Vũ khí huyền thoại của Liên Xô trong Quân đội Việt Nam

Vũ khí huyền thoại của Liên Xô trong Quân đội Việt Nam

(Kiến Thức) - Súng trường AK, súng chống tăng RPG-7, xe tăng T-54, tiêm kích MiG-21…là những loại vũ khí huyền thoại của Liên Xô trang bị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ, và đặc biệt là 21 năm kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, nước bạn Liên Xô đã có những giúp đỡ to lớn đối với nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt. Đặc biệt, về phương diện quân sự, Liên Xô đã cung cấp cho quân đội ta rất nhiều trang thiết bị vũ khí đánh Mỹ, một số trong hàng chục loại vũ khí này được thế giới ghi nhận là huyền thoại trong lịch sự quân sự thế giới.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ, và đặc biệt là 21 năm kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, nước bạn Liên Xô đã có những giúp đỡ to lớn đối với nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt. Đặc biệt, về phương diện quân sự, Liên Xô đã cung cấp cho quân đội ta rất nhiều trang thiết bị vũ khí đánh Mỹ, một số trong hàng chục loại vũ khí này được thế giới ghi nhận là huyền thoại trong lịch sự quân sự thế giới.
Đầu tiên phải kể đến khẩu súng trường tiến công AK-47 – một trong những khẩu súng thông dụng nhất thế kỷ 20, hơn 100 triệu khẩu được chế tạo và có mặt ở hơn 50 quốc gia (chưa kể các tổ chức vũ trang). Thậm chí, khẩu AK còn được xuất hiện trên lá cờ nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, AK-47 được sử dụng rộng rãi trong kháng chiến chống Mỹ và các cuộc chiến bảo vệ tổ quốc sau 1975.
Đầu tiên phải kể đến khẩu súng trường tiến công AK-47 – một trong những khẩu súng thông dụng nhất thế kỷ 20, hơn 100 triệu khẩu được chế tạo và có mặt ở hơn 50 quốc gia (chưa kể các tổ chức vũ trang). Thậm chí, khẩu AK còn được xuất hiện trên lá cờ nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, AK-47 được sử dụng rộng rãi trong kháng chiến chống Mỹ và các cuộc chiến bảo vệ tổ quốc sau 1975.
Ngày nay, quân đội ta trang bị chủ yếu biến thể cải tiến AK-47 là AKM ra đời năm 1959 dùng cỡ đạn 7,62x39mm, tốc độ bắn 600 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 715m/s, tầm bắn hiệu quả 300-400m, tầm bắn xa nhất 2.500m, hộp tiếp đạn 30 viên.
Ngày nay, quân đội ta trang bị chủ yếu biến thể cải tiến AK-47 là AKM ra đời năm 1959 dùng cỡ đạn 7,62x39mm, tốc độ bắn 600 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 715m/s, tầm bắn hiệu quả 300-400m, tầm bắn xa nhất 2.500m, hộp tiếp đạn 30 viên.
Loại vũ khí thứ 2 được sử dụng cực kỳ phổ biến không kém gì AK, đó chính là khẩu súng chống tăng RPG-7 mà quân đội ta định danh là B41. Loại vũ khí này có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng nhưng sức công phá cực mạnh. Ra đời từ cách đây hơn nửa thế kỷ, RPG-7 vẫn có khả năng công phá những loại xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới hôm nay.
Loại vũ khí thứ 2 được sử dụng cực kỳ phổ biến không kém gì AK, đó chính là khẩu súng chống tăng RPG-7 mà quân đội ta định danh là B41. Loại vũ khí này có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng nhưng sức công phá cực mạnh. Ra đời từ cách đây hơn nửa thế kỷ, RPG-7 vẫn có khả năng công phá những loại xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới hôm nay.
Công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã tự chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất RPG-7 và AKM để trang bị đại trà cho quân đội. Không những thế, ta còn chế tạo được một số kiểu đạn cải tiến theo mẫu của Nga dùng cho RPG-7, ví dụ như đạn 2 đầu nổ tandem chuyên trị chống xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.
Công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã tự chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất RPG-7 và AKM để trang bị đại trà cho quân đội. Không những thế, ta còn chế tạo được một số kiểu đạn cải tiến theo mẫu của Nga dùng cho RPG-7, ví dụ như đạn 2 đầu nổ tandem chuyên trị chống xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.
Về pháo binh, hệ thống pháo phản lực tự hành BM-21 Grad cũng được xếp vào hàng huyền thoại vũ khí. Được Liên Xô sản xuất năm 1963, tới tận ngày nay BM-21 Grad vẫn được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Khẩu pháo được kết cấu với bệ phóng 40 nòng cỡ 122mm có thể bắn với tốc độ 2 viên/giây, bắn xa 20km trùm lên diện tích lớn, hủy diệt đối phương.
Về pháo binh, hệ thống pháo phản lực tự hành BM-21 Grad cũng được xếp vào hàng huyền thoại vũ khí. Được Liên Xô sản xuất năm 1963, tới tận ngày nay BM-21 Grad vẫn được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Khẩu pháo được kết cấu với bệ phóng 40 nòng cỡ 122mm có thể bắn với tốc độ 2 viên/giây, bắn xa 20km trùm lên diện tích lớn, hủy diệt đối phương.
Một loại vũ khí lục quân huyền thoại nữa cũng trang bị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, đó chính là xe tăng chiến đấu chủ lực T-54. Mẫu tăng này được Liên Xô sản xuất sau chiến tranh thế giới thứ 2 với khoảng 95.000 chiếc xuất xưởng (ở cả Liên Xô và các nước khác được cấp phép).
Một loại vũ khí lục quân huyền thoại nữa cũng trang bị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, đó chính là xe tăng chiến đấu chủ lực T-54. Mẫu tăng này được Liên Xô sản xuất sau chiến tranh thế giới thứ 2 với khoảng 95.000 chiếc xuất xưởng (ở cả Liên Xô và các nước khác được cấp phép).
T-54 đã được trang bị cho quân đội ta từ trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ và vẫn là xe tăng chủ lực cho tới tận ngày nay. T-54 trang bị pháo nòng xoắn cỡ 100m với 34 viên đạn, vũ khí phụ có súng máy 7,62mm và 12,7mm trên nóc tháp pháo.
T-54 đã được trang bị cho quân đội ta từ trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ và vẫn là xe tăng chủ lực cho tới tận ngày nay. T-54 trang bị pháo nòng xoắn cỡ 100m với 34 viên đạn, vũ khí phụ có súng máy 7,62mm và 12,7mm trên nóc tháp pháo.
Ngoài T-54, xe bọc thép chở quân BTR-60 cũng được xem là huyền thoại trong lịch sử phát triển xe bọc thép thế giới. Được Liên Xô sản xuất từ 1960, khoảng 25.000 chiếc đã được đưa vào phục vụ ở hàng chục quốc gia trên thế giới trên 4 châu lục.
Ngoài T-54, xe bọc thép chở quân BTR-60 cũng được xem là huyền thoại trong lịch sử phát triển xe bọc thép thế giới. Được Liên Xô sản xuất từ 1960, khoảng 25.000 chiếc đã được đưa vào phục vụ ở hàng chục quốc gia trên thế giới trên 4 châu lục.
BTR-60 ngày nay vẫn là một trong xe bọc thép chở quân chủ lực tốt nhất của quân đội ta, trang bị trong cả lục quân và hải quân đánh bộ. BTR-60 có khả năng bơi trên mặt nước (sông, biển) rất tốt, đạt tốc độ 10km/h.
BTR-60 ngày nay vẫn là một trong xe bọc thép chở quân chủ lực tốt nhất của quân đội ta, trang bị trong cả lục quân và hải quân đánh bộ. BTR-60 có khả năng bơi trên mặt nước (sông, biển) rất tốt, đạt tốc độ 10km/h.
Trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam ngày nay, tuy chúng ta trang bị rất nhiều kiểu tên lửa, gồm cả loại hiện đại nhất S-300PMU-1. Nhưng loại tên lửa được xưng tụng huyền thoại chỉ có một, không ai khác chính là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-75 Dvina, mà trong nhiều sách sử cũng như phương tiện truyền thông thường gọi nó là SA-2 hoặc SAM-2 – định danh của NATO dành cho tên lửa S-75 Dvina.
Trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam ngày nay, tuy chúng ta trang bị rất nhiều kiểu tên lửa, gồm cả loại hiện đại nhất S-300PMU-1. Nhưng loại tên lửa được xưng tụng huyền thoại chỉ có một, không ai khác chính là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-75 Dvina, mà trong nhiều sách sử cũng như phương tiện truyền thông thường gọi nó là SA-2 hoặc SAM-2 – định danh của NATO dành cho tên lửa S-75 Dvina.
Trong lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam, vũ khí huyền thoại của Liên Xô đầu tiên phải nhắc tới chính là tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21. Thế giới đã công nhận MiG-21 là máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không (10.352 chiếc), máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Hơn 50 quốc gia trên 4 châu lục đã sử dụng loại máy bay này, tham gia hàng loạt cuộc chiến.
Trong lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam, vũ khí huyền thoại của Liên Xô đầu tiên phải nhắc tới chính là tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21. Thế giới đã công nhận MiG-21 là máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không (10.352 chiếc), máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Hơn 50 quốc gia trên 4 châu lục đã sử dụng loại máy bay này, tham gia hàng loạt cuộc chiến.
Trong chiến tranh chống Mỹ, MiG-21 đã giúp Không quân Nhân dân Việt Nam bắn hạ nhiều loại máy bay Mỹ, kể cả siêu pháo đài bay tối tân B-52. Tuy ngày nay MiG-21 đã khá lạc hậu nhưng nó vẫn còn tiếp tục phục vụ trong không quân ta, góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Trong chiến tranh chống Mỹ, MiG-21 đã giúp Không quân Nhân dân Việt Nam bắn hạ nhiều loại máy bay Mỹ, kể cả siêu pháo đài bay tối tân B-52. Tuy ngày nay MiG-21 đã khá lạc hậu nhưng nó vẫn còn tiếp tục phục vụ trong không quân ta, góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Ra đời sau MiG-21 hàng chục năm, không tham gia nhiều cuộc chiến, không được sản xuất nhiều nhưng Su-27 vẫn được xưng tụng là máy bay chiến đấu huyền thoại do Liên xô sản xuất. Su-27 được đánh giá là mẫu tiêm kích hạng nặng độc đáo, đối thủ trực tiếp của máy bay F-14, F-15, F-16, F/A-18 Mỹ. Đặc biệt nó là nền tảng phát triển rất nhiều mẫu tiêm kích nổi tiếng sau này nước Nga, Su-30/33/35.
Ra đời sau MiG-21 hàng chục năm, không tham gia nhiều cuộc chiến, không được sản xuất nhiều nhưng Su-27 vẫn được xưng tụng là máy bay chiến đấu huyền thoại do Liên xô sản xuất. Su-27 được đánh giá là mẫu tiêm kích hạng nặng độc đáo, đối thủ trực tiếp của máy bay F-14, F-15, F-16, F/A-18 Mỹ. Đặc biệt nó là nền tảng phát triển rất nhiều mẫu tiêm kích nổi tiếng sau này nước Nga, Su-30/33/35.
Lực lượng trực thăng của không quân ta có sự phục vụ của 2 huyền thoại Liên Xô gồm: trực thăng vận tải đa năng Mi-8 và trực thăng chiến đấu độc đáo Mi-24. Mi-8 được xem là một trong những trực thăng vận tải thành công nhất thế giới với hơn 17.000 chiếc chế tạo, phục vụ hơn 50 nước trên thế giới. Những chiếc Mi-8 có thể chở tới 24 binh lính hoặc 12 cáng cứu thương, mang được 1,5 tấn vũ khí gồm rocket, bom, súng máy.
Lực lượng trực thăng của không quân ta có sự phục vụ của 2 huyền thoại Liên Xô gồm: trực thăng vận tải đa năng Mi-8 và trực thăng chiến đấu độc đáo Mi-24. Mi-8 được xem là một trong những trực thăng vận tải thành công nhất thế giới với hơn 17.000 chiếc chế tạo, phục vụ hơn 50 nước trên thế giới. Những chiếc Mi-8 có thể chở tới 24 binh lính hoặc 12 cáng cứu thương, mang được 1,5 tấn vũ khí gồm rocket, bom, súng máy.
Còn Mi-24 là trực thăng chiến đấu cực kỳ độc đáo với khả năng mang tải binh lính như trực thăng vận tải thường, nhưng được vũ trang hạng nặng không thua kém trực thăng chiến đấu phương Tây với tên lửa chống tăng, rocket, súng máy, bom. Đầu những năm 1980, Việt Nam đã nhận được từ Liên Xô một số chiếc Mi-24A và sử dụng chúng thành công ở chiến trường Campuchia. Ngày nay, những chiếc Mi-24A và biến thể huấn luyện Mi-24U vẫn còn phục vụ trong quân đội ta.
Còn Mi-24 là trực thăng chiến đấu cực kỳ độc đáo với khả năng mang tải binh lính như trực thăng vận tải thường, nhưng được vũ trang hạng nặng không thua kém trực thăng chiến đấu phương Tây với tên lửa chống tăng, rocket, súng máy, bom. Đầu những năm 1980, Việt Nam đã nhận được từ Liên Xô một số chiếc Mi-24A và sử dụng chúng thành công ở chiến trường Campuchia. Ngày nay, những chiếc Mi-24A và biến thể huấn luyện Mi-24U vẫn còn phục vụ trong quân đội ta.
Máy bay vận tải An-2 do Liên Xô chế tạo được cung cấp cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cũng xứng danh là một huyền thoại trên thế giới. Chiếc máy bay thiết kế cổ điển 2 tầng cánh này ra đời năm 1947, hơn 18.000 được chế tạo tới tận 1992. Tuy bay chậm, nhưng An-2 được coi là có độ tin cậy rất cao, hoạt động trên đường băng dã chiến, hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt…chính điều này đã giữ nó lại hoạt động ở hàng chục nước trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ.
Máy bay vận tải An-2 do Liên Xô chế tạo được cung cấp cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cũng xứng danh là một huyền thoại trên thế giới. Chiếc máy bay thiết kế cổ điển 2 tầng cánh này ra đời năm 1947, hơn 18.000 được chế tạo tới tận 1992. Tuy bay chậm, nhưng An-2 được coi là có độ tin cậy rất cao, hoạt động trên đường băng dã chiến, hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt…chính điều này đã giữ nó lại hoạt động ở hàng chục nước trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ.

GALLERY MỚI NHẤT