Vụ niêm phong Disneyland cho thấy 'ám ảnh COVID-19' của Trung Quốc

Sau khi phát hiện một ca dương tính ở Thượng Hải, nhà chức trách Trung Quốc niêm phong công viên Disneyland và xét nghiệm hơn 30.000 khách tham quan.

Vụ niêm phong Disneyland cho thấy 'ám ảnh COVID-19' của Trung Quốc

Trong lúc hàng nghìn khách tham quan công viên giải trí Disneyland Thượng Hải ngắm pháo hoa và xếp hàng chờ đi tàu lượn mạo hiểm vào ngày 31/10, nhân viên tại đây âm thầm niêm phong cả khu công viên. Những người mặc đồ bảo hộ toàn thân tràn qua cổng, chuẩn bị xét nghiệm mọi người trong công viên ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Ngày hôm ấy, tổng cộng gần 34.000 người tại Disneyland Thượng Hải được xét nghiệm COVID-19. Việc xét nghiệm kéo dài tới gần nửa đêm mới hoàn tất, thời điểm hoạt động vui chơi tại công viên thường đã khép lại từ lâu.

Xét nghiệm xong, hơn 30.000 người được 220 chiếc xe buýt đặc biệt đưa về nhà. Tất cả đều nhận kết quả âm tính vào ngày 1/11 nhưng vẫn được yêu cầu tự cách ly tại nhà trong 2 ngày và xét nghiệm lại sau hai tuần.

Động thái đóng cửa Disneyland Thượng Hải, công viên giải trí thu lời bậc nhất của hãng Disney, được thực hiện sau khi nhà chức trách phát hiện một phụ nữ dương tính với nCoV.

Bệnh nhân COVID-19 này từng đến Thượng Hải từ thành phố Hàng Châu gần đó trong cuối tuần ấy. Nhà chức trách chưa xác nhận liệu người này có từng tới Disneyland hay không.

Vụ niêm phong Disneyland cho thấy 'ám ảnh COVID-19' của Trung Quốc ảnh 1

Khách tham quan tạo dáng chụp ảnh tại công viên giải trí Disneyland Thượng Hải vào tháng 5/2020. Ảnh: Reuters.

Bùng dịch càng thường xuyên, nhà chức trách càng mạnh tay

Đối với người dân ở các nước mà COVID-19 đã trở thành bệnh đặc hiệu, phản ứng của nhà chức trách tại Disneyland Thượng Hải có thể rất cực đoan. Nhưng cách phản ứng ấy là điển hình cho chính sách chống dịch triệt để của Trung Quốc.

Từ khi kiểm soát được đợt bùng dịch ban đầu tại Vũ Hán vào tháng 4/2020, Trung Quốc không chỉ tìm cách kiềm chế mà còn muốn triệt tiêu virus.

Để làm điều đó, Trung Quốc triển khai một loạt biện pháp như kiểm soát biên giới, cách ly bắt buộc, phong tỏa địa phương và xét nghiệm diện rộng với mục đích truy lùng ca mắc trước khi đại dịch cắm rễ.

Chiến thuật này đã được áp dụng thành công ở nhiều nơi khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Singapore, Đài Loan, Australia và New Zealand. Nhưng sự xuất hiện của biến chủng Delta dễ lây lan đã khiến cách chống dịch này gần như không còn khả thi.

Lúc này, Trung Quốc đại lục cùng đặc khu hành chính Hong Kong là những thành trì cuối cùng còn theo đuổi đường lối “Zero COVID-19”, trong khi những nơi khác bắt đầu tìm cách mở cửa biên giới và sống chung với virus.

Vu niem phong Disneyland cho thay 'am anh COVID-19' cua Trung Quoc

Nhân viên y tế xịt khử khuẩn tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 29/10. Ảnh: VCG.

Nhưng thay vì dần nới lỏng theo hướng tái mở cửa, Trung Quốc vẫn kiên trì với “Zero COVID-19”, ngay cả khi các làn sóng Delta đang xô tới thường xuyên hơn. Làn sóng hiện tại đã lan ra hơn một nửa các tỉnh, khu tự trị Trung Quốc với khoảng 480 ca mắc cộng đồng.

Khi mối đe dọa từ virus trở nên thường xuyên hơn, các biện pháp chống dịch của Trung Quốc càng thêm phần mãnh liệt. Nhưng những biện pháp ấy có hiệu quả chống dịch bao nhiêu thì cũng làm gián đoạn cuộc sống của người dân bấy nhiêu.

Các lệnh phong tỏa chớp nhoáng và quy định giới hạn di chuyển nội địa được triển khai ngày một nhiều, đè nặng lên chi tiêu khách hàng và nhu cầu tiêu dùng. Trong bối cảnh ấy, một số quan chức thậm chí còn đi xa hơn nữa để ngăn chặn COVID-19.

Chẳng hạn, sau khi phát hiện một ca nhiễm, một quận nhỏ thuộc tỉnh Giang Tây ở miền Đông Trung Quốc chuyển mọi đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn sang màu đỏ.

Tuy nhà chức trách địa phương cho rằng đây là biện pháp khẩn cấp nhằm giảm thiểu đi lại, động thái này đã bị chỉ trích trên mạng xã hội. Ít lâu sau, biện pháp trên được dỡ bỏ và các cột đèn tín hiệu trở lại hoạt động bình thường, theo truyền thông Trung Quốc.

Vu niem phong Disneyland cho thay 'am anh COVID-19' cua Trung Quoc-Hinh-2

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Thụy Lệ vào ngày 29/10. Ảnh: VCG.

Sẽ không đổi chiến thuật trong thời gian ngắn

Có lẽ không nơi nào thể hiện quyết tâm của Trung Quốc đối với “Zero COVID-19” rõ ràng hơn tại thành phố Thụy Lệ nằm ở phía đông nam đất nước, trên đường biên giới chung với Myanmar.

Chỉ trong 7 tháng gần đây, 268.000 người dân Thụy Lệ phải trải qua 4 lần phong tỏa. Họ phần lớn bị cấm đi khỏi thành phố vì nCoV liên tục mò sang từ Myanmar, nơi dịch bệnh đang hoành hành.

Nguyên phó thị trưởng thành phố Thụy Lệ hồi tuần trước đã lên tiếng kêu gọi thêm sự hỗ trợ từ Bắc Kinh. Vị này cho rằng thành phố không thể một mình kiểm soát dịch, trong khi biện pháp giới hạn đang bào mòn các cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ.

Truyền thông địa phương cuối tuần qua cũng đưa tin về việc một em bé được xét nghiệm COVID-19 tới 74 lần kể từ tháng 9/2020, trong bối cảnh xét nghiệm toàn thành phố là một phần then chốt trong bộ công cụ của Trung Quốc.

Vu niem phong Disneyland cho thay 'am anh COVID-19' cua Trung Quoc-Hinh-3

Người dân Bắc Kinh xếp hàng tiêm mũi nhắc lại ngừa COVID-19 vào ngày 30/10. Ảnh: VCG.

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không đổi chiến thuật trong thời gian ngắn, kể cả khi thế giới mở cửa.

Nguyên nhân là trong tuần này sẽ có một hội nghị quan trọng về nhập khẩu diễn ra tại Thượng Hải với sự góp mặt của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi Thế vận hội mùa đông cũng sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh trong chưa đầy 100 ngày nữa.

Chính sách “Zero COVID-19” của Trung Quốc cũng được thể hiện qua ông Tập, người chưa từng đặt chân ra nước ngoài kể từ đầu đại dịch.

Chủ tịch Tập đã không tham dự cuộc gặp thượng đỉnh trực tiếp G20 vào cuối tuần qua tại Rome, cũng như bỏ qua hội nghị về biến đổi khí hậu COP26 bắt đầu từ tuần này tại Scotland.

Trả lời truyền thông địa phương hồi tháng 8, Tăng Quang - cựu nhà khoa học trưởng về dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) - cho biết nước này trung thành với chiến thuật triệt tiêu COVID-19 một phần là do tỷ lệ tiêm chủng chưa đủ cao và cần các mũi tiêm “cập nhật”.

Đến nay, Trung Quốc đã tiêm đầy đủ cho hơn 75% trong số 1,4 tỷ dân bằng vaccine nội địa và đang tiêm nhắc lại cho người trưởng thành.

“Khi hoàn cảnh quốc tế thay đổi, Trung Quốc chắc chắn sẽ thay đổi”, ông Tăng nói. “Khi lợi ích từ ‘Zero COVID-19’ không còn, chúng ta cũng sẽ không tiếp tục làm vậy”.

Anh đối mặt làn sóng Covid-19 thứ 3, Nhật cảnh báo về biến thể mới

Giáo sư Đại học Cambridge (Anh) Ravi Gupta đã tư vấn cho chính phủ rằng có dấu hiệu cho thấy nước này đang ở trong giai đoạn đầu của làn sóng thứ ba nhiễm Covid-19. Còn tại Nhật Bản, người ta cảnh báo về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Anh đối mặt làn sóng Covid-19 thứ 3, Nhật cảnh báo về biến thể mới
Theo Giáo sư Ravi Gupta hiện tại số ca mắc mới tại Anh tương đối thấp, nhưng biến thể Ấn Độ đã thúc đẩy các ca nhiễm mới tăng trưởng theo cấp số nhân. Do đó ông đề xuất chính phủ Anh nên hoãn kế hoạch chấm dứt các hạn chế Covid vào ngày 21/6 này.
Bộ trưởng Môi trường cũng cho biết chính phủ không loại trừ khả năng trì hoãn đối với việc nới lỏng quy định theo kế hoạch. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Anh cảnh báo về tác động có hại cho nền kinh tế với bất kỳ sự thay đổi nào đối với đề xuất nới lỏng đã được thông qua.

Cựu phát thanh viên từng chỉ trích vắc xin qua đời vì COVID-19

(Kiến Thức) - Dick Farrel, một cựu phát thanh viên ở Florida (Mỹ) và là người dẫn chương trình truyền hình trên Newsmax, qua đời hồi tuần trước do các biến chứng sau khi mắc COVID-19.

Cựu phát thanh viên từng chỉ trích vắc xin qua đời vì COVID-19
NBC News đưa tin, Dick Farrel, một cựu phát thanh viên ở Florida (Mỹ) và là người dẫn chương trình truyền hình trên Newsmax, qua đời hôm 4/8 do các biến chứng sau khi mắc COVID-19.
"Với trái tim nặng trĩu, tôi chỉ có thể nói điều này thật bất ngờ. Ông ấy sẽ luôn được mọi người nhớ đến. Chúng tôi sẽ luôn yêu quý Dick Farrel, luôn đánh giá cao tinh thần của ông ấy", Kit Farley, đồng nghiệp của Farrel, viết trên Facebook.

“Đột nhập” điểm nóng COVID-19 mới ở Mỹ

(Kiến Thức) - Louisiana nằm trong số những bang ghi nhận số ca nhập viện vì COVID-19 nhiều nhất ở Mỹ hiện nay.

“Đột nhập” điểm nóng COVID-19 mới ở Mỹ
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My
Dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh ở Mỹ với sự xuất hiện của biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh. Bang Louisiana nằm trong số những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại nước này. (Nguồn ảnh: Reuters) 
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-2
 Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, bang Louisiana có mức trung bình về số ca mắc mới tính theo đầu người trong 7 ngày cuối tháng 7/2021 cao nhất cả nước. Ước tính, cứ 100.000 người dân thì có 77 ca mắc mới mỗi ngày trong 1 tuần.
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-3
 Số người nhập viện do mắc COVID-19 tại Louisiana cũng tăng vọt dẫn đến tình trạng quá tải trong các bệnh viện, thiếu hụt nhân viên chăm sóc y tế.
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-4
 Được biết, Trung tâm Y tế Khu vực Our Lady of the Lake đã phải dừng việc phẫu thuật không khẩn cấp cho các bệnh nhân khác để ưu tiên giường điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-5
Giám đốc Trung tâm y tế Khu vực Our Lady of the Lake, Catherine O'Neal, cho biết trung tâm y tế này lớn nhất tiểu bang nhưng không có đủ nhân viên để điều trị cho tất cả mọi người vì số lượng bệnh nhân nhập viện quá lớn. Trung tâm đã phải điều động các nhân viên dự bị và đóng cửa các khoa khác. 
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-6
Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc COVID-19 mới tại bang Louisiana, trong đó có sự xuất hiện biến thể Delta với khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tiêm chủng thấp. 
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-7
 Louisiana là một trong những bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất nước Mỹ. Địa phương này đứng thứ 5 trong danh sách những bang có tỷ lệ tiêm chủng dưới 38%.
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-8
Bà Joan Bronson được điều trị COVID-19 tại Trung tâm y tế Ochsner ở Jefferson Parish, bang Louisiana, ngày 10/8. 
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-9
 Jerome Batiste, đến từ Westwego, Louisiana, cũng đang được điều trị COVID-19 tại Ochsner.
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-10
 Bác sĩ Stephen Kantrow thảo luận về việc chăm sóc bệnh nhân với các nhân viên y tế khi họ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Y tế Ochsner ngày 10/8.
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-11
 Mary Lubrano, một nữ y tá đến từ Chalmette, bị mắc COVID-19 và đang được điều trị.
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-12
Một người dân tự lấy mẫu để xét nghiệm COVID-19 tại địa điểm xét nghiệm ở New Orleans, Louisiana, ngày 6/8 trong bối cảnh số ca mắc tăng nhanh khắp bang này. 
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-13
 Các binh sĩ Mỹ có mặt tại một địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở New Orleans.
“Dot nhap” diem nong COVID-19 moi o My-Hinh-14
 Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở Trung tâm y tế North Oaks ngày 5/8.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.