Vụ trộm quốc khố lớn nhất lịch sử Thanh triều

Tháng Giêng năm Đạo Quang thứ 23 (tức năm 1843), tâm trạng của vua Đạo Quang khá tốt, sau khi kết thúc chiến tranh nha phiến, quốc khố quốc gia được phục hồi, lúc này trong quốc khố có tổng cộng 1.218 vạn lượng bạc.

Vu trom quoc kho lon nhat lich su Thanh trieu

Số tiền này dù không thể so sánh với thời của vua Càn Long nhưng suy cho cùng vẫn là một lượng tài sản lớn trong triều. Nhưng ngay sau đó, vua quan nhà Thanh đã phải chứng kiến một vụ trộm lớn nhất trong lịch sử của triều đại này và đến khi biết được sự thật, Đạo Quang đế đã "tức muốn chết".

Rốt cục khi ấy đã xảy ra chuyện gì?

Mọi việc phải bắt đầu kể từ người có tên là Trương Hưởng Trí. Người này muốn bỏ tiền ra để lo cho con trai mình được làm quan. Thế nhưng trong tay ông ta lại không có tiền, cho nên đã tìm đến nhờ người em trai là Trương Thành Bảo.

Trương Thành Bảo tuy không phải là quan nhưng có tiền, bởi vì ông ta là người trông coi ngân khố của Hộ bộ.

Trương Thành Bảo cùng Đới Đại câu kết với vài người trông ngân khố khác, trộm 4000 lượng bạc trắng từ ngân khố của Hộ bộ. Tuy nhiên, vì những người này chia chác không đồng đều, xảy ra mâu thuẫn nội bộ, khiến mọi việc đến tai quan phủ.

Ngày 18 tháng Giêng, Đạo Quang Đế cử Quân cơ Đại thần, Hình bộ Thượng thư cùng tra rõ việc này. Trong quá trình điều tra, Hình bộ Thượng thư đã phát hiện ra một vấn đề rất lớn khác.

Vụ trộm quốc khố lớn nhất lịch sử Thanh triều ảnh 2

Ảnh minh họa.

Theo ghi chép trong sổ sách của Hộ bộ, quốc khố có 1.218 vạn lượng bạc, nhưng trên thực tế chỉ có 293 vạn lượng bạc, cũng tức là nói quốc khố đã bị trộm mất 925 vạn lượng bạc. Tổ điều tra còn phát hiện, vì để che giấu việc này, những kẻ trông coi quốc khố đã dùng vải trắng bọc các khúc gỗ để giả làm bạc trắng.

Khi tổ điều tra trình bày sự việc trên với Đạo Quang đế - người nổi tiếng là vị vua rất tiết kiệm, Đạo Quang đế đã nổi trận lôi đình, quát lớn:

"Bỗng chốc lại thâm hụt 925 vạn lượng bạc, quả là chuyện chưa từng thấy trên thế gian. Vận nước đang suy vi mà các ngươi lại cả gan thông đồng làm bậy lấy cắp tiền bạc quốc gia, lòng lang dạ sói phản nước hại dân, thật là quá quắt!".

Ông lập tức cho điều tra và xử nghiêm những kẻ có liên quan.

Vậy cuối cùng số tiền ấy đã đi đâu?

Thì ra số tiền này phần lớn đã bị những kẻ trông coi quốc khố ăn trộm. Để đối phó với việc kiểm tra của cấp trên, chúng đã thường xuyên hối lộ lên các đại thần quản lý quốc khố, quan ngự sử phục trách việc khiểm tra. Mỗi khi hoàng đế phái người đến kiểm tra quốc khố, những người này cũng đều có "quà khủng" mang về.

Thậm chí có một số viên quan quèn vì biết được thông tin về việc này đã chủ động tìm đến những kẻ trông coi giám sát quốc khố hạch sách đòi chia chác.

Vụ trộm quốc khố lớn nhất lịch sử Thanh triều ảnh 3

Ảnh minh họa.

Khi vụ việc này được đưa ra xử lý, vua Đạo Quang tiếp tục phát hiện ra rằng, thời gian hoạt động ăn cắp quốc khố này đã diễn ra quá lâu, kéo dài đến hơn 60 năm.

Thì ra từ cuối thời Càn Long trị vì, đội ngũ quản lý quốc khố chưa từng được "thanh lọc", lũ sâu bọ gặm nhấm quốc khố Thanh triều, đời nọ truyền cho đời kia, ông truyền lại cho cha, cha truyền lại cho con, rồi con lại truyền cho cháu, cứ như thế kéo dài hơn 60 năm, công tác kiểm kê cũng diễn ra qua loa đại khái cho xong việc.

Theo trang Qulishi, vụ việc này sau đó Đạo Quang đế đã giao cho quận vương Tái Thuyên xử lý và cũng phải mất nhiều tháng điều tra thu thâp chứng cứ, mới có thể đưa ra giải pháp xử lý vấn đề này.

Theo đó, những kẻ trông coi quốc khố trực tiếp ăn cắp tiền của triều định đều bị nghiêm trị, trong khi đó những quan viên từng đảm nhiệm việc quản lý quốc khố, nhân viên kiểm tra đều phải bồi thường những khoản tiền lớn, bắt đầu tính từ năm Gia Khánh thứ năm.

Những quan viên này căn cứ theo số năm tại chức để tính toán ra số tiền phải đền bù và mức tiền một người phải đền bù nhiều nhất là 11 vạn lượng bạc. Bản thân người phụ trách xử lý vụ án này là Tái Thuyên cũng phải bồi tường 6.000 lượng bạc vì từng tham gia kiểm kê nhưng không làm hết trách nhiệm.

Tính đến cuối cùng, số bạc các quan viên bồi thường là hơn 150 vạn lượng, số bạc thu được từ nhóm đối tượng trực tiếp trông coi quốc khố là 38 vạn lượng.

Vụ trộm quốc khố lớn nhất lịch sử Thanh triều ảnh 4

Chân dung vua Đạo Quang của nhà Thanh.

Trong vụ án này, có một nhân vật không thể không nhắc đến, đó chính là Từ Hi Thái hậu.

Đương nhiên thời điểm này, bà mới chỉ 8 tuổi, không liên quan trực tiếp nhưng cụ của Từ Hi từng đảm nhiệm chức hộ bộ viên ngoại lang 3 năm, mặc dù người này đã qua đời nhưng gia đình cũng vẫn phải nộp lại hơn 2 vạn lượng bạc trắng.

Bố của Từ Hi không muốn giao nộp số tiền này nên đã bị bắt vào tù, cho đến khi giao nộp 1,2 vạn lượng bạc mới có thể giữ được mạng sống.  

9 người vợ của Hòa Thân bị xử lý theo cách ít ai ngờ

Rốt cuộc, hoàng đế Thanh triều Gia Khánh đã xử lý 9 người vợ của Hòa Thân như thế nào sau khi ông ta chết?

Nhắc đến Hòa Thân, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng ông ta là một đại tham quan. Và chắc hẳn, việc ông ta đã sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào mới có thể trở thành người đầu tiên bị Gia Tĩnh hoàng đế trừng trị sau khi ông đăng cơ đã trở thành đề tài bàn tán của không ít người.

Tuy nhiên, có thể có một điều rất ít người biết đến, đó là ngoài việc sở hữu một khối tài sản đồ sộ ra thì ông ta còn là một người tham luyến sắc đẹp.

Thái giám, ngoại thích chuyên quyền phổ biến trong lịch sử Trung Hoa

Những lý do đặc biệt này đã khiến Thanh triều trở thành vương triều hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa không xuất hiện tình trạng ngoại thích chuyên quyền, hoạn quan loạn chính.

Thai giam, ngoai thich chuyen quyen pho bien trong lich su Trung Hoa

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Thanh triều được xem là một vương triều tồn tại không ít ngoại lệ.

Thanh triều xử lý phi tần thế nào sau khi bỏ hủ tục tuẫn táng

Mặc dù không bị bức tử để chôn theo tiên đế, thế nhưng số phận của các phi tần Thanh triều liệu có may mắn hơn sau khi chế độ tuẫn táng bị xóa bỏ?

Hủ tục tuẫn táng được biết tới là một hủ tục xuất hiện rất sớm trong tiến trình của lịch sử văn minh nhân loại.

Theo Qulishi, hủ tục chôn người sống theo người đã chết này đặc biệt thịnh hành vào thời kỳ xã hội nô lệ. Tới thời kỳ phong kiến, không ít các vị quân chủ còn dùng nô tỳ hay thậm chí cả thê thiếp tuẫn táng cùng mình sau khi qua đời.

Đọc nhiều nhất