Vụ thuốc hạ sốt: Nói đi nói lại và “quyền” của CDC Khánh Hoà ?!

CDC Khánh Hòa vừa có thông báo mới cho phép “tiếp tục được bán thuốc hạ sốt cho người dân”. Trước đó một ngày, đơn vị này ra thông báo “yêu cầu tất cả các hiệu thuốc, quầy thuốc không bán thuốc hạ sốt cho người dân” khiến dư luận phản ứng.

Ngày 27/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa (CDC Khánh Hòa) có thông báo mới đề nghị hướng dẫn các cơ sở bán lẻ thuốc tiếp tục được bán thuốc hạ sốt cho người dân. Thông báo mới này cũng yêu cầu thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo 5K; các nhà thuốc khi có khách đến mua thuốc hạ sốt cần hướng dẫn khách hàng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và khám sàng lọc, báo cáo chức năng để giám sát các trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2…
Động thái mới này diễn ra sau một ngày CDC Khánh Hòa có thông báo “yêu cầu tất cả các hiệu thuốc, quầy thuốc trên địa bàn toàn tỉnh không bán thuốc hạ sốt cho người dân cho đến khi có thông báo lại” dẫn đến sự phản ứng từ dư luận và người dân tỉnh Khánh Hòa. Nhất là khi Khánh Hòa không phải điểm nóng của dịch bệnh khi địa phương này mới chỉ có 4 ca nhiễm tính từ 1/2020 đến nay.
Vu thuoc ha sot: Noi di noi lai va “quyen” cua CDC Khanh Hoa ?!
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Khánh Hòa. 
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế, Bộ Y tế cho biết, việc CDC Khánh Hòa yêu cầu các cơ sở bán lẻ thuốc không bán thuốc hạ sốt cho người dân như tại thông báo ngày 26/6 là không đúng quy định. Bởi ngay Bộ Y tế cũng không có quy định nào không bán thuốc hạ sốt mà chỉ yêu cầu ghi lại, thông báo cho y tế địa phương những trường hợp người dân đến mua thuốc hạ sốt để giám sát.
Một chuyên gia y tế cho rằng, thuốc hạ sốt dùng cho nhiều bệnh không chỉ riêng người có triệu chứng nhiễm COVID-19. Chuyên gia này cho rằng, các cơ quan chức năng của Bộ Y tế cần xem lại các quy định xem việc CDC Khánh Hòa đưa ra quy định không bán thuốc hạ sốt cho người dân có đúng không. Không thể cứ đưa ra quy định rồi sau đó bị phản ứng thì lại điều chỉnh. Các quy định liên quan đến phòng, chống dịch bệnh cần phải được đưa ra một cách đúng đắn, tránh gây lo lắng cho người dân.
PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, khi các hiệu thuốc, quầy thuốc không bán thuốc hạ sốt, người dân phải đến các cơ sở y tế và có thể sẽ được xem xét, xét nghiệm COVID-19. Ở Trung Quốc và một số nơi cũng làm như vậy. Song, trước khi thực hiện phải tuyên truyền để người dân hiểu khi không bán thuốc phải đến cơ sở y tế chứ không được ở nhà. Hiệu thuốc, quầy thuốc phải yêu cầu người dân đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám chữa bệnh. Nếu bệnh khác, bác sĩ kê đơn lại được dùng thuốc hạ sốt thì phải cho phép bán thuốc.
Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, chỉ nên làm thí điểm. Bởi việc này có mặt lợi và mặt bất lợi. Mặt bất lợi là người dân không mua được thuốc lại sợ không dám đến cơ sở y tế mà ở nhà thì bệnh tình sẽ nguy hiểm.
“Trước khi ra thông báo về việc không bán thuốc cần phải tìm hiểu xem có ảnh hưởng gì không đối với việc người dân cần mua thuốc hạ sốt để chữa các bệnh khác” - PGS.TS Trần Đắc Phu nêu ý kiến.
Trước đó, ngày 26/6, ngay sau khi CDC Khánh Hòa ban hành công văn yêu cầu các hiệu thuốc, quầy bán thuốc trên địa bàn toàn tỉnh tăng cường tư vấn phòng chống dịch COVID-19 và không bán thuốc hạ sốt cho người dân đến khi có thông báo mới, dư luận đã có nhiều ý kiến phản ứng.
Nhiều người cho rằng, việc CDC Khánh Hòa ra văn bản cấm bán thuốc hạ sốt là tự cho mình “quyền” ban hành quy định và chưa thực sự cần thiết. Bởi thực tế tình hình dịch bệnh tại Khánh Hòa đến nay vẫn được kiểm soát, địa phương này chỉ ghi nhận 2 ca mắc mới COVID-19 trong tháng 6/2021. Hơn nữa, thuốc hạ sốt được sử dụng cho nhiều loại bệnh, không riêng gì người có triệu chứng mắc COVID-19. Thuốc hạ sốt được bán ở các quầy đều nằm trong danh mục phê duyệt cho phép bán của Bộ Y tế và người dân có thể mua nếu có toa thuốc do bác sĩ kê đơn.
Việc CDC Khánh Hòa tiếp thu ý kiến từ dư luận và nhanh chóng điều chỉnh, ra thông báo mới cho phép các quầy thuốc tiếp tục được bán thuốc tây nhưng yêu cầu các chủ quầy thuốc hướng dẫn khách hàng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và khám sàng lọc; hướng dẫn người mua thuốc khai báo y tế giấy theo mẫu quy định của Bộ Y tế…là rất đáng hoan nghênh nhưng cần rút kinh nghiệm, tránh việc ban hành văn bản gây hiểu lầm như trên.

>>> Mời độc giả xem thêm video Cảnh báo nguy hiểm khi người trẻ mắc COVID-19 

Nguồn: VTV 24

Bình Dương xử phạt chủ quán cà phê và nhiều “quái xế” vi phạm phòng dịch Covid-19

Chiều nay (27/6), UBND phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ quán cà phê và khách vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19.

Nhận được tin báo của người dân về việc có một quán cà phê trên địa bàn phường Phú Lợi đang tập trung đông người uống cà phê bất chấp lệnh cấm phòng chống dịch, Tổ kiểm tra liên ngành của phường đã có mặt kiểm tra.

Phú Yên họp khẩn sau khi ghi nhận 38 ca mắc Covid-19

Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương quyết định lập Sở chỉ huy tiền phương phòng, chống dịch đặt tại Sở Y tế.

Ngày 27/6, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương chủ trì cuộc họp khẩn bàn giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.