Vụ tro cốt ở chùa Kỳ Quang 2: Có nên gửi tro cốt vào chùa?

(Kiến Thức) - Vụ việc các hũ cốt xếp vào xó, làm đảo lộn rơi rớt hình ảnh, danh tính người đã khuất dẫn đến Hòa thường Thích Thiện Chiếu vừa bị tạm đình chủ chức vụ trụ trì chùa Kỳ Quang. Dư luận đặt câu hỏi: Có nên gửi tro cốt người thân đã khuất vào chùa?

Hòa thượng Thích Thiện Chiếu vừa bị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM tạm đình chỉ chức vụ trụ trì chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh). Thượng tọa Thích Quang Thạnh thay Hòa thượng Thích Thiện Chiếu chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của chùa Kỳ Quang 2.
Việc làm ngừng chức vụ trụ trì chùa Kỳ Quang 2 đối với Hòa thượng Thích Thiện Chiếu do để xảy ra sự việc di dời các hũ cốt xếp vào xó, làm đảo lộn rơi rớt hình ảnh, danh tính người đã khuất trên các hũ tro cốt khiến dư luận bức xúc. Sai sót trên được đánh giá là nghiêm trọng, lỗi do thiếu sự quán xuyến của trụ trì.
Vu tro cot o chua Ky Quang 2: Co nen gui tro cot vao chua?
 Hòa thượng Thích Thiện Chiếu. Ảnh: Phatgiao.org.vn
Sự việc hàng trăm hũ tro cốt bị rớt hình ảnh, danh tính khiến người dân gửi tro cốt thân nhân vào chùa Kỳ Quang 2 không thể an lòng. Họ đau lòng, lo lắng, xen sự bức xúc khi thất lạc tro cốt người thân ngay trong dịp lễ Vu Lan. Bởi “Ai cũng có nguồn gốc, giờ tro cốt ông bà bị thất lạc, thử hỏi phận con cháu làm sao không đau lòng được” – như lời ông Nguyễn Thanh Bình (46 tuổi, trú tại quận 12) – người gửi 2 hũ tro cốt tại chùa Kỳ Quang 2 tâm sự với báo chí.
Chỉ vì sự tắc trách, thiểu cẩn thận của nhà chùa trong quá trình tu sửa hầm cốt trở đã dẫn đến sự việc đau lòng như trên. Không đau lòng sao được khi hũ cốt trong thể phân biệt được vì giống nhau lại được xếp chồng vào một xó, trong khi di ảnh, bảng danh tính người đã khuất rơi rớt khắp nơi trong khuôn viên chùa, thậm chí có di ảnh còn được phát hiện gần nhà vệ sinh hay trong những đống rác ngổn ngang.
Đáng chú ý, một số thông tin cho rằng, người dân đã phải dùng tiền để đưa hài cốt người thân vào chùa như ý kiến của bà Minh Thanh (quận 1, TP HCM) nói rằng, năm 1999, chồng bà mất, bà đem vào chùa Kỳ Quang 2 để chôn cất và bà phải mua hai “dằm” 13 cây vàng. Khi chùa giải tỏa khu nghĩa trang, gia đình bà phải bốc mộ lên thiêu, chi phí đó gia đình cũng chịu nhưng nếu tính ra tro cốt chồng bà gửi ở chùa Kỳ Quang 2 cũng hơn 6 cây vàng. Trong khi đó, ông Lê Tấn Hùng (quận Gò Vấp, TP HCM) có gửi 4 hũ tro cốt vào chùa Kỳ Quang 2, khi chuyển hũ cũ qua hũ mới, phải đóng 24 triệu đồng/4 hũ.
Vu tro cot o chua Ky Quang 2: Co nen gui tro cot vao chua?-Hinh-2
 Các hũ tro cốt được để vào một góc.
Tuy nhiên, khi nói về thông tin trên, Thượng tọa Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa Kỳ Quang 2 lại khẳng định, chùa không nhận bất cứ chi phí nào. Có hay không là quý phật tử chỉ đến cúng dường vào hòm công đức. Đồng thời cho biết thêm, bản thân thượng tọa điều hành và sinh hoạt ở chùa 45 năm và có nhận hàng trăm hũ tro cốt của phật tử. Đây là những hũ tro cốt được chôn cất từ trước qua quá trình cải táng ở bãi đất sau chùa hoặc những phật tử có duyên nên các thầy nhận thờ.
Nói về việc này, thầy Thích Quang Thành phụ trách nghi lễ tại chùa Kỳ Quang 2 giải thích rằng, trước năm 1975, trong khuôn viên chùa có khu đất thuộc Hiệp hội Mai táng của Phật giáo. Sau này, do nguyện theo tâm lý và phong tục của người Việt là địa táng nên có nhiều phật tử, người dân đã đến đăng ký được chôn cất tại khu đất trên khi có người thân qua đời. Các gia đình này đã có những thoả thuận về phương diện tài chính với thầy trụ trì để thực hiện việc chôn cất. Đến năm 2014-2015, khu nghĩa trang này được giải toả, cải táng để đảm bảo môi trường theo chỉ đạo của thành phố.
“Quý thầy có kiến nghị với thành phố rằng nhà chùa đã hứa với mọi người đây là khu nghĩa trang vĩnh viễn nhưng sau đó phải cải táng. Tất cả ngôi mộ chôn cất tại đây được hoả táng đưa vào hũ đá trắng và để trong tháp cốt”, thầy Thành thông tin.
Theo thầy Thành, thông tin một hũ tro cốt gửi trong chùa có giá 13 cây vàng, hay 40-50 triệu đồng, vốn dĩ xuất phát từ thỏa thuận chôn cất giữa hoà thượng với gia đình trước khi khu nghĩa trang được cải táng. Sau này khi khu nghĩa trang này đã được cải táng, gia đình của những người được chôn cất tại đây không chịu bất cứ chi phí nào.
Thực tế qua vụ việc trên cũng cho thấy, nếu có việc để gửi tro cốt vào chùa, các gia đình có đóng góp khoản tiền thông qua các hình thức khác nhau thì cũng trên tinh thần thỏa thuận tự nguyện có yếu tố tâm linh. Bởi hiện pháp luật không có quy định nào về việc này, ngay Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng chua có giáo luật quy định về việc này.
Vu tro cot o chua Ky Quang 2: Co nen gui tro cot vao chua?-Hinh-3
Nhiều thân nhân người đã khuất đến chùa Kỳ Quang 2. Ảnh: Lao động. 
Vụ việc trên cũng khiến nhiều người đặt ra câu hỏi có nên gửi tro cốt vào chùa?
Có ý kiến cho rằng, theo tinh thần của đạo Phật không có chuyện gửi tro cốt vào chùa. Nếu người thân không may mất có thể tìm nơi hỏa táng rồi đưa đi an táng. Chùa là nơi tu hành cho tăng ni phật tử, nơi trang nghiêm thanh tịnh thờ Phật chứ không phải nơi thờ tro cốt của người thế gian. Phật tử đến chùa để lễ phật, Tổ Sư chứ không phải lễ những người được mang tro cốt đến chùa gửi.
Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khi nêu quan điểm về việc gửi tro cốt tại các chùa cho biết, việc gửi tro cốt vào chùa vốn là vấn đề độ sinh tại chùa, mỗi chùa có đặc thù riêng nên Giáo hội Phật giáo không thể đưa ra quy định chung về việc này. Tinh thần chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là khuyến khích hỏa táng và để tro cốt trong tháp cốt.
Theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP của Chính phủ, táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết. Việc táng phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải đảm bảo vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của UBND các cấp, theo phân cấp của UBND các tỉnh. Do đó dư luận cũng đặt câu hỏi, về việc chính quyền địa phương có văn bản chấp thuận hay không? Nếu có thì trách nhiệm của chính quyền địa phương như thế nào?
Mới đây, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn về việc khảo sát, đánh giá việc gửi, thờ phụng tro cốt, di ảnh của người quá cố tại các cơ sở tự viện Phật giáo. Công văn cho biết, qua vụ việc tại chùa Kỳ Quang 2, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố tiến hành tổ chức khảo sát, thống kê, đánh giá việc gửi và thờ phụng tro cốt tại các cơ sở tự viện Phật giáo tại địa phương. Trên cơ sở đó, Giáo hội sẽ có những định hướng trong công tác quản lý về Phật sự đặc thù này nhằm đảm bảo tốt nhất niềm tin, tín ngưỡng của nhân dân đối với người thân quá cố đảm bảo phù hợp với truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt Nam.
Liên quan đến sự việc xảy ra tại chùa Kỳ Quang 2, chiều 5/9, đại diện nhà chùa đã có buổilàm việc với hàng chục gia đình có hũ tro cốt người thân bị rớt bảng tên, thất lạc.
Thượng tọa Thích Quang Thạnh, đại diện chùa Kỳ Quang 2, cho biết,hiện tháp cốt có 3 dạng: một dạng hũ cốt vẫn còn hình ảnh và thông tin tên tuổi thân nhân; một dạng hũ cốt không có hình ảnh tên tuổi; và một dạng chỉ có hình ảnh thờ ở chùa không có hũ cốt.
Do phương án xét nghiệm ADN không khả thi bởi tro cốt không còn xương nên không thể thực hiện, nhà chùa đã đưa ra hai phương án đối với những hũ tro cốt không có thông tin để người thân có thể lựa chọn như hũ tro cốt sẽ được gom lại một điểm và chùa khắc tên tuổi, hình ảnh lên tấm bảng để thờ chung một cách trang nghiêm hoặc chùa sẽ trộn các hũ cốt lại với nhau và đúc thành tượng Phật A Di Đà. Một phương án khác cũng được cân nhắc đó là thủy táng. Nếu người thân đồng ý phương án này, khi thủy táng chùa sẽ thực hiện nghi lễ cầu siêu cho các hương linh và đưa tro cốt về với biển.
Sự việc xảy ra tại chùa Kỳ Quang 2 liên quan hũ tro cốt khiến sư trụ trì bị tạm đình chỉ chức vụ là rất đáng tiếc. Bởi nhiều năm qua, dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Thiện Chiếu, chùa cũng là mái ấm tình thương của hàng trăm em nhỏ khuyết tật, lang thang cơ cỡ. Cả cuộc đời hòa thượng dành tình yêu thương con người, đạo pháp, từ bi hỉ xả của nhà Phật. Tuy nhiên trên đường tu nên đôi khi cũng phạm phải những sai lầm, có những sai lầm mọi người có thể hoan hỉ, tha thứ, có những sai lầm, thầy đã phải sám hối xin lỗi. Qua vụ việc trên, cũng để lại nhiều bài học trong công tác quản lý tro cốt trong chùa không chỉ với chùa Kỳ Quang 2 mà giáo hội Phật giáo nói chung và chính quyền địa phương, tránh những sự việc đáng tiếc tương tự xảy ra.

>>> Mời độc giả xem thêm video TPHCM: Dư luận phẫn nộ với hình ảnh tro cốt trong chùa Kỳ Quang 2:

Nguồn: VTC Now

Trụ trì chùa Kỳ Quang 2 chịu phí giám định tro cốt

Phía chùa sẽ chi trả kinh phí giám định ADN để xác định tro cốt người mất là của thân nhân nào.
 

Sáng 3/9, nhiều người là thân nhân của những người chết có tro cốt được gửi tại chùa Kỳ Quang 2 (phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM) đã đến đây để yêu cầu trụ trì giải quyết sự việc nhiều hũ tro cốt, di ảnh của người đã mất bị xáo trộn.
Họ đã cùng nhau làm đơn để gửi các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Cụ ông 81 tuổi mò mẫm tìm tro cốt 3 người thân ở chùa Kỳ Quang 2

Hình ảnh cụ Trần Thanh Nhân (81 tuổi), một mình chống gậy đến chùa Kỳ Quang 2, mò mẫm tìm hài cốt của 3 người thân bị vứt bỏ khiến nhiều người xót xa.

Chiều 3/9, trong khi hàng trăm người tập trung tại chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP.HCM) tỏ thái độ bức xúc, phẫn nộ trước việc nhà chùa gỡ di ảnh, chất tro cốt của người đã khuất vào xó, thì hình ảnh cụ già tóc bạc trắng lặng lẽ chống gậy lê từng bước nặng nhọc quanh khuôn viên chùa khiến nhiều người chú ý.

'Tro cốt của ông xã tôi được gửi ở chùa Kỳ Quang 2 với giá hơn 6 cây vàng'

Tập trung tại chùa Kỳ Quang 2, nhiều người bất bình khi tro cốt và di ảnh của người thân bị chất vào xó trong khi phải bỏ ra hơn 6 cây vàng để có một "dằm" tại chùa.

Liên quan đến việc chùa Kỳ Quang 2 (số 154/4A Lê Hoàng Phái, Phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM) gỡ di ảnh, chất tro cốt của người đã khuất vào xó, ngày 3/9, hàng trăm người dân đã tập trung tại chùa, bày tỏ bất bình về sự việc.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.