Vụ nợ xấu 8,8 tỷ đồng: Chủ thẻ đã làm việc với Eximbank

Liên quan đến việc thẻ tín dụng của khách hàng P.H.A phát sinh nợ xấu 8,8 tỷ đồng từ khoản nợ 8,5 triệu thẻ tín dụng của ngân hàng Eximbank, ngày 19/3 hai bên đã có buổi làm việc với nhau.

Cụ thể, ngày 19/3/2024, ông P.H.A. đã làm việc với lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Eximbank về việc thẻ tín dụng của khách hàng này phát sinh nợ 8,5 triệu đồng, sau 11 năm trở thành nợ xấu 8,8 tỷ đồng.
Buổi làm việc có sự tham gia của Luật sư Tạ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH Emmelaw, là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ thẻ P.H.A.
Nội dung buổi làm việc không được tiết lộ. Tuy nhiên, luật sư Tạ Anh Tuấn cho hay, cả hai bên đã cùng trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc. Khách hàng và ngân hàng đã lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ toàn bộ nội dung diễn biến vụ việc và cùng thống nhất mong muốn phối hợp giải quyết dứt điểm vụ việc, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, trong khoảng một tuần vừa qua, mạng xã hội lan truyền công văn nhắc nợ của Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank AMC) gửi khách hàng P.H.A.
Theo nội dung văn bản, anh P.H.A (ở Hạ Long, Quảng Ninh) sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng thương mại Eximbank từ năm 2013 với số tiền nợ gốc là 8,5 triệu đồng.
Đến ngày 30/10/2023, ngân hàng gửi thông báo về khoản nợ quá hạn toàn bộ đối với khoản vay lên tới 8,8 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là 8,55 triệu đồng và nợ lãi là 8,83 tỷ đồng.
Tổng số tiền phải thanh toán tạm tính đến ngày 31/10/2023 là 8,838 tỷ đồng.
Vu no xau 8,8 ty dong: Chu the da lam viec voi Eximbank
 Sau 11 năm, khoản nợ và lãi tín dụng đứng tên khách hàng P.H.A đã lên 8,8 tỷ đồng
Liên quan đến số nợ và lãi này, Eximbank cho biết ngày 23/3/2013, đã có thẻ Master Card đứng tên khách hàng P.H.A được mở với hạn mức 10 triệu đồng. Sau đó đã phát sinh hai giao dịch thanh toán vào các ngày 23/4/2013 và 26/7/2013 tại một điểm chấp nhận thẻ.

Từ ngày 14/9/2013, khoản nợ thẻ nêu trên đã chuyển thành nợ xấu, quá hạn phát sinh đến thời điểm ngân hàng ra thông báo nêu trên là gần 11 năm.

Eximbank khẳng định, việc phát thông báo nghĩa vụ nợ cho khách hàng là hoạt động nghiệp vụ thông thường trong quá trình xử lý, thu hồi nợ và được Eximbank thực hiện đúng quy định, hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận giữa Eximbank và khách hàng theo hồ sơ mở thẻ ngày 15/3/2013 có đầy đủ chữ ký khách hàng. Quy định về phí, lãi được quy định rõ trong biểu phí phát hành, sử dụng thẻ cũng đã được đăng tải công khai trên website của ngân hàng.

Tuy nhiên, phía khách hàng P.H.A khẳng định bản thân là bị hại khi không tiêu 8,5 triệu đồng trong thẻ tín dụng và cũng không được ngân hàng gửi thông báo sớm khi bị nợ xấu.
Ông P.H.A cho biết, năm 2012, ông nhờ một nhân viên Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Quảng Ninh làm thẻ tín dụng. Người này đề nghị ông ký trước vào hợp đồng mở thẻ và nhận thẻ. Sau đó, nhân viên đưa cho ông H.A một chiếc thẻ thường và giải thích thẻ tín dụng đang gặp trục trặc.
Nghĩ là không làm được thẻ tín dụng nên ông H.A không hỏi lại. Năm 2016, ông H.A có nhu cầu vay vốn ngân hàng thì được thông báo có nợ xấu tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh Quảng Ninh.
Ngày 14/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu Hội sở Eximbank tại TP HCM và Eximbank chi nhánh Quảng Ninh xác minh làm rõ, báo cáo các thông tin liên quan vụ việc này và thông tin đến các cơ quan truyền thông.

Cuộc chiến quyền lực Eximbank: Nội bộ đấu đá, kinh doanh lỗ hay lãi?

(Kiến Thức) - Giữa vòng xoáy tranh chấp, quý I/2020, Eximbank có nguồn thu chính từ lãi thuần cho vay tăng nhẹ 3%, dù nhiều chỉ tiêu khác giảm, giúp lợi nhuận vẫn tăng trưởng 30% so với cùng kỳ 2019.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố sẽ tổ chức họp đại hội cổ đông bất thường ngay sau khi tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2020. Thời gian tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/6/2020.

Chi nhánh Eximbank bị đốt: Dồn dập “vận đen” đeo bám tới bao giờ?

(Kiến Thức) - Ngân hàng Eximbank đã dồn dập bị “vận đen” đeo bám từ lùm xùm “ghế nóng” chưa giải nhiệt lại đến việc chi nhánh bị đốt cháy gần đây.

Eximbank lại “nóng” chi nhánh Gò Vấp bị đốt
Vụ hỏa hoạn lúc rạng sáng ngày 14/9, xảy ra tại chi nhánh Ngân hàng Eximbank nằm trên đường Nguyễn Oanh (phường 7, quận Gò Vấp, TP HCM) đang khiến dư luận chú ý.
Bước đầu xác định, hỏa hoạn khiến khoảng 16m2 diện tích chi nhánh Ngân hàng bị cháy, làm hư hỏng toàn bộ biển hiệu, biển quảng cáo phía mặt tiền chi nhánh Ngân hàng Eximbank và một cửa hàng kinh doanh nệm và một số giấy tờ, chứng từ tại phòng giao dịch tại lầu 3. Tổng thiệt hại ban đầu ước tính hơn 2 tỷ đồng, không có thiệt hại về người.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?
 Hiện trường vụ hỏa hoạn. (Ảnh: Người lao động).
Nghi phạm Nguyễn Minh Long (38 tuổi, thường trú quận Gò Vấp) sau đó đã bị Công an bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi hủy hoại tài sản.
Theo cơ quan Công an Long sống lang thang và nghiện ma túy. Khoảng 1h30 ngày 14/9, anh ta đi bộ đến trước cửa chi nhánh Ngân hàng Eximbank trên đường Nguyễn Oanh. Khi thấy dây dẫn điện âm nối từ đất lên đồng hồ điện của chi nhánh Ngân hàng, Long đã đốt.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?-Hinh-2
Nghi phạm Nguyễn Minh Long bị cơ quan Công an bắt khẩn cấp ngay sau đó.
Sau đó, nghi phạm dùng chai nước mang theo dập lửa và rời hiện trường. Tuy nhiên, đám cháy bùng phát trở lại gây ra hỏa hoạn.
Lùm xùm “ghế nóng” chưa giảm nhiệt
Trên đây không phải là lùm xùm xảy ra trong năm 2020 với Eximbank, ngược lại Ngân hàng này đã dồn dập bị “vận đen” đeo bám.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?-Hinh-3
Tân Chủ tịch Eximbank ông Yasuhiro Saitoh.
Cụ thể, trước đó ngay sát thềm đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, đơn từ nhiệm của Chủ tịch Eximbank Cao Xuân Ninh được Hội đồng quản trị được thông qua và người thay thế ông giữ chiếc “ghế nóng” là ông Yasuhiro Saitoh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, là đại diện của cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) nắm 15% vốn tại Eximbank.
Lý do từ nhiệm của ông Cao Xuân Ninh được ông nêu trong đơn là xuất phát từ "lý do cá nhân".
Đáng chú ý, trên đây không phải là lần đầu tiên ông Cao Xuân Ninh làm đơn "trả ghế" Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank.
Theo tìm hiểu, ông Cao Xuân Ninh bắt đầu xuất hiện trong vai Chủ tịch Eximbank nhiệm kỳ VI (giai đoạn 2015 - 2020) từ sau cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 22/5/2019. Lúc đó, ông Ninh được bầu thay thế cho ông Lê Minh Quốc.
Tuy nhiên, "ghế nóng" mà ông Cao Xuân Ninh tiếp quản từ ông Lê Minh Quốc, trước đó vốn đã được trao cho bà Lương Thị Cẩm Tú, theo Nghị quyết HĐQT số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT, vào ngày 22/3/2019.
Thế nhưng, Nghị quyết số 112 sau đó đã bị Tòa án Nhân dân TP HCM ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc Eximbank phải tạm dừng thực hiện. Đến ngày 14/5/2019, Tòa án lại ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng nghĩa, hiệu lực của Nghị quyết số 112 được xác lập, đã đưa bà Tú lên thay ông Lê Minh Quốc giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Vì lý do trên ngay tại các lần đại hội đồng cổ đông mà Eximbank tổ chức trong năm 2019, nhiều cổ đông vẫn ủng hộ quan điểm bà Tú mới là Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp pháp của Eximbank.
Tình trạng kinh doanh “bê bết” của Eximbank
Theo báo cáo tài chính, tính đến hết tháng 3/2020, tổng tài sản của Eximbank là 157 ngàn tỷ, trong khi những “bạn bè” mà Eximbank từng “sánh vai” trong quá khứ như ACB với tổng tài sản 387 nghìn tỷ, Techcombank 391 nghìn tỷ …
Trong khi, vốn chủ sở hữu của Eximbank hết năm 2018 đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, là một trong những Ngân hàng cổ phần có vốn lớn nhất trên thị trường. Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế và các quỹ của Eximbank năm 2018 chỉ là 517 tỷ đồng, năm 2019 là 676 tỷ đồng, không đạt 5%/năm trên vốn chủ sở hữu.
Chi nhanh Eximbank bi dot: Don dap “van den” deo bam toi bao gio?-Hinh-4
 Eximbank dồn dập “vận đen” đeo bám. (Ảnh minh họa).
Báo cáo của Eximbank năm 2018, 2019 còn thể hiện, do các trái phiếu đặc biệt của VAMC mà Eximbank đang nắm giữ được gia hạn đến 10 năm, thay vì 5 năm như thông thường, nên Eximbank không được chia cổ tức cho cổ đông. Điều này cũng thể hiện rằng việc xử lý nợ xấu đã bán cho VAMC tại Eximbank không tốt.
Trong khi rất nhiều Ngân hàng cổ phần công bố đã mua lại hết các khoản nợ đã bán cho VAMC và xử lý hết trái phiếu VAMC thì tại Eximbank con số này năm 2018 còn là 3.351 tỷ đồng, năm 2019 là 2.254 tỷ đồng.
Đến quý 2/2020, lợi nhuận thuần của Eximbank giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn hơn 759 tỷ đồng, trong khi lãi thuần từ dịch vụ cũng chỉ tăng 12%, lên mức gần 89 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 26% đạt 166 tỷ đồng.
Trong khi đó, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 43% (chỉ có lãi 12 tỷ đồng) và lãi từ hoạt động khác giảm 1%. Eximbank cũng đã tiết giảm chi phí hoạt động 2,3% xuống 728 tỷ đồng trong quý 2/2020, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý 2/2020, Eximbank phải trích lập hơn 155 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi kỳ trước được hoàn nhập hơn 36 tỷ đồng. Do vậy, lợi nhuận trước và sau thuế của Eximbank giảm đến 77% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn lần lượt hơn 94 tỷ đồng và 74 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, Eximbank cũng trích lập hơn 220 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập hơn 43 tỷ đồng.
Nguyên nhân được lãnh đạo Eximbank cho biết là phải tăng trích lập cho khoản nợ xấu được khách hàng thế chấp bằng cổ phiếu STB của Sacombank.
Nhìn thực tế, tình trạng tại Eximbank vẫn đang rất “rối ren”, dư luận từ đó cũng đặt câu hỏi không biết tới lúc nào các vấn đề của Eximbank mới được giải quyết.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.