“Vũ khí” giúp Từ Hi thái hậu mê hoặc vua Hàm Phong

“Vũ khí” giúp Từ Hi thái hậu mê hoặc vua Hàm Phong

Bên cạnh dung nhan diễm lệ và trí thông minh, Từ Hi thái hậu được vua Hàm Phong sủng hạnh, yêu chiều còn nhờ sở hữu một "vũ khí" đặc biệt.

 Từ Hi Thái hậu (1833 - 1908) là một trong những người phụ nữ quyền lực và có ảnh hưởng nhất của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà là sủng phi của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế và là mẹ đẻ của vua Đồng trị.
Từ Hi Thái hậu (1833 - 1908) là một trong những người phụ nữ quyền lực và có ảnh hưởng nhất của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà là sủng phi của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế và là mẹ đẻ của vua Đồng trị.
Sau khi vua Hàm Phong băng hà năm 1861, Từ Hi Thái hậu trở thành người phụ nữ quyền lực khi đóng vai trò nhiếp chính trong các triều đại của các hoàng đế: Đồng Trị, Quang Tự. Bà được coi là người nắm thực quyền của triều đình nhà Thanh trong 47 năm.
Sau khi vua Hàm Phong băng hà năm 1861, Từ Hi Thái hậu trở thành người phụ nữ quyền lực khi đóng vai trò nhiếp chính trong các triều đại của các hoàng đế: Đồng Trị, Quang Tự. Bà được coi là người nắm thực quyền của triều đình nhà Thanh trong 47 năm.
Sở dĩ Từ Hi Thái hậu có quyền lực "ngút trời" là vì bà là đệ nhất sủng phi của vua Hàm Phong. Xuất thân từ Diệp Hách Na Lạp thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, Từ Hi Thái hậu là con cháu nhà quan gia thế tập. Gia đình của bà là quân công thế gia nhưng lại là dòng thứ nên địa vị không mấy cao nhưng cũng không quá thấp.
Sở dĩ Từ Hi Thái hậu có quyền lực "ngút trời" là vì bà là đệ nhất sủng phi của vua Hàm Phong. Xuất thân từ Diệp Hách Na Lạp thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, Từ Hi Thái hậu là con cháu nhà quan gia thế tập. Gia đình của bà là quân công thế gia nhưng lại là dòng thứ nên địa vị không mấy cao nhưng cũng không quá thấp.
Năm Hàm Phong thứ 2 (tức năm 1852), Từ Hi Thái hậu vượt qua vòng tuyển tú và nhập cung. Sau đó, bà được sắc phong làm Quý nhân và được gọi là Lan Quý nhân. Đến năm Hàm Phong thứ 4 (1854), bà được tấn phong lên cấp Tần, phong hiệu Ý tần.
Năm Hàm Phong thứ 2 (tức năm 1852), Từ Hi Thái hậu vượt qua vòng tuyển tú và nhập cung. Sau đó, bà được sắc phong làm Quý nhân và được gọi là Lan Quý nhân. Đến năm Hàm Phong thứ 4 (1854), bà được tấn phong lên cấp Tần, phong hiệu Ý tần.
Năm 1856, nhờ được nhà vua sủng hạnh, Từ Hi Thái hậu sinh hạ Hoàng tử Tải Thuần (người sau này trở thành hoàng đế Đồng Trị). Đây là con trai duy nhất của Hàm Phong Đế. Vậy nên, Na Lạp thị được sắc phong thành Ý phi. Một năm sau, Ý phi Na Lạp thị lại được tấn phong làm Quý phi (địa vị chỉ đứng sau hoàng hậu).
Năm 1856, nhờ được nhà vua sủng hạnh, Từ Hi Thái hậu sinh hạ Hoàng tử Tải Thuần (người sau này trở thành hoàng đế Đồng Trị). Đây là con trai duy nhất của Hàm Phong Đế. Vậy nên, Na Lạp thị được sắc phong thành Ý phi. Một năm sau, Ý phi Na Lạp thị lại được tấn phong làm Quý phi (địa vị chỉ đứng sau hoàng hậu).
Theo đó, chỉ trong vòng 5 năm kể từ lúc nhập cung, Từ Hi Thái hậu đã có sự thăng tiến rất nhanh. Điều này cho thấy bà rất được Hàm Phong Đế sủng ái. Ngoài nhan sắc xinh đẹp, thông minh, khéo léo, Từ Hi Thái hậu khiến hoàng đế Hàm Phong si mê là vì có một "vũ khí" đặc biệt. Đó chính là đôi chân.
Theo đó, chỉ trong vòng 5 năm kể từ lúc nhập cung, Từ Hi Thái hậu đã có sự thăng tiến rất nhanh. Điều này cho thấy bà rất được Hàm Phong Đế sủng ái. Ngoài nhan sắc xinh đẹp, thông minh, khéo léo, Từ Hi Thái hậu khiến hoàng đế Hàm Phong si mê là vì có một "vũ khí" đặc biệt. Đó chính là đôi chân.
Theo một cuốn dã sử, Từ Hi Thái hậu có một đôi chân rất to, to hơn nhiều so với những phi tần trong hậu cung. Trong khi bà cho rằng đó là khuyết điểm thì vua Hàm Phong lại hết mực sủng ái phi tần này vì đôi chân "đặc biệt".
Theo một cuốn dã sử, Từ Hi Thái hậu có một đôi chân rất to, to hơn nhiều so với những phi tần trong hậu cung. Trong khi bà cho rằng đó là khuyết điểm thì vua Hàm Phong lại hết mực sủng ái phi tần này vì đôi chân "đặc biệt".
Sở dĩ, Từ Hi Thái hậu có một đôi bàn chân rất to là vì đã không thực hiện tập tục bó chân để có "gót sen ba tấc" ngay từ lúc nhỏ. Do không bó chân nên bà có đôi bàn chân to hơn hầu hết phụ nữ cùng thời.
Sở dĩ, Từ Hi Thái hậu có một đôi bàn chân rất to là vì đã không thực hiện tập tục bó chân để có "gót sen ba tấc" ngay từ lúc nhỏ. Do không bó chân nên bà có đôi bàn chân to hơn hầu hết phụ nữ cùng thời.
Trái với nhiều người đàn ông thích phụ nữ có "gót sen ba tấc", vua Hàm Phong mê đắm những phụ nữ có đôi chân khỏe mạnh, phát triển bình thường. Thêm nữa, xung quanh vua Hàm Phong có hàng nghìn mỹ nhân, ai ai cũng bó chân và có đôi chân nhỏ xíu khiến ông ngán ngẩm.
Trái với nhiều người đàn ông thích phụ nữ có "gót sen ba tấc", vua Hàm Phong mê đắm những phụ nữ có đôi chân khỏe mạnh, phát triển bình thường. Thêm nữa, xung quanh vua Hàm Phong có hàng nghìn mỹ nhân, ai ai cũng bó chân và có đôi chân nhỏ xíu khiến ông ngán ngẩm.
Vậy nên, Từ Hi Thái hậu với đôi chân to trở thành người đặc biệt trong lòng vua Hàm Phong. Nhờ đó, bà trở thành sủng phi, sinh được hoàng tử nên càng có địa vị cao trong cung.
Vậy nên, Từ Hi Thái hậu với đôi chân to trở thành người đặc biệt trong lòng vua Hàm Phong. Nhờ đó, bà trở thành sủng phi, sinh được hoàng tử nên càng có địa vị cao trong cung.
Mời độc giả xem video: Bộ sưu tập giày đắt đỏ của Từ Hi Thái Hậu, có đôi hơn 460 tỷ.

GALLERY MỚI NHẤT