Vụ lính Mỹ đổi thuốc lá lấy xe bán tải gắn súng máy Nga đề bảo vệ sân bay Kabul

Vụ lính Mỹ đổi thuốc lá lấy xe bán tải gắn súng máy Nga đề bảo vệ sân bay Kabul

Hồi giữa tháng 8/2021, binh lính Mỹ đổi hai hộp thuốc lá lấy chiếc xe bán tải gắn súng máy ZPU-2 nhằm bảo vệ sân bay Kabul trước các tay súng Taliban, khi khí tài hạng nặng chưa kịp chuyển đến.

Thời điểm  Taliban tiến vào thủ đô Kabul ngày 15/8, Mỹ quyết định điều quân đến đảm bảo an ninh tại sân bay quốc tế Hamid Karzai tại thủ đô Kabul, trong bối cảnh hàng chục nghìn công dân Mỹ và người Afghanistan đổ xô tới đây để được di tản.
Thời điểm Taliban tiến vào thủ đô Kabul ngày 15/8, Mỹ quyết định điều quân đến đảm bảo an ninh tại sân bay quốc tế Hamid Karzai tại thủ đô Kabul, trong bối cảnh hàng chục nghìn công dân Mỹ và người Afghanistan đổ xô tới đây để được di tản.
Tiểu đoàn 1 của trung tá Andy Harris, thuộc Trung đoàn bộ binh dù 504, là những lính Mỹ đầu tiên tới sân bay Kabul làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho chiến dịch di tản.
Tiểu đoàn 1 của trung tá Andy Harris, thuộc Trung đoàn bộ binh dù 504, là những lính Mỹ đầu tiên tới sân bay Kabul làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho chiến dịch di tản.
Khi vận tải cơ đáp xuống sân bay Hamid Karzai ngày 16/8, các binh sĩ Mỹ nhận thấy hầu hết các chốt an ninh xung quanh vành đai sân bay bị bỏ trống.
Khi vận tải cơ đáp xuống sân bay Hamid Karzai ngày 16/8, các binh sĩ Mỹ nhận thấy hầu hết các chốt an ninh xung quanh vành đai sân bay bị bỏ trống.
Trong những ngày tiếp theo, lính dù của lục quân Mỹ cùng các binh sĩ thủy quân lục chiến bắt đầu củng cố hệ thống phòng thủ của sân bay, trong lúc tình hình càng thêm bất ổn sau khi Taliban tiếp quản Kabul.
Trong những ngày tiếp theo, lính dù của lục quân Mỹ cùng các binh sĩ thủy quân lục chiến bắt đầu củng cố hệ thống phòng thủ của sân bay, trong lúc tình hình càng thêm bất ổn sau khi Taliban tiếp quản Kabul.
Trung tá Harris cho biết các tay súng Taliban thường xuyên xuất hiện ở bên ngoài sân bay Kabul, có lúc đứng cách binh sĩ Mỹ khoảng 30 m, thậm chí gần hơn.
Trung tá Harris cho biết các tay súng Taliban thường xuyên xuất hiện ở bên ngoài sân bay Kabul, có lúc đứng cách binh sĩ Mỹ khoảng 30 m, thậm chí gần hơn.
"Từ lúc tới Afghanistan cho đến lúc lên máy bay về nước, tôi nói chuyện với các thành viên Taliban mỗi ngày và chúng tôi đứng cách nhau khoảng 30-60 m", Trung tá Harris nói.
"Từ lúc tới Afghanistan cho đến lúc lên máy bay về nước, tôi nói chuyện với các thành viên Taliban mỗi ngày và chúng tôi đứng cách nhau khoảng 30-60 m", Trung tá Harris nói.
Harris nhanh chóng nhận ra vấn đề là tiểu đoàn của ông không có vũ khí hạng nặng để sẵn sàng ứng phó với mối đe dọa.
Harris nhanh chóng nhận ra vấn đề là tiểu đoàn của ông không có vũ khí hạng nặng để sẵn sàng ứng phó với mối đe dọa.
Quân đội Mỹ khi đó ưu tiên nhanh chóng đưa quân tới Kabul, nên máy bay không có nhiều chỗ để chở vũ khí hoặc phương tiện hạng nặng.
Quân đội Mỹ khi đó ưu tiên nhanh chóng đưa quân tới Kabul, nên máy bay không có nhiều chỗ để chở vũ khí hoặc phương tiện hạng nặng.
Các binh sĩ dưới quyền Harris chỉ mang theo vũ khí cá nhân, trong khi xe thiết giáp, súng máy hạng nặng chưa kịp chuyển tới.
Các binh sĩ dưới quyền Harris chỉ mang theo vũ khí cá nhân, trong khi xe thiết giáp, súng máy hạng nặng chưa kịp chuyển tới.
Đúng lúc đó, các binh sĩ đại đội Bravo thuộc tiểu đoàn 1 phát hiện nhóm binh sĩ chính quyền cũ của Afghanistan tại sân bay đang sở hữu một số khí tài, bao gồm một xe bán tải gắn khẩu súng máy phòng không ZPU-2 14,5 mm.
Đúng lúc đó, các binh sĩ đại đội Bravo thuộc tiểu đoàn 1 phát hiện nhóm binh sĩ chính quyền cũ của Afghanistan tại sân bay đang sở hữu một số khí tài, bao gồm một xe bán tải gắn khẩu súng máy phòng không ZPU-2 14,5 mm.
Khi các binh sĩ Afghanistan thông báo sẽ chuyển đến khu vực khác của sân bay Kabul ngày 17/8, nhóm lính dù Mỹ hỏi họ thể để lại chiếc xe bán tải gắn súng ZPU-2 hay không.
Khi các binh sĩ Afghanistan thông báo sẽ chuyển đến khu vực khác của sân bay Kabul ngày 17/8, nhóm lính dù Mỹ hỏi họ thể để lại chiếc xe bán tải gắn súng ZPU-2 hay không.
"Có hai người đứng cạnh xe tải và chúng tôi hỏi rằng họ có chìa khóa không", binh nhì Alsajjad Al Lami kể lại.
"Có hai người đứng cạnh xe tải và chúng tôi hỏi rằng họ có chìa khóa không", binh nhì Alsajjad Al Lami kể lại.
"Họ trả lời có và sẵn sàng trao chiếc xe này cho chúng tôi, đổi lại họ sẽ nhận dược hai hộp thuốc lá", binh nhì Alsajjad Al Lami cho biết.
"Họ trả lời có và sẵn sàng trao chiếc xe này cho chúng tôi, đổi lại họ sẽ nhận dược hai hộp thuốc lá", binh nhì Alsajjad Al Lami cho biết.
Xe bán tải gắn súng máy ZPU-2 sau đó được lính Mỹ sử dụng khi tuần tra tại sân bay, với mục đích khiến các tay súng Taliban phải chùn bước không dám tấn công vào sân bay.
Xe bán tải gắn súng máy ZPU-2 sau đó được lính Mỹ sử dụng khi tuần tra tại sân bay, với mục đích khiến các tay súng Taliban phải chùn bước không dám tấn công vào sân bay.
Súng phòng không 14,5mm ZPU được thiết kế năm 1944 và sản xuất năm 1949 tại Liên Xô. Ngoài trang bị cho các xe bọc thép ZPU còn được sử dụng làm súng máy phòng không với các biến thể ZPU-1, ZPU-2 và ZPU-4.
Súng phòng không 14,5mm ZPU được thiết kế năm 1944 và sản xuất năm 1949 tại Liên Xô. Ngoài trang bị cho các xe bọc thép ZPU còn được sử dụng làm súng máy phòng không với các biến thể ZPU-1, ZPU-2 và ZPU-4.
Trong đại đội Bravo của Mỹ làm nhiệm vụ ở sân bay Kabul khi ấy, chỉ có binh nhì Alsajjad Al Lami biết cách vận hành súng phòng không ZPU-2 do từng được huấn luyện trong quân đội Iraq.
Trong đại đội Bravo của Mỹ làm nhiệm vụ ở sân bay Kabul khi ấy, chỉ có binh nhì Alsajjad Al Lami biết cách vận hành súng phòng không ZPU-2 do từng được huấn luyện trong quân đội Iraq.
"Al Lami rất quen thuộc với súng ZPU-2 gắn trên chiếc xe bán tải. Do đó, cậu ấy tổ chức một lớp huấn luyện cho tất cả binh sĩ trong đại đội Bravo về cách vận hành. Nhờ vậy, mọi người có thể thay phiên nhau đảm bảo an ninh khi biết cách sử dụng khẩu súng", Trung tá Harris cho biết.
"Al Lami rất quen thuộc với súng ZPU-2 gắn trên chiếc xe bán tải. Do đó, cậu ấy tổ chức một lớp huấn luyện cho tất cả binh sĩ trong đại đội Bravo về cách vận hành. Nhờ vậy, mọi người có thể thay phiên nhau đảm bảo an ninh khi biết cách sử dụng khẩu súng", Trung tá Harris cho biết.
Các binh sĩ Mỹ nhiều ngày sau lái chiếc xe gắn súng phòng không chạy quanh sân bay để thị uy Taliban phía bên kia cánh cổng.
Các binh sĩ Mỹ nhiều ngày sau lái chiếc xe gắn súng phòng không chạy quanh sân bay để thị uy Taliban phía bên kia cánh cổng.
Khi đại đội Bravo được điều tới khu vực khác của sân bay, họ mang theo chiếc xe để cho Taliban thấy lính Mỹ có khí tài hạng nặng và đang trong tư thế phòng thủ.
Khi đại đội Bravo được điều tới khu vực khác của sân bay, họ mang theo chiếc xe để cho Taliban thấy lính Mỹ có khí tài hạng nặng và đang trong tư thế phòng thủ.
"Rõ ràng chúng tôi có các khí tài khác, song Taliban sẽ ít thấy quen thuộc hơn. Chiếc xe bán tải gắn súng phòng không cho Taliban hiểu rằng lính Mỹ có khả năng phòng thủ đáng kể", Trung tá Harris nói.
"Rõ ràng chúng tôi có các khí tài khác, song Taliban sẽ ít thấy quen thuộc hơn. Chiếc xe bán tải gắn súng phòng không cho Taliban hiểu rằng lính Mỹ có khả năng phòng thủ đáng kể", Trung tá Harris nói.
Khi thời hạn rút quân khỏi Afghanistan tới gần, Thiếu tướng Christopher Donahue, chỉ huy Sư đoàn dù 82 tham gia hỗ trợ chiến dịch di tản, thấy các binh sĩ dưới quyền vẫn sử dụng chiếc xe bán tải gắn súng máy phòng không ZPU-2, ông rất ngạc nhiên.
Khi thời hạn rút quân khỏi Afghanistan tới gần, Thiếu tướng Christopher Donahue, chỉ huy Sư đoàn dù 82 tham gia hỗ trợ chiến dịch di tản, thấy các binh sĩ dưới quyền vẫn sử dụng chiếc xe bán tải gắn súng máy phòng không ZPU-2, ông rất ngạc nhiên.
Các binh sĩ dưới quyền đã kể lại chuyện họ đổi lấy chiếc xe bằng hai hộp thuốc lá và và việc họ học cách vận hành chúng ra sao, cũng như chiếc xe trang bị súng máy này đã giúp họ rất nhiều trong việc giữ gìn an ninh tại sân bay ở Kabul.
Các binh sĩ dưới quyền đã kể lại chuyện họ đổi lấy chiếc xe bằng hai hộp thuốc lá và và việc họ học cách vận hành chúng ra sao, cũng như chiếc xe trang bị súng máy này đã giúp họ rất nhiều trong việc giữ gìn an ninh tại sân bay ở Kabul.
Tướng Donahue lệnh cho các binh sĩ Mỹ mang chiếc xe bán tải về Mỹ nếu chuyến bay cuối cùng rời khỏi Kabul còn chỗ.
Tướng Donahue lệnh cho các binh sĩ Mỹ mang chiếc xe bán tải về Mỹ nếu chuyến bay cuối cùng rời khỏi Kabul còn chỗ.
Trung tá Harris và binh nhì Al Lami nằm trong số các binh sĩ cuối cùng rời Afghanistan. Al Lami cho biết anh được chọn ở lại quốc gia Trung Á tới phút chót do quá thành thục với súng ZPU-2 gắn trên chiếc xe.
Trung tá Harris và binh nhì Al Lami nằm trong số các binh sĩ cuối cùng rời Afghanistan. Al Lami cho biết anh được chọn ở lại quốc gia Trung Á tới phút chót do quá thành thục với súng ZPU-2 gắn trên chiếc xe.
Đại tá Brett Lea, phát ngôn viên Sư đoàn dù số 82, khẳng định không ai phải nhường chỗ trên vận tải cơ C-17 cho chiếc xe bán tải gắn súng phòng không ZPU-2 này.
Đại tá Brett Lea, phát ngôn viên Sư đoàn dù số 82, khẳng định không ai phải nhường chỗ trên vận tải cơ C-17 cho chiếc xe bán tải gắn súng phòng không ZPU-2 này.
Trong bản ghi nhớ ngày 27/8 gửi trung tướng Donald Clark, tư lệnh Lục quân Trung tâm Mỹ, tướng Donahue đề nghị cho phép căn cứ Fort Bragg ở bang Bắc Carolina tiếp nhận chiếc xe.
Trong bản ghi nhớ ngày 27/8 gửi trung tướng Donald Clark, tư lệnh Lục quân Trung tâm Mỹ, tướng Donahue đề nghị cho phép căn cứ Fort Bragg ở bang Bắc Carolina tiếp nhận chiếc xe.
Tướng Donahue cho biết nếu được chấp nhận, chiếc xe sẽ được trưng bày bên ngoài khu phức hợp bảo tàng và đài tưởng niệm của Sư đoàn dù số 82, sau khi vô hiệu hóa khẩu súng bên trên. (Hình ảnh thợ quân khí hàn nòng súng và vô hiệu hóa tổ hợp ZPU-2 trên chiếc xe bán tải tại căn cứ Fort Bragg hồi tháng 9).
Tướng Donahue cho biết nếu được chấp nhận, chiếc xe sẽ được trưng bày bên ngoài khu phức hợp bảo tàng và đài tưởng niệm của Sư đoàn dù số 82, sau khi vô hiệu hóa khẩu súng bên trên. (Hình ảnh thợ quân khí hàn nòng súng và vô hiệu hóa tổ hợp ZPU-2 trên chiếc xe bán tải tại căn cứ Fort Bragg hồi tháng 9).
Đề xuất của tướng Donahue sau đó được chấp thuận. Ông cho biết chiếc xe bán tải gắn súng máy phòng không là biểu tượng của "lòng gan dạ, tính kỷ luật và năng lực cực cao" của các binh sĩ dưới quyền được thể hiện ở sân bay Kabul.
Đề xuất của tướng Donahue sau đó được chấp thuận. Ông cho biết chiếc xe bán tải gắn súng máy phòng không là biểu tượng của "lòng gan dạ, tính kỷ luật và năng lực cực cao" của các binh sĩ dưới quyền được thể hiện ở sân bay Kabul.

GALLERY MỚI NHẤT