Vũ khí hóa học khủng khiếp Mỹ sử dụng trong CTVN

Vũ khí hóa học khủng khiếp Mỹ sử dụng trong CTVN

(Kiến Thức) - Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng nhiều loại vũ khí hóa học khác nhau, gây nên những hậu quả tàn khốc cho con người và môi trường... 

Chất độc da cam là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Mỹ sử dụng như một thứ  vũ khí hóa học nhằm hủy diệt các khu vực trú ẩn của quân đội Giải phóng thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là một chất độc hóa học có thể tác động hết sức khủng khiếp đến sức khỏe con người trong nhiều thế hệ. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Chất độc da cam là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Mỹ sử dụng như một thứ vũ khí hóa học nhằm hủy diệt các khu vực trú ẩn của quân đội Giải phóng thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là một chất độc hóa học có thể tác động hết sức khủng khiếp đến sức khỏe con người trong nhiều thế hệ. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Theo thống kế, chỉ trong giai đoạn 1961 - 1967, không quân Mỹ đã rải xuống 12.000.000 gallon chất diệt cỏ trên diện tích rộng 24.000 km2, làm ảnh hưởng đến 13% đất đai của miền Nam Việt Nam. Ảnh: AP
Theo thống kế, chỉ trong giai đoạn 1961 - 1967, không quân Mỹ đã rải xuống 12.000.000 gallon chất diệt cỏ trên diện tích rộng 24.000 km2, làm ảnh hưởng đến 13% đất đai của miền Nam Việt Nam. Ảnh: AP
Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam ước lượng, khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam. Chất độc da cam còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand và con cháu họ. Nhiều nạn nhân trong số đó đã kiện và được bồi thường. Ảnh: Philip Jones Griffiths.
Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam ước lượng, khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam. Chất độc da cam còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand và con cháu họ. Nhiều nạn nhân trong số đó đã kiện và được bồi thường. Ảnh: Philip Jones Griffiths.
Napalm là tên gọi của các loại chất lỏng dễ bắt cháy được sử dụng trong chiến tranh, thường là xăng được làm đông đặc, cháy với nhiệt độ rất cao, có thể bám dính vào da người và cháy được cả ở dưới nước. Ảnh: Tampa Bay Times.
Napalm là tên gọi của các loại chất lỏng dễ bắt cháy được sử dụng trong chiến tranh, thường là xăng được làm đông đặc, cháy với nhiệt độ rất cao, có thể bám dính vào da người và cháy được cả ở dưới nước. Ảnh: Tampa Bay Times.
Trong chiến tranh Việt Nam, napalm được quân Mỹ sử dụng phổ biến trong súng phun lửa và trong một số loại bom cháy. Không chỉ gây cháy, bom napalm khi phát nổ còn cỏ thể hút hết oxy trong không khí, đồng thời tạo ra một lượng lớn chất mônôxít cacbon (CO) gây ngạt thở cho con người. Ảnh: WBUR.
Trong chiến tranh Việt Nam, napalm được quân Mỹ sử dụng phổ biến trong súng phun lửa và trong một số loại bom cháy. Không chỉ gây cháy, bom napalm khi phát nổ còn cỏ thể hút hết oxy trong không khí, đồng thời tạo ra một lượng lớn chất mônôxít cacbon (CO) gây ngạt thở cho con người. Ảnh: WBUR.
Những nạn nhân của bom napalm phải chịu sự đau đớn hết sức khủng khiếp. Kim Phúc, một nạn nhân, một nhân chứng trong bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" thời chiến tranh Việt Nam đã nói: "Napan là nỗi đau đớn khủng khiếp nhất mà ta có thể tưởng tượng được. Nước sôi ở 100 độ C. Napan tạo ra nhiệt độ lên tới 800 đến 1.200 độ". Ảnh: Nick Út - AP.
Những nạn nhân của bom napalm phải chịu sự đau đớn hết sức khủng khiếp. Kim Phúc, một nạn nhân, một nhân chứng trong bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" thời chiến tranh Việt Nam đã nói: "Napan là nỗi đau đớn khủng khiếp nhất mà ta có thể tưởng tượng được. Nước sôi ở 100 độ C. Napan tạo ra nhiệt độ lên tới 800 đến 1.200 độ". Ảnh: Nick Út - AP.
Một cách thức tác chiến hóa học khác của quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là gây ra những cơn mưa nhân tạo dẫn đến lũ lụt, lở đất nhằm cản trở hoạt động của bộ đội Giải phóng trên đường mòn Hồ Chí Minh. Ảnh: Paleofuture - Gizmodo.
Một cách thức tác chiến hóa học khác của quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là gây ra những cơn mưa nhân tạo dẫn đến lũ lụt, lở đất nhằm cản trở hoạt động của bộ đội Giải phóng trên đường mòn Hồ Chí Minh. Ảnh: Paleofuture - Gizmodo.
Để thực hiện các phi vụ này, máy bay quân sự Mỹ WC-130A Hercules và RF-4C Phantom được dùng để tiến hành “gieo hạt vào đám mây” bằng các hạt bạc iodua (một hợp chất giữa bạc và i ốt) làm tăng sự ngưng tụ hơi nước của các đám mây và gây mưa nhiều. Ảnh: Wikimedia.
Để thực hiện các phi vụ này, máy bay quân sự Mỹ WC-130A Hercules và RF-4C Phantom được dùng để tiến hành “gieo hạt vào đám mây” bằng các hạt bạc iodua (một hợp chất giữa bạc và i ốt) làm tăng sự ngưng tụ hơi nước của các đám mây và gây mưa nhiều. Ảnh: Wikimedia.
Quân đội Mỹ được cho đã tiến hành gần 2.000 lượt “gieo hạt vào đám mây” ở Việt Nam. Ảnh: Clipart Library.
Quân đội Mỹ được cho đã tiến hành gần 2.000 lượt “gieo hạt vào đám mây” ở Việt Nam. Ảnh: Clipart Library.

GALLERY MỚI NHẤT