ vỡ. Ông lên ngôi khi còn nhỏ và trị vì trong hơn 40 năm.

Vị vua điên nhầm tưởng mình là thủy tinh

Vi vua dien nham tuong minh la thuy tinh

Vua Charles VI (1368-1422) từng trị vì nước Pháp. Tuy nhiên, trong phần lớn thời gian giữ ngôi vua, ông đóng vai trò như bù nhìn.

Vi vua dien nham tuong minh la thuy tinh-Hinh-2

Năm 1380, Charles VI lên ngôi. Tuy nhiên, do mới 12 tuổi, ông không có thực quyền. Quyền lực thuộc về các chú của ông, với vai trò nhiếp chính.

Loạt thương hiệu phải thay thế hình Nữ hoàng Elizabeth II

Từng phục vụ Nữ hoàng Elizabeth II, loạt thương hiệu có nguy cơ mất quyền dùng quốc huy Anh.

Loạt thương hiệu phải thay thế hình Nữ hoàng Elizabeth II

Niềm tự hào

Việc các công ty cạnh tranh để sản xuất hàng hóa cho hoàng gia là truyền thống có từ thế kỷ 12. Chứng quyền hoàng gia là một tài liệu cho phép các thương hiệu sử dụng quốc huy trong thiết kế sản phẩm, nếu họ cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ cho gia đình hoàng gia. Các doanh nghiệp coi đó là niềm vinh dự, giúp thúc đẩy công việc kinh doanh.

Để được đăng ký chứng quyền, doanh nghiệp phải cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ một cách thường xuyên và liên tục cho các hộ gia đình hoàng gia của người cấp phép (Nữ hoàng Elizabeth và Vua Charles) trong vòng ít nhất 5 năm, kể từ 7 năm trở lại đây. Các chứng quyền này có thời hạn tối đa là 5 năm và có thể gia hạn vào 1 năm trước khi hết hạn.

Đi kèm quốc huy hoàng gia sẽ là một dòng chú thích bên dưới, cho biết thành viên nào của gia đình hoàng gia đã cấp chứng quyền cho thương hiệu như “Được chỉ định bởi Nữ hoàng”.

Loat thuong hieu phai thay the hinh Nu hoang Elizabeth II
Hoàng gia Anh có khoảng 836 thương hiệu.

Theo Hiệp hội Những người nắm giữ chứng quyền hoàng gia (RWHA), khoảng 20-40 chứng quyền được cấp mỗi năm. Hiện, có khoảng 875 thương hiệu hiện in huy hiệu hoàng gia trên bao bì.

Suốt thời gian qua, hàng trăm thương hiệu phục vụ Nữ hoàng Elizabeth II từ thời trang, xe cộ tới ăn uống, thậm chí cả thức ăn cho chó.

Riêng về túi xách, nữ hoàng Elizabeth II có hơn 200 chiếc, giá trung bình 2.376 USD. Tất cả được làm thủ công bằng da bê loại tốt nhất, kiểu dáng cổ điển. Hai mẫu được Nữ hoàng ưa thích là Traviata có giá 2.060 USD và Royale giá 2.242 USD.

Launer tự hào về việc cung cấp những chiếc túi xách hàng hiệu cho Nữ hoàng Anh kể từ năm 1968. Ngoài ra, nữ hoàng còn trao chứng nhận cho các thương hiệu Elizabeth Arden, Cadbury và Office Depot.

Burberry cũng là một nhà cung ứng lâu năm cho hoàng gia và thường in biểu tượng Nữ hoàng lên một số dòng áo khoác.

Liên quan tới xe, Bentley State Limousine là chiếc xe “cấp nhà nước” được hãng xe Bentley sản xuất hoàn thiện vào năm 2002, dành riêng cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II nhân dịp Nữ hoàng kỷ niệm 50 năm trị vì.

Rolls-Royce đã giới thiệu dòng Phantom IV State Landaulet cực hiếm - chỉ có 18 chiếc, dành cho các nguyên thủ quốc gia. Gia đình Hoàng gia Anh có cả chục chiếc Rolls-Royce Phantom, gồm dòng IV, V và VI. Ngoài ra, Nữ hoàng Anh sở hữu khoảng 30 chiếc Land Rover các loại.

Còn về ăn uống, hãng thực phẩm Heinz nổi tiếng với món tương cà chua, nước giải khát Coca-Cola đang được vinh dự này.

Tốn kém chi phí

Theo quy định, sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời, các thương hiệu này phải chờ sự chấp thuận của Vua Charles III. Nếu không có được con dấu chấp thuận, doanh nghiệp có hai năm để gỡ bỏ danh hiệu là nhà cung cấp ưu tiên cho hoàng gia.

Trước đó, ở vai trò thái tử, Vua Charles III đã ban lệnh của riêng mình cho 150 thương hiệu.

Loat thuong hieu phai thay the hinh Nu hoang Elizabeth II-Hinh-2
Bộ sưu tập xe của Nữ hoàng Elizabeth II.

Theo New York Times, các doanh nghiệp còn phải thay thế hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth II trong các ấn phẩm quảng cáo của mình. Những hình ảnh này dần phải thay thế bằng hình vua Charles III. Quá trình thực hiện sẽ tốn nhiều tiền bạc lẫn thời gian của doanh nghiệp.

Đơn cử như Heinz, thương hiệu này chỉ được phép sử dụng biểu tượng Nữ hoàng trong 2 năm tiếp theo, tùy trường hợp, sau đó họ sẽ phải thu hồi các chai tương cà để đổi sang sử dụng biểu tượng của vua Charles III.

Chuyên gia Mauro F.Guillen của trường đại học Cambridge nhận định, doanh nghiệp không chỉ phải thay đổi lọ tương cà mà còn phải đổi cả những chi tiết nhỏ nhất trong bao bì đóng gói.

Cựu bộ trưởng Norman Baker nhìn nhận, cái giá của chế độ quân chủ lập hiến là việc chính phủ phải thường xuyên tốn một khoản tiền để thay thế những hình ảnh nhà lãnh đạo cũ bằng người kế nhiệm. Việc tốn tiền này không thực sự đem lại những lợi ích kinh tế cho người dân.

Ngoài các doanh nghiệp, nước Anh còn tốn thêm nhiều chi phí để xử lý 4,7 tỷ đồng tiền giấy có in hình Nữ hoàng đang lưu thông tại Anh, với tổng giá trị 82 tỷ Bảng.

Đồng thời, ngân hàng nước này còn buộc thu hồi khoảng 29 tỷ đồng xu in hình Nữ hoàng đang lưu thông trên thị trường với 5 phiên bản hình ảnh được thiết kế khác nhau cho từng độ tuổi và quãng thời gian của Nữ hoàng. Dù không có một con số chính xác, ước tính Anh sẽ tốn khoảng 600 triệu Bảng để đúc tiền mới. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.