Vũ nhôm làm gì với 3 lô đất công sản thâu tóm ở TPHCM?

Vũ nhôm hợp tác xây khu phức hợp 18 tầng ở 15 Thi Sách, chuyển nhượng lô đất 129 Pasteur cho tư nhân và chỉ giữ lại nhà đất số 8 Nguyễn Trung Trực khi xây khách sạn bất thành.

Vũ nhôm làm gì với 3 lô đất công sản thâu tóm ở TPHCM?
Ngoài 4 mảnh đất đắc địa ở Đà Nẵng, cựu thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") còn thâu tóm 3 lô khác ở TP.HCM có tổng diện tích hơn 5.800 m3. Mục đích giao đất ban đầu đều phục vụ hoạt động nghiệp vụ công an nhưng khi rơi vào tay Vũ, các lô đất công sản được chuyển hóa công năng thành cao ốc, khách sạn hoặc chuyển nhượng cho tư nhân.
Hai cựu thứ trưởng công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân bị cáo buộc thiếu trách nhiệm dẫn đến việc Vũ nhôm liên tiếp xâm phạm các dự án bất động sản, nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước, gây thiệt hại cả nghìn tỷ đồng.
Xây cao ốc phức hợp 18 tầng
Nhà đất số 15 Thi Sách rộng 2.300 m2 vốn được một ty sản xuất phim thuê làm trụ sở. Năm 2014, Tổng cục Tình báo (Bộ Công an) đề nghị cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 của Vũ nhận quyền thuê lại để phục vụ mục đích an ninh.
Theo đề nghị của Bộ Công an, công ty của Vũ được ký hợp đồng thuê đất với Sở TN&MT và có trách nhiệm nộp vào ngân sách TP 6,7 tỷ đồng chi phí bồi thường tài sản, vật kiến trúc trên đất. Tuy nhiên, số tiền này lại được khấu trừ vào tiền thuê đất phải nộp.
Vu nhom lam gi voi 3 lo dat cong san thau tom o TPHCM?
 Cựu sĩ quan tình báo Phan Văn Anh Vũ tại phiên xử vụ án xảy ra tại ngân hàng Đông Á. Ảnh: Lê Quân.
Có trong tay hợp đồng thuê đất 50 năm để làm văn phòng, Phan Văn Anh Vũ đã lập dự án bổ sung chức năng 115 căn hộ, 72 căn officetel và 88 phòng khách sạn có chiều cao 83 m.
Sau đó, Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 góp vốn bằng đất, còn Công ty Novaland bỏ tiền đầu tư xây dựng. Lợi nhuận được chia đôi sau khi trừ các khoản chi phí.
Để ký kết với nhà thầu và bao tiêu sản phẩm dự án, CP Xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty Novaland góp vốn thành lập Công ty TNHH Madison và Công ty CP Novahome Madison. Cuối năm 2015, Công ty TNHH Madison thay thế Công ty Novaland thực hiện toàn bộ quyền, nghĩa vụ liên quan dự án và UBND TP.HCM chấp thuận dự án nêu trên, đồng thời cho phép công ty của Vũ chuyển mục đích sử dụng đất.
Vu nhom lam gi voi 3 lo dat cong san thau tom o TPHCM?-Hinh-2
 Cao ốc phức hợp Madison do công ty của Vũ hợp tác đầu tư trên nền nhà đất công sản số 15 Thi Sách. Ảnh: Lê Quân.
Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng Vũ đã cùng với đối tác xây dựng công trình 18 tầng, sau đó ký hợp đồng đặt cọc và cho thuê bất động sản thu hơn 1.000 tỷ đồng.
Theo định giá tài sản, giá trị quyền sử dụng đất tại số 15 Thi Sách tại thời điểm khởi tố vụ án là 762 tỷ đồng. Thời điểm Vũ bị xử lý, việc phê duyệt giá chưa thực hiện nên không gây ra thiệt hại. Cáo trạng chỉ xem xét khoản 6,7 tỷ đồng nhà nước bị thiệt hại khi Phan Văn Anh Vũ được khấu trừ trái pháp luật vào tiền thuê đất.
Liên quan sai phạm xảy ra tại lô đất này, tháng 9/2018, ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM và 4 người khác đã bị Bộ Công an khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Bán "lúa non" cho tư nhân
Quá trình điều tra sai phạm trong sử dụng đất đai của Vũ ở TP.HCM, cơ quan tố tụng còn làm rõ hơn 2.200 m2 đất ở 129 Pasteur vốn là nhà khách do Tổng cục Hậu cần Bộ Công an quản lý rơi vào tay tư nhân.
Vụ việc bắt nguồn năm 2015, khi Tổng cục Tình báo căn cứ tờ trình của Phan Văn Anh Vũ đề xuất Bộ trưởng Công an cho phép Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 (một công ty khác của Vũ) được mua chỉ định nhà đất số 129 Pasteur để phục vụ công tác nghiệp vụ.
Sau khi thứ trưởng Bùi Văn Thành xin phép chuyển nhượng, Chính phủ đồng ý bán chỉ định nhà đất số 129 Pasteur theo giá thị trường cho công ty của Vũ để phục vụ yêu cầu công tác.
Vu nhom lam gi voi 3 lo dat cong san thau tom o TPHCM?-Hinh-3
 Nhà đất 129 Pasteur vốn là nhà khách đối ngoại do Tổng cục Hậu cần - Bộ Công an quản lý. Ảnh: Lê Quân.
Năm 2016, Tổng cục Hậu cần chuyển nhượng cho Công ty CP Nova Bắc Nam 79 nhà đất số 129 Pasteur với giá 294 tỷ đồng. Khi giao dịch chưa hoàn tất, công ty của Vũ đã nhận 300 tỷ đồng từ Công ty CP Đầu tư Peak View theo hợp đồng hứa bán lại lô đất trên.
Sau đó chỉ một tuần, các cổ đông sáng lập Peak View đã chuyển nhượng 100% cổ phần với giá 350 tỷ đồng cho Công ty CP Địa ốc Sài Gòn - Gia Định.
Kết luận định giá tài sản xác định giá trị quyền sử dụng đất nhà số 129 Pasteur tại thời điểm khởi tố vụ án là 517 tỷ đồng. So với giá bán cho Công ty CP Nova Bắc Nam 79, nhà nước bị thiệt hại là hơn 222 tỷ đồng.
Xây khách sạn bất thành
Cũng trong năm 2009, Bộ Công an đề nghị TP.HCM cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 thuê lại nhà đất số 8 Nguyễn Trung Trực. Công ty của Vũ nhôm và doanh nghiệp đang thuê lô đất này thống nhất chuyển giao quyền thuê đất để xây dựng khu thương mại cao ốc, văn phòng, khách sạn, căn hộ phục vụ công tác đặc thù của Bộ Công an phía nam nhưng không được TP chấp thuận.
Do đó, Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 được sử dụng mặt bằng số 8 Nguyễn Trung Trực nhưng phải tuân theo đúng quy hoạch.
Vu nhom lam gi voi 3 lo dat cong san thau tom o TPHCM?-Hinh-4
 Công ty của Vũ từng xin xây công trình phức hợp 25 tầng tại số 8 Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Lê Quân.
Cuối năm 2011, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân ký công văn báo cáo Thủ tướng về việc xử lý giá thuê đất. Xác định việc xây dựng văn phòng làm việc tại số 8 Nguyễn Trung Trực của Công ty Bắc Nam 79 là trường hợp đặc thù, Chính phủ đồng ý cho TP.HCM thu tiền thuê đất như đề nghị của Bộ Công an. Trường hợp công ty sử dụng đất vào mục đích kinh doanh thì thu tiền theo quy định hiện hành.
Trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở TN&MT TP.HCM đã cho công ty của Vũ với giá hơn 500.000 đồng/m2/năm (bằng 1/3 giá thị trường). Do đó, việc chuyển nhượng này gây thiệt hại cho nhà nước 6,4 tỷ đồng.
Không xây được khách sạn, hiện nay Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 sử dụng nhà đất số 8 Nguyễn Trung Trực làm trụ sở.

Cáo trạng VSKND xác định ông Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân cùng một số cán bộ giúp sức tích cực, hoặc thiếu trách nhiệm để Vũ lợi dụng tổ chức bình phong thâu tóm, chuyển nhượng hàng loạt bất động sản, nhà đất công sản trái quy định.

Trong đó, ông Bùi Văn Thành ký tờ trình đề nghị Thủ tướng cho bán chỉ định nhà đất tại số 129 Pasteur cho Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79, sau đó đề nghị cơ quan chuyên môn trình UBND TP.HCM phê duyệt giá bán lô đất trái thẩm quyền. Ngoài ra, ông Thành còn không chỉ đạo cấp dưới quản lý nhà đất phục vụ nghiệp vụ, không báo cáo cấp thẩm quyền ngăn chặn việc Vũ chuyển nhượng nhà đất cho tư nhân.

Còn ông Trần Việt Tân ký 7 văn bản gửi các cơ quan, tổ chức đề nghị cho các công ty bình phong do Vũ điều hành được thuê các nhà đất, trong đó có lô ở 15 Thi Sách và số 8 Nguyễn Trung Trực. Sau đó, cựu thứ trưởng công an thiếu trách nhiệm trong quản lý nên không ngăn chặn được vi phạm của Phan Văn Anh Vũ.

"Số phận" dự án nghìn tỉ ở Sơn Trà của Vũ Nhôm thế nào?

(Kiến Thức) - Trong số nhiều dự án gắn với tên tuổi Vũ Nhôm, đáng chú ý là dự án trên 2.600 tỉ đồng tại bán đảo Sơn Trà. Vậy dự án này đang ra sao?

"Số phận" dự án nghìn tỉ ở Sơn Trà của Vũ Nhôm thế nào?
Vũ Nhôm là đại gia bất động sản kín tiếng, sở hữu hàng loạt khu đất vàng tại Đà Nẵng. Trong đó, đáng lưu ý Vũ Nhôm từng nắm trong tay dự án xây dựng Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa có tổng mức vốn đầu tư trên 2.600 tỉ đồng, với diện tích lên tới hơn 955.000 m2 tại bán đảo Sơn Trà.
Cụ thể, Người lao động dẫn nguồn từ báo cáo trình của UBND TP Đà Nẵng với Thủ tướng Chính phủ, cho đến thời điểm tháng 12/2012, tại khu vực bán đảo Sơn Trà, UBND thành phố Đà Nẵng đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 dự án để đầu tư phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
Đã có 3 dự án đầu tư, 1 dự án đang triển khai, 3 dự án đã triển khai một phần nhưng sau đó tạm dừng và 11 dự án chưa triển khai, trong đó có Dự án Khu du lịch sinh thái biển Ghềnh Bàn – Bãi Đa của Công ty Cổ phần Xây dựng 79 - thời điểm đó, ông Phan Anh Văn Vũ vẫn là Chủ tịch HĐQT.
Vũ Nhôm và phi vụ dự án du lịch sinh thái ở Sơn Trà. Ảnh: Lê Đình Dũng/MTG.
 Vũ Nhôm và phi vụ dự án du lịch sinh thái ở Sơn Trà. Ảnh: Lê Đình Dũng/MTG.

Vào cuối năm 2005, Công ty Cổ phần Xây dựng 79 đã có tờ trình xin đầu tư Khu du lịch sinh thái biển Ghềnh Bàn - Bãi Đa với tổng số vốn đầu tư lên tới 2.690 tỷ đồng. Năm 2007, Dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa (Bán đảo Sơn Trà), được UBND TP Đà Nẵng đồng ý chủ trương giao đất trực tiếp cho Công ty Cổ phần Xây dựng 79.

Tháng 8/2014, UBND TP Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa của Công ty Cổ phần Xây dựng 79.

Theo đó, Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng 79 sẽ đầu tư trên 2.690 tỉ đồng và xây dựng trên diện tích: 955.886 m2 (95,58 ha), trong đó giao đất có thu tiền sử dụng đất là 154.968 m2, thuê đất 160.000 m2 và diện tích đất tôn tạo cảnh quan không thu tiền là 640.198 m2.

Hiện Công ty Cổ phần Xây dựng 79 đã nộp tiền sử dụng đất trên 70 tỉ đồng. UBND thành phố cấp 33 GCN QSD đất với mục đích đất ở, diện tích: 154.968 m2. Riêng phần diện tích đất thuê (160.000 m2), chưa cấp GCN QSD đất thuê do chưa nộp tiền thuê đất từ năm 2007 đến nay. Quy mô dự án theo quy hoạch là 228 biệt thự. Như vậy, Dự án đã có Quyết định giao đất, cho thuê đất, chưa thực hiện thủ tục ký Hợp đồng thuê đất và chưa cấp GCN QSD đất của toàn dự án.

Cũng theo Người lao động, dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn- Bãi Đa được UBND thành phố cấp đất trực tiếp cho doanh nghiệp, không có dự án đầu tư, không thông qua đấu thầu dự án sử dụng đất hoặc đấu giá đất.

Mặc dù được UBND thành phố giao đất từ năm 2007 đến nay, nhưng dự án không triển khai xây dựng, không làm các thủ tục thuê đất, đến tháng 11/2014 UBND thành phố có công văn chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án Khu dịch vụ du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa.

Tuy nhiên, tại Quyết định năm 2008 phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, dự án này chủ yếu là làm biệt thự trên khu vực đất ở đã được giao đất có thu tiền 154.968 m2 và đã được UBND thành phố cấp 33 Giấy chứng nhận QSD đất với mục đích đất ở.

Dự án nằm ở độ cao trải dài từ trên 100 m so với mực nước biển đến hơn 200m so với mực nước biển (trong 95,58 ha có 62,58 ha cao từ 100m - 200m so với mực nước biển và 33,4 ha thấp hơn 100 m so với mực nước biển).

Theo Dân Việt, kết luận của cơ quan chức năng về dự án KDL Ghềnh Bàn – Bãi Đa là ảnh hưởng đến công trình quốc phòng đã xây dựng và đất có tầm quan trọng cao trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc theo Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 9/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Các Sở KH&ĐT, Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã kiến nghị đề xuất thu hồi 93 ha đất do độ cao trên 100m, do ảnh hưởng yếu tố quốc phòng, diện tích còn lại là 2,34 ha, tương đương với quy hoạch 8 biệt thự.

Ngoài ra, Sở KH&ĐT cũng đề nghị UBND thành phố thu hồi lại toàn bộ dự án và hoàn trả lại 62,3 tỷ đồng nhà đầu tư đã nộp do chuyển quyền sử dụng đất hoặc chuyển đến vị trí khác khỏi khu vực bán đảo Sơn Trà. Hiện UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ TN và MT đề xuất thu hồi dự án.

"Đất vàng” của Vũ “Nhôm” bị yêu cầu thu hồi, hoán đổi

(Kiến Thức) - Dự án khu đất mặt tiền diện tích 4,5ha đường Trường Sa (quận Ngũ Hành Sơn) và dự án nhà hàng, bến du thuyền của Vũ Nhôm nằm trong danh sách khái toán của UBND thành phố Đà Nẵng để thu hồi hoặc hoán đổi.

"Đất vàng” của Vũ “Nhôm” bị yêu cầu thu hồi, hoán đổi
UBND TP.Đà Nẵng vừa ra văn bản yêu cầu sở Tài nguyên và Môi trường thành phố khai toán nhanh giá trị của các khu đất trên địa bàn để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành liên quan đến quy hoạch đô thị, sử dụng đất. Các khu được đề cập đều nằm ở vị trí đắc địa, có giá trị lớn.
Theo đó, các khu đất UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu khái toán giá trị là các “khu đất vàng" như: dự án DAP Việt Nam do Công ty TNHH DAP làm chủ đầu tư; dự án DAP 1 Việt Nam do Công ty TNHH DAP 1 Việt Nam làm chủ đầu tư; dự án DAP 2 Việt Nam do Công ty TNHH DAP 2 Việt Nam làm chủ đầu tư (bên cạnh khách sạn Sheraton); khu đất 6.000m2 bên cạnh công viên APEC.

“Số phận” của loạt công sản, dự án liên quan đến Vũ Nhôm

(Kiến Thức) - Bộ công an đang điều tra 9 dự án và 31 nhà đất công sản liên quan đến Vũ Nhôm. Cùng Kiến Thức điểm lại "số phận" hiện tại của những dự án này.

“Số phận” của loạt công sản, dự án liên quan đến Vũ Nhôm
“So phan” cua loat cong san, du an lien quan den Vu Nhom
 Một trong những dự án khủng liên quan đến Vũ Nhôm tại Đà Nẵng - Phú Gia Compound đang trong giai đoạn hoàn thiện và chào bán biệt thự 5,8-14 tỉ đồng/căn. Ảnh: Viethouse. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.