Vụ Phạm Công Danh: BIDV tung 8 lý do phản đối hoàn trả 2.550 tỷ đồng

Trong phiên xử Phạm Công Danh chiều nay, đại diện BIDV đã đưa ra 8 lý do phản đối Viện kiểm sát (VKS) đề nghị buộc thu hồi 2.550 tỷ đồng BIDV cấp tín dụng cho Ngân hàng Xây Dựng (VNCB, nay là CBBank).

Diễn biến mới vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 được tờ Người đồng hành đưa tin:
Theo đại diện BIDV, hợp đồng tín dụng giữa BIDV và VNCB là hợp pháp, do đó BIDV không có nghĩa vụ hoàn trả số tiền 2.550 tỷ đồng cho VNCB. Viện kiểm sát đưa ra kiến nghị thu hồi mà không nêu rõ căn cứ pháp lý để BIDV phải hoàn trả.
BIDV đưa ra 8 lý do không có nghĩa vụ phải hoàn trả số tiền trên. Thứ nhất, yêu cầu thu hồi/hoàn trả số tiền 2.550 tỷ đồng của BIDV là yêu cầu phi lý, không phù hợp với nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.
 
Bản chất thiệt hại ở đây là thiệt hại trong mối quan hệ giữa VNCB và 12 Công ty, là quan hệ pháp lý độc lập, không liên quan đến BIDV. Đại diện VKS, đại diện CB cũng không đưa ra được cơ sở, căn cứ pháp lý rõ ràng của yêu cầu này trong khi BIDV không có thiệt hại như cơ quan điều tra đã kết luận.
Thứ hai, thực chất VNCB không thể bị thiệt hại khoản tiền 2.550 tỷ đồng này trong khi vẫn hưởng lợi khoản tiền 4.000 tỷ đồng trong tài khoản của mình.
Thứ ba, thiệt hại xảy ra (nếu có theo cáo trạng) là hoàn toàn do lỗi của VNCB, vì thế VNCB không thể buộc ngân hàng khác gánh chịu.
Thứ tư, BIDV tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình cấp tín dụng, nhận tài sản đảm bảo, cho vay, thu nợ nên không có lỗi gì trong việc VNCB bị thiệt hại.
Thứ năm, việc thu nợ của BIDV đã được Đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước kết luận phù hợp quy định pháp luật; được kiểm toán E&Y xác định là phù hợp với các chuẩn mực kế toán, kiểm toán.
Thứ sáu, thiệt hại (nếu có) xảy ra đã gần 4 năm nay (tháng 5/2014), VNCB trước đây và CBBank hiện nay suốt một thời gian dài không có ý kiến, yêu cầu, khởi kiện gì, không thực hiện bất kỳ biện pháp gì để thu hồi thiệt hại. Như vậy có đảm bảo vấn đề thời hiệu xem xét hiệu lực của các giao dịch hay không và trách nhiệm của CBBank như thế nào?
Thứ bảy, về cơ sở pháp lý trong việc thu nợ tiền vay, cơ sở kinh tế và theo thông lệ thị trường, BIDV không phải và không thể hoàn trả số tiền này.
Thứ tám, hậu quả và các hệ lụy đối với ngành ngân hàng, với môi trường kinh doanh trong bối cảnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng, góp phần tăng trưởng và thúc đẩy phát triển kinh tế, hội nhập và thực hiện theo thông lệ quốc tế tốt nhất khi đặt ra việc xem xét lại các giao dịch tất toán nợ vay đã hoàn thành.
Đại diện BIDV nhấn mạnh, 2.550 tỷ đồng BIDV thu nợ từ 12 khách hàng vay vốn không phải là tiền do phạm tội mà có cũng không phải là vật chứng của vụ án. Việc thu nợ phù hợp với các hợp đồng tín dụng, tiền đó không phải là vật mang dấu vết tội phạm nên không phải vật chứng. Nếu tiền mà BIDV thu nợ là tiền do phạm tội mà có thì phải bị Nhà nước tịch thu và chỉ có cách xử lý duy nhất là tịch thu vào ngân sách chứ không có chuyện thu hồi hoàn trả cho CBBank như ý kiến của VKS.
Do đó, phía BIDV đề nghị HĐXX không chấp thuận các yêu cầu của đại diện VKS và đại diện CBBank về việc buộc 3 ngân hàng hoàn trả cho CBBank số tiền là 6.126 tỷ đồng cùng với lãi phát sinh; cần buộc Phạm Công Danh và đồng phạm ở VNCB và 12 công ty của Phạm Công Danh phải có trách nhiệm bồi thường cho CBBank. Đồng thời, công nhận giá trị pháp lý của toàn bộ giao dịch, hợp đồng, tài liệu mà BIDV đã xác lập trong việc cho vay và thu hồi nợ đầy đủ từ 12 Công ty theo đúng kết luận của Đoàn giám định NHNN.

Sacombank vẫn hoạt động bình thường sau vụ ông Trầm Bê bị bắt

(Kiến Thức) - Ngay sau khi thông tin ông Trầm Bê bị bắt, Sacombank đã lên tiếng khẳng định ngân hàng vẫn hoạt động bình thường và tăng trưởng ổn định. 

Mời độc giả xem video khởi tố, bắt tạm giam ông Trầm Bê (nguồn VTC1): 

Truy tố Phạm Công Danh, Trầm Bê gây thiệt hại 6.100 tỷ đồng

(Kiến Thức) - VKSND tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Phạm Công Danh và Trầm Bê cùng các bị can.

Theo đó, bị can Phạm Công Danh và Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch Sacombank) cùng 44 bị can bị truy tố tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan tới các Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
Theo kết luận điều tra bổ sung của vụ án, để có nguồn tiền thanh toán khoản vay 1.700 tỷ đồng tại ngân hàng BIDV, ông Phạm Công Danh đã đến "gõ cửa" ông Trầm Bê.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.