Bài học trong quá khứ
Nhiều nhà quan sát tin rằng, cảm giác bất lực cũng là một biểu hiện của các nước trên thế giới trước vị Tổng thống Nga Vladimir Putin. Họ lo ngại rằng, chính bất an sâu sắc của ông Putin, vốn hình thành từ thời ông còn là một điệp viên tình báo, có thể khiến tình hình ở Đông Âu lâm vào cuộc khủng hoảng thực sự.
Chiến tranh Thế giới 1, vừa tròn kỉ niệm 100 năm vào tháng này, là một lời nhắc nhở cho nhân loại về việc một màn khơi mào tưởng chừng nhỏ (chính là vụ ám sát chính trị) có thể biến thành ngọn lửa thiêu đốt mọi thứ.
Dân địa phương tới hiện trường vụ tai nạn. |
Trong khi thế giới đã học được rất nhiều từ cuộc chiến tranh đó, thì cuộc khủng hoảng ở Ukraine vẫn mang nhiều tiềm ẩn để thổi bùng một ngọn lửa như vậy, mà có thể khiến châu Á lâm vào cảnh khốn đốn.
Đây là lý do việc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngay lập tức có những động thái nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng trên. Thêm vào đó, sau sự cố máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị tên lửa bắn hạ ở vùng chiến sự Ukraine, dư luận thế giới cũng không nên vội vàng phán xét ai là bên chịu trách nhiệm về vụ trên cho tới khi tất cả các bằng chứng được làm sáng tỏ.
Thực vậy, Thủ tướng Tony Abbott, quốc gia mất ít nhất 27 công dân trong thảm họa MH17, ngày 18/7 kêu gọi các nước ngừng đưa ra các kết luận vội vàng về thủ phạm của vụ tai nạn. Mặc dù, sau đó, ông cũng đưa ra các phản ứng gay gắt hướng mũi dùi về Nga, nói rằng máy bay đã bị bắn hạ bởi “tên lửa của quân nổi dậy miền đông Ukraine do Nga hậu thuẫn”. Ngoài ra, Thủ tướng Abbott cũng cho hay, các nỗ lực của Moscow nhằm đổ trách nhiệm cho Kiev trong vụ này là “không thỏa đáng chút nào”.
Đáp trả lại, phía Nga đang đổ lỗi cho chính quyền Ukraine khi đưa ra thông tin rằng, quân đội nước này đã bắn nhầm vào máy bay MH17 vì tưởng rằng đó là chuyên cơ chở ông Putin, cái có cùng màu sơn xanh-đó-trắng và có thể bay qua vùng không phận mà MH17 gặp nặn trước đó 1 giờ. Lý do này nghe có vẻ không hợp lý và không thể xảy ra, nhưng các sai lầm này đã xảy ra trong quá khứ. Vào năm 1988, Mỹ cho hay, họ đã bắn hạ một máy bay dân dụng của Iran vì tưởng nó là chiến đấu cơ.
Tuy nhiên, dù làm vậy, nhưng dư luận vẫn hướng về phía quân ly khai ở miền đông Ukraine với sự đồng lõa của các nhân viên tình báo Nga. Đó là bởi vì, tuần trước, những phần từ đòi ly khai này cũng bắn hạ một máy bay vận tải quân sự AN-26 và chiếc Su-25. Đâu đó, phía chính quyền Kiev còn tin rằng, phe biểu tình đang nắm giữ hệ thống phòng tủ trên không Buk (mà NATO hay gọi là SA-11).
Do đâu dẫn tới cơ sự này?
Cuộc xung đột ở Ukraine có nguồn gốc từ việc một bộ phận giới chức nước này muốn thắt chặt mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU). Vì vậy, Tổng thống Putin nhận thấy, điều này nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới những kế hoạch của mình và ông nỗ lực để đảm bảo ngăn chặn điều đó. Khi mà phương Tây thúc đẩy quan hệ với Ukraine, điều này làm tăng áp lực lên ông Putin. Các phản ứng ban đầu cho thấy, Tổng thống Mỹ Obama luôn trong tư thế sẵn sàng nổ súng để trừng phạt ông Putin.
Các đồ vật của hành khách tử nạn rơi vương vãi trên cánh đồng. |
Cũng cần phải nói rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine không thể xảy ra vào thời điểm tồi tệ gây ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới, vốn vẫn đang trong eúa trình phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thực vậy, cuối năm nay, ông Obama cùng các lãnh đạo nhóm G-20 sẽ nhóm họp ở Brisbane để bàn về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu cuộc khủng hoảng trên ngày một tồi tệ, ông Putin sẽ không mấy dễ chịu khi hiện diện tại hội nghị này. Còn trong trường hợp nếu Nga không hợp tác để xuống thang tình hình, có thể lời mời ông Putin tới dự sự kiện này sẽ bị thu hồi lại.