Vụ trao nhầm con: Một bên bất ngờ không chấp nhận trả con

Sau chuyện trao nhầm trẻ sơ sinh 3 năm trước, hai gia đình đồng ý trao đổi lại hai bé, nhưng một bên bất ngờ không chấp nhận trả con.

Liên quan đến vụ trao nhầm trẻ sơ sinh tại bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, chiều 25/7, Bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long đã tổ chức buổi hòa giải giữa gia đình anh Vũ Đình Khiên (trú tại phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long) và anh Huỳnh Văn Tuấn (trú tại xã Phước An, huyện Hớn Quản) nhằm chính thức trao trả 2 bé lại cho cha mẹ ruột do bệnh viện trao nhầm con 3 năm về trước. 

Tại buổi hòa giải, ông Hoàng Văn Thanh, Giám đốc bệnh viện đa khoa thị xã Bình Long đã thay mặt toàn thể ekip hộ sinh 3 năm trước, gửi lời xin lỗi đến 2 gia đình và 2 bé gái vì đã để xảy ra sai sót dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là trao nhầm trẻ sơ sinh cho 2 cha mẹ khác nhau. Đồng thời, ông cũng đưa ra phương án hòa giải của bệnh viện là sẽ bồi thường cho mỗi gia đình 20 triệu đồng, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cũng như ổn định về mặt tâm lý cho 2 bé trong thời gian tiếp theo để hòa hợp với gia đình mới.

Khi được lấy ý kiến, các bên đều chấp nhận việc trao trả hai bé về với ba mẹ ruột của mình. Tuy nhiên khi lên làm lễ trao đổi thì anh Tuấn bất ngờ không chấp nhận việc trả con vì cho rằng bệnh viện bồi thường 10 tháng lương và 8 triệu đồng là không thỏa đáng và tuyên bố sẽ khởi kiện.
Vu trao nham con Mot ben bat ngo khong chap nhan tra con
 Niềm vui của 2 gia đình nhỏ luôn chìm trong nước mắt.
Tuy nhiên, phía gia đình của chị Liên (vợ anh Tuấn) một mực phản đối hành động của con rể và cho rằng, họ đã quyết định đồng ý trả lại bé. Sau khi anh Tuấn bỏ về giữa chừng, người vợ đã bật khóc rồi một mình lên trao bé cho vợ chồng anh Khiên và nhận lại con ruột của mình. Điều đáng nói là anh Tuấn kết hôn với chị Liên nhưng không có giấy hôn thú và trong giấy khai sinh cũng không khai tên anh Tuấn là cha của bé gái đang nuôi dưỡng. Với phương án hoà giải của bệnh viện đưa ra, cả 2 gia đình đã đồng ý trao trả 2 bé về đúng với cha mẹ ruột của mình. Trước mắt, 2 gia đình cũng sẽ tiếp tục qua lại để 2 bé làm quen, hoà hợp với cuộc sống mới trước khi chính thức nhận bé về nuôi. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ 2 gia đình trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc trao đổi con.

Vụ trao nhầm con 42 năm: Kết quả xét nghiệm ADN đầu tiên

Xung quanh vụ việc trao nhầm con 42 năm trước, ngày 14/3, một người phụ nữ trùng ngày sinh và địa điểm sinh với chị Trang, đã xét nghiệm ADN.

Xung quanh vụ việc trao nhầm con 42 năm trước tại nhà hộ sinh Ba Đình, vào ngày 14/3, đã có một người phụ nữ tên là D.T.D ở Gia Lâm (Hà Nội) có trùng ngày sinh và địa điểm sinh với chị Trang, tìm đến gia đình và đề nghị được xét nghiệm ADN.

Diễn biến tâm lý bất thường vụ trao nhầm con ở Bình Phước

Việc gia đình nhận nhầm con (Bình Long, Bình Phước) không chịu “trao đổi” đứa con bị nhầm lấy đứa con “máu mủ” khiến dư luận kinh ngạc.

Việc gia đình nhận nhầm con (Bình Long, Bình Phước) không chịu “trao đổi” đứa con bị nhầm lấy đứa con “máu mủ” khiến dư luận kinh ngạc. Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Trung tâm tư vấn An Việt Sơn: Đó là vì họ chưa thể tin nổi sự thật, tình cảm yêu thương với đứa con mà họ nuôi nấng 3 năm đã vượt lên cả lý trí...
Theo ông Chất, thông thường, tâm lý chung của tất cả các bậc cha mẹ là không ai muốn nuôi con của người khác cả, trừ trường hợp là họ không có con. Nhưng, trong sự việc này, gia đình người S’tieng nhất quyết không muốn đổi con lại là một diễn biến tâm lý rất đặc biệt, bất thường, một “ca” tương đối khó.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.