“Vua cá tra” Hùng Vương sa cơ lỡ vận vì đâu?

2016 có lẽ là một năm không mấy thành công của "vua cá tra" Hùng Vương khi báo cáo tài chính của doanh nghiệp này sau kiểm toán bỗng “bốc hơi” hàng nghìn tỷ.

Thông qua chiến lược M&A, Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) đã xây dựng được một “đế chế” trong các lĩnh vực sản xuất con giống, nuôi trồng, sản xuất thức ăn, chế biến, xuất khẩu thủy sản.
Chuyện làm sổ sách khó tin của “vua cá tra”
Có thể nói, trong gần 10 năm nay, “vua cá tra” Hùng Vương nổi lên như một hiện tượng bởi các hợp đồng M&A đình đám. Từ một doanh nghiệp cỡ trung trong ngành thủy sản (vốn điều lệ ban đầu chỉ 32 tỷ đồng), Hùng Vương nhanh chóng vươn lên vị thế dẫn đầu với gần 10 cuộc thâu tóm các doanh nghiệp chỉ trong 5 năm ngắn ngủi. Đến nay, Hùng Vương có 12 công ty con và hơn chục công ty liên kết hoạt động chính trong các lĩnh vực: sản xuất con giống, nuôi trồng, sản xuất thức ăn, chế biến thủy sản, chế biến phụ phẩm, xuất khẩu... với thị trường xuất khẩu lên tới 60 nước.
Thế nên, không ngạc nhiên khi có thời điểm giá trị cổ phiếu HVG lên tới trên 100.000 đồng/CP.
“Vua ca tra” Hung Vuong sa co lo van vi dau?
 
Thế nhưng, năm 2016 có lẽ là một năm không mấy thành công của HVG khi báo cáo tài chính của doanh nghiệp này sau kiểm toán bỗng “bốc hơi” hàng nghìn tỷ đồng. Gần đây nhất, cổ phiếu của “vua cá tra” Hùng Vương cũng được đưa vào diện cảnh báo. Nguyên nhân được HOSE đưa ra là lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2016 bị âm 49,3 tỷ đồng (niên độ tài chính 1/10/2015 - 30/9/2016).
Giới chuyên gia chứng khoán đánh giá, việc dựa vào M&A để tăng trưởng đang khiến cho HVG khó kiểm soát hoạt động của mình. Trong đó, sốc nhất với nhà đầu tư là việc báo cáo sau kiểm toán công ty lỗ ròng 49,3 tỷ đồng trong khi báo cáo tự lập trước đó lãi 309 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất vì thế cũng chỉ còn 9,7 tỷ đồng - giảm gần 90% so với báo cáo trước kiểm toán và giảm 93% so với năm trước.
Một điều đáng lưu ý, không phải đây là lần đầu HVG có “báo cáo sai” bởi trước đó hồi tháng 6/2016, Hùng Vương công bố báo cáo bán niên soát xét cho giai đoạn 6 tháng từ 1/10/2015 – 31/3/2016 đã bộc lộ nhiều sai sót khó hiểu. Cụ thể, thay đổi lớn nhất trong báo cáo của HVG là phần lợi nhuận trong công ty liên kết, liên doanh, từ mức lãi 28,7 tỷ đồng ghi nhận theo báo cáo tự lập, kiểm toán báo cáo soát xét đã ghi nhận khoản lỗ 29,4 tỷ đồng khiến lợi nhuận của HVG giảm tới 58,1 tỷ đồng. Tương tự, lãi gộp của Hùng Vương cũng được điều chỉnh tăng 44,5 tỷ đồng sau soát xét...
Điều làm cổ đông càng giật mình hơn là báo cáo của riêng công ty mẹ cũng chênh lệch đáng kể sau soát xét khiến kết quả lợi nhuận tăng hơn 10 lần, đạt 94,4 tỷ đồng sau thuế. Nguyên nhân được HVG lý giải là do ghi nhầm doanh thu, giá vốn nghiệp vụ bán hàng phát sinh.
Rõ ràng, một doanh nghiệp lớn, có vốn điều lệ hàng nghìn tỷ đồng như Hùng Vương mà việc lập báo cáo tài chính lại cẩu thả, sai sót đến mức khó tin khiến nhà đầu tư càng thêm thất vọng.
Nhiều vấn đề quanh chuyện “bốc hơi” hơn 2.000 tỷ đồng
Trở lại câu chuyện về khoản doanh thu hơn 2.000 tỷ đồng “bốc hơi” trong báo cáo kiểm toán quý 4/2016, khá nhiều nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi về bản giải trình của HVG. Cụ thể, phần doanh thu và giá vốn sau kiểm toán “bốc hơi” gần 2.000 tỷ đồng nhưng không thấy HVG giải trình? Kiểm toán điều chỉnh doanh thu và giá vốn nhưng ở mục hàng tồn kho và phải thu trước và sau kiểm toán đều không biến động một số tương tự vì thông thường, nếu một giao dịch không ghi nhận kỳ này mà ghi nhận kỳ khác thì khi điều chỉnh doanh thu, giá vốn, số điều chỉnh này sẽ phải chạy vào mục phải thu và hàng tồn kho nhưng số liệu này lại không biến động.
Ngoài ra, cũng có nhà đầu tư thắc mắc về phần doanh thu bán quyền sử dụng ao được ghi nhận vào báo cáo tài chính quý 3 ở mục doanh thu khác trong chỉ tiêu doanh thu nhưng lại không thấy HVG ghi giá vốn tương ứng? Đất nông nghiệp thì chắc chỉ có hợp đồng thuê dài hạn thôi, sao bán được? Nếu bán được thì sao không có chi phí hạch toán vào như là giá vốn của doanh thu này?...
Hàng loạt vấn đề đặt ra với HVG, tuy nhiên, điều các cổ đông và nhà đầu tư quan tâm hơn cả là việc doanh nghiệp này giải quyết các khoản nợ như thế nào bởi các khoản phải thu và vay nợ đang thực sự gây khó choa HVG. Cụ thể, tổng vay nợ của HVG hiện tại là hơn 8.700 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn 7.649,8 tỷ đồng và 1.059,9 tỷ đồng vay dài hạn, khiến chi phí tài chính tiếp tục tăng từ 440 tỷ lên 577 tỷ đồng.
BIDV vẫn là chủ nợ hàng đầu của HVG bao gồm cả nội tệ (VND) và ngoại tệ (USD), dưới cả 3 hình thức: vay ngắn hạn, vay dài hạn và nợ trái phiếu.
Cụ thể, tính đến 30.09.2016, HVG đang vay ngắn hạn BIDV là 2.989,9 tỷ đồng và 25.974.880 USD (tương đương 580,3 tỷ đồng). Trong đó, khoản vay ngắn hạn bằng VND có kỳ trả nợ từ 4.10.2016 - 30.8.2017 với lãi suất dao động từ 5 - 7%/năm; Còn khoản vay ngắn hạn bằng USD có kỳ trả nợ từ 14/11/2016 – 20/6/2017 với lãi suất dao động từ 3,8 - 4,2%/năm.
Ngoài ra, HVG còn vay thêm 530,7 tỷ đồng dạng dài hạn và 440,1 tỷ đồng thông qua việc đầu tư trái phiếu của HVG phát hành.
Ngân hàng Viecombank cũng là một chủ nợ nghìn tỷ khác của HVG. Hiện Vietcombank đang cấp tín dụng ngắn hạn cho HVG bao gồm 1.318,1 tỷ đồng và 29.868.611 USD (khoảng 667,2 tỷ đồng).
Hàng loạt các nhà băng khác như: Agribank, Techcombank, VIB, Saigonbank, PGBank, OCB, Indovina, United Overseas, ACB, TPBank... cũng đang tài trợ hành nghìn tỷ đồng cho HVG. Thế nên, việc trả lãi mỗi tháng cho các ngân hàng cũng là vấn đề đau đầu cho “vua cá tra” Hùng Vương.
Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu HVG chỉ còn 6.670 đồng/CP, thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách (11.690 đồng/CP) và chưa bằng 1/10 giá trị so với thời hàng kim lên đến hơn 100.000 đồng/CP.

Đại gia Việt nghìn tỷ nhưng giản dị bất ngờ

(Kiến Thức) - Sở hữu khối tài sản đáng mơ ước song thay vì khoe mẽ, xài tiền gây sốc, nhiều đại gia Việt lại chọn cách sống giản dị đến bất ngờ.

Đại gia không siêu xe, hàng hiệu
Nếu như không ít đại gia Việt gây choáng khi sở hữu hàng loạt siêu xe hàng chục tỷ vẫn có những đại gia giản dị, không siêu xe, không hàng hiệu đắt tiền. Trong đó, doanh nhân Vũ Văn Tiền – chủ tập đoàn Geleximco.
Dai gia Viet nghin ty nhung gian di bat ngo
ông Vũ Văn Tiền.
Khác với những hình dung về một đại gia, một ông chủ giàu có thích khoe mẽ, ông Tiền được giới doanh nhân đánh giá là người có lối sống giản dị, khá kín tiếng. Ẩn sau con người với vóc dáng bé nhỏ, giản dị như vậy lại là ông chủ một tập đoàn kinh tế tầm cỡ của Việt Nam. Ông Vũ Văn Tiền (sinh 1959) trong gia đình không mấy khá giả ở Thái Bình. Tuy nhiên, với nghị lực, tư duy kinh tế nhạy bén, sau nhiều năm nỗ lực, ông gây dựng được Geleximco đã có hơn 30 công ty thành viên, liên doanh liên kết trong lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ… Doanh thu năm 2013 đạt gần 10.000 tỷ đồng, mỗi năm nộp ngân sách hàng trăm tỷ đồng.
Khác với nhiều đại gia, ông Tiền chỉ sở hữu chiếc xe Toyota Yaris giá khoảng 700 triệu đồng. Bên cạnh tác phong công nghiệp, quyết đoán, ông vẫn giữ nguyên phong cách rất giản dị và có văn hóa. Ông thường dặn cán bộ của mình “Hãy sống giản dị, cởi mở, chân thành và có văn hóa với mọi người xung quanh”.
Đại gia FPT tài sản nghìn tỷ vẫn đi xe quèn
Sở hữu số tài sản nghìn tỷ, nhưng đại gia Nguyễn Khắc Thành vẫn đi chiếc xe máy được mua khuyến mãi cả chục năm trước và vẫn ở căn hộ trên tầng 16 của một khu chung cư cũ...
Dai gia Viet nghin ty nhung gian di bat ngo-Hinh-2
Ông Nguyễn Khắc Thành nổi tiếng là người giản dị. 
Cuối năm 2006, trong "cơn cuồng điên" của thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ sau một đêm, rất nhiều người tại FPT, trong đó có Nguyễn Khắc Thành đã trở thành triệu phú đô la. Vào lúc cao điểm, số tài sản bằng cổ phiếu FPT của ông Thành trị giá khoảng 40 triệu USD. Bán một phần số cổ phiếu mà mình nắm giữ và có một đống tiền nhưng mọi người vẫn thấy đại gia Thành chẳng có gì thay đổi và hình như ông không biết dùng tiền vào việc gì.
Trong khi không ít các triệu phú đô la tại FPT sắm xe hơi đắt tiền, mua biệt thự mới, xài hàng hiệu... thì đại gia Nguyễn Khắc Thành vẫn ở căn hộ trên tầng 16 tại một chung cư cũ, vẫn đi chiếc xe máy cũ được mua giảm giá gần chục năm trước, vẫn chi tiêu tiết kiệm bình thường như xưa. Tại FPT, ông là một trong 2 lãnh đạo cấp cao không mua ô tô riêng.
“Vua thủy sản” Dương Ngọc Minh siêu giàu mà cũng siêu bình dị

Trong số các đại gia Việt có lối sống bình dị, người ta thường nhắc đến vua thủy sản Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương và là Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt VASEP (VFFC).

Dai gia Viet nghin ty nhung gian di bat ngo-Hinh-3
Ông Dương Ngọc Minh.

Nhiều người cho rằng rất khó để nhận ra ông là một đại gia khi ông xuất hiện hàng ngày với phong cách quần Jeans, áo pull và sử dụng điện thoại Nokia 6010 và Nokia 2100. Sử dụng 2 điện thoại nhưng ông chỉ mở điện thoại vào 2 tiếng buổi sáng và giờ nghỉ trưa rồi tắt máy.

Thường xuyên nằm trong Top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Vậy nhưng, vị đại gia này chỉ nhận mức lương 0 đồng tại công ty cổ phần Hùng Vương (HVG). 

Tuy không nhận lương ở HVG nhưng với việc sở hữu gần 73 triệu cổ phiếu HVG, ông Minh lọt vào Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản lên tới 1.510 tỷ đồng.

Sau nhiều năm hoạt động, công ty Hùng Vương của ông cũng trở thành doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và có mặt trên 60 quốc gia trên thế giới.

Loạt tỷ phú Việt mất trắng ngàn tỷ trong ngày đầu tuần

Chỉ trong ngày đầu tiên của tuần mới, loạt tỷ phú như bầu Đức, người tình tin đồn của ca sỹ Mỹ Tâm,... đã mất trắng ngàn tỷ đồng.

Chỉ trong ngày đầu tiên của tuần mới, loạt tỷ phú như bầu Đức, người tình tin đồn của ca sỹ Mỹ Tâm,... đã mất trắng ngàn tỷ đồng.

Loạt tỷ phú Việt mất trắng ngàn tỷ

Trong phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index bất ngờ “lao dốc”. Có thời điểm, chỉ số này mất 20 điểm. Tuy nhiên, đến cuối phiên, đà giảm được hạn chế hơn, VN-Index chỉ mất 16,67 điểm và dừng ở mức 526,37 điểm. Toàn sàn chỉ có 39 mã tăng giá. Trong số này, không có bất cứ cổ phiếu đại gia nào. Đa số blue-chip đều đi xuống với tốc độ chóng mặt.

Trong đó, HAG của Hoàng Anh Gia Lai gây chú ý nhiều nhất khi lập “đáy” mới. HAG giảm sàn, giảm 600 đồng/CP xuống 9.300 đồng/CP – mức giá thấp nhất kể từ khi HAG niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

HAG mất giá khiến vốn hóa thị trường của Hoàng Anh Gia Lai mất 474 tỷ đồng. Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai chứng kiến 209  tỷ  đồng rời khỏi tài khoản. Với khối tài sản trị giá 3.234 tỷ đồng, bầu Đức đang đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Loat ty phu Viet mat trang ngan ty trong ngay dau tuan
Bầu Đức và ông Dương Ngọc Minh mất mát lớn trong ngày đầu tuần. 
Bầu Đức có nguy cơ không giữ được vị trí thứ 4 khi tài sản của bà Phạm Thúy Hằng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup đang có xu hướng gia tăng. Hiện tại, bà Hằng chỉ kém bầu Đức khoảng 300 tỷ đồng. Khoảng cách này có thể được san bằng chỉ sau 2 phiên giao dịch. HVG là trường hợp khá đặc biệt. Hôm nay (18/1) là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ 10:2) của HVG nên HVG được điều chỉnh giảm giá. Cộng việc với suýt giảm sàn, HVG đã giảm 2.700 đồng/CP xuống 9.300 đồng/CP. HVG khiến ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương – người được biết đến với biệt hiệu “người tình của ca sỹ Mỹ Tâm” mất 233 tỷ đồng. Nếu trước đây ông Minh thường  xuyên nằm trong Top 10 thì hiện tại, vị trí của ông Minh đã rớt xuống 16. Không “lao dốc” như HAG hay HVG nhưng với việc giảm 700 đồng/CP, HPG đủ sức “thổi bay” 129 tỷ đồng của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Cộng thêm khoản hao hụt hơn 37 tỷ  đồng của bà Vũ Thị Hiền, vợ ông Long, có thể thấy, hôm nay, gia đình ông Long mất mát khá lớn. Mặc dù CEO Thế Giới Di Động vừa xuất hiện với nhiều thông tin tốt nhưng cổ phiếu MWG vẫn “lao dốc”. Đóng cửa phiên 18/1, MWG giảm 3.500 đồng/CP xuống 69.000 đồng/CP. MWG khiến ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động mất 12 tỷ đồng. Các cổ phiếu của những tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán như KBC, FPT, HHS, FLC, STB, SSI, REE, KDC,... đều giảm sâu khiến tài sản của Top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam hao hụt hàng ngàn tỷ đồng. Cổ phiếu đại gia hiếm hoi thoát hiểm Không cổ phiếu đại gia nào “vượt bão” thành công nhưng vào phút chót VIC (Vingroup), MSN (Masan) và KDC (Kinh Đô) may mắn thoát hiểm. Cả 3 blue-chip này đều dừng lại ở mức giá tham chiếu. Thậm chí, trong phiên, VIC có thời điểm giao dịch ở mức giá xanh. Nhờ VIC, MSN, KDC thoát kiểm, tài sản của lãnh đạo của 3 Tập đoàn kể trên bảo toàn được giá trị. Cụ thể, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup đang sở hữu khối tài sản lên tới 25.290 tỷ đồng. Ông Vượng là tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Phạm Thu Hương, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, vợ ông Vượng đứng ở vị trí thứ 3 với khối tài sản lên tới 4.361 tỷ đồng. Bà Phạm Thúy Hằng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup –em gái bà Hương giàu thứ 5 sàn chứng khoán 2.912 tỷ đồng. MSN đứng giá ở mức 70.000 đồng/CP giúp bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần Tập đoàn MaSan duy trì giá trị tài sản ở mức 1.836 tỷ đồng. Bà Yến đứng ngay sau bà Hằng trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán. Bên cạnh VIC, MSN, cổ phiếu KDC là một trong 3 blue-chip hiếm hoi thoát hiểm. Nhờ khả năng chống chọi của KDC, ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Kido duy trì giá trị tài sản ở mức 745 tỷ đồng.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.