Vụ gửi tiết kiệm 20 năm: Nguyên Thống đốc NH lên tiếng

Liên quan vụ sau 20 năm gửi tiết kiệm, từ một căn hộ còn vài bát phở, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Cao Sĩ Kiêm vừa lên tiếng.

Sau khi Tuổi Trẻ ngày 11/3 đăng bài “Sau 20 năm gửi tiết kiệm: từ một căn hộ còn vài bát phở”, tòa soạn đã nhận được hàng ngàn ý kiến của bạn đọc chia sẻ những thiệt thòi với ông Lê Minh Toán, người sở hữu 12 cuốn sổ tiết kiệm. 
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết ông từng trăn trở, suy nghĩ để tìm giải pháp hỗ trợ, bù đắp thiệt thòi cho những người gửi tiền từ thời bao cấp.
Ông Kiêm nói: "Tôi xin chia sẻ rằng phần lớn tiền tiết kiệm của người dân là tích cóp từ đồng lương chân chính mà ra. Giờ họ không còn nhận được là bao những hi sinh của thế hệ trước mà họ đã cống hiến, đóng góp cho đất nước. Họ đã quá thiệt thòi...
Vu gui tiet kiem 20 nam: Nguyen Thong doc NH len tieng
 Ông Lê Minh Toán đau xót số tiền lúc gửi đủ mua được căn nhà, nhưng sau 20 năm gửi tiết kiệm ngân hàng chỉ ăn được vài ba tô phở.
Thời điểm Nhà nước thực hiện chính sách đổi tiền vào năm 1985, nên xem đây là rủi ro của thời cuộc, dù nhiều người oán thán rằng gửi con bò thì lấy ra chỉ được một con gà. 
Trước thời điểm này, anh gửi 1.000 đồng, sau khi đổi tiền nhận được chỉ có 100 đồng. Thậm chí có người đang sung sướng, giàu có nhưng sau khi đổi tiền thì mất hết, phá sản, khánh kiệt. 
Đó là tình trạng chung của xã hội khi lạm phát tăng phi mã lên tới 700%. Lạm phát những năm đó được ví như quả bom nguyên tử đánh vào kinh tế, nó không gây ra chết chóc nhưng giết chết dần nền kinh tế. 
Sức mua không còn, đồng tiền mất giá. Điều này đã khiến tất cả người dân, cơ quan nhà nước đều bị mất mát rất lớn, thiệt thòi. Do đó, trong xã hội, mọi người rất sợ lạm phát tăng lên". 
- Với trường hợp như ông Lê Minh Toán và chị Bích Thủy, họ đã dành dụm từ tiền lương cả đời mình để gửi tiết kiệm. Vậy mà sau 20-30 năm gửi tiền, từ 2 chỉ vàng còn 0 đồng hay giá trị mua được một căn hộ giờ mua được vài ba tô phở. Nhà nước phải có chính sách gì bù đắp cho họ? 
- Nếu mình truy lại và đòi nguyên giá so với khi người ta gửi tiền thì đất nước này không thể làm được. Vì tiềm lực đất nước rất có hạn. Giờ thì không thể lấy tiền đâu mà bù cho tất cả mọi người khi chúng ta thu còn không đủ chi. Để có tiền bù đắp cho những thiệt thòi của họ thì chỉ có cách phát hành trái phiếu, nhưng nếu phát hành thì không ổn vì sẽ là nguyên nhân đẩy lạm phát tăng. Nếu để lạm phát tăng cao sẽ làm khổ cả xã hội, hệ lụy rất ghê gớm.
Tôi được biết Chính phủ nhiều lần đã bàn nhưng không đưa ra được giải pháp. Dường như đến lúc này chưa thể có cách nào bù đắp được cống hiến của những người đã gửi tiền tiết kiệm từ thời bao cấp cả. Chúng ta rất muốn làm nhưng chưa có cách nào.
- Qua những trường hợp như vậy, nhiều ý kiến cho rằng những người có tiền nhàn rỗi nên mua vàng, USD thay vì đem tiền mặt gửi ngân hàng. Theo ông, người dân có mất dần niềm tin khi gửi tiền vào ngân hàng?
- Tùy quyền của mỗi người thôi. Người dân có quyền lựa chọn cách sinh lời cho đồng tiền của mình sao cho tốt nhất. Nhưng nếu đầu tư vào bất động sản thì kênh đầu tư này cũng có rủi ro chứ không phải không, cả USD và vàng cũng vậy. Còn gửi ngân hàng thì lòng tin chưa cao nên họ cũng xem xét. Nhiều người gửi tiền vào ngân hàng vì không biết đầu tư tiền nhàn rỗi ở đâu.
 Khi người dân có những băn khoăn, thấy tiền gửi vào ngân hàng mà không sinh lợi thì ngành ngân hàng phải xem xét. Lòng tin của người gửi tiền giảm đi thì ngân hàng nên nhận thấy đây là yếu kém của mình. Thế nên, cũng cách đây chỉ vài ba năm, cuộc đua lãi suất huy động đã diễn ra để hút tiền gửi của người dân.
- Với cương vị của một đại biểu Quốc hội, ông có kiến nghị gì để Chính phủ có giải pháp hỗ trợ những người gửi tiền từ thời bao cấp?
- Nếu như có giải pháp thì Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cũng đã đề xuất rồi. Mục tiêu này rất tốt đẹp nhưng bị khống chế, áp lực bởi những điều kiện để thực hiện, như tôi nói trên là tiềm lực tài chính của chúng ta rất khó khăn. 
Nếu đưa ra chính sách thì phải thực hiện chung cho tất cả đối tượng chứ không thể bù đắp cho người A mà lại không cho người B. 
Số lượng người gửi tiết kiệm trước đây nhiều lắm, thiệt hại của họ cũng rất lớn. Người ta có 10 đồng thì người ta mất 9 đồng. Đó là lịch sử mà chúng ta đã trải qua. Mọi người có lẽ đành phải chấp nhận. 
- Có ý kiến đặt ra là nếu người dân đi vay nhà nước từ thời bao cấp thì sau 20-30 năm số tiền có giá mua được một căn nhà thì khi trả là vài ba bát phở không, thưa ông?
- Chính khi tôi lên làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 1989 đã phải chịu hậu quả của việc xóa nợ đó. Hồi đó có chính sách thanh toán công nợ dây dưa, tức là xóa nợ hết chứ không phải họ vay thì Nhà nước thu nợ theo giá mới đâu. 
Các hợp tác xã vay khi đồng tiền giảm thì Nhà nước cũng thu được một tí, không ăn thua gì. Thế nên, nền kinh tế méo mó, trì trệ. Nhà nước nợ lương người lao động, có trường hợp nhận lương bằng khoai, bằng sắn… Mọi người đều rất khổ. 
- Đến thời điểm bây giờ, để người dân yên tâm gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng thì hệ thống ngân hàng phải xây dựng lòng tin với người dân thế nào?
- Ngân hàng phải bảo đảm quyền lợi của khách hàng, đảm bảo sức mua của đồng tiền. Nếu người ta gửi tiền vào mà có nhiều rủi ro thì chắc chắn người ta sẽ chọn kênh đầu tư khác. Nguyên tắc kinh tế thị trường phải như thế. 
Để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền thì phải giữ lạm phát ổn định ở mức chấp nhận được. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam là nước đang phát triển thì lạm phát ở mức chấp nhận được chỉ quẩn quanh mức 4-5%, nếu cao hơn là hỏng vì đồng tiền mất giá.
Còn nếu thấp hơn 1-2% thì không có động lực tăng trưởng, thất nghiệp, đói nghèo… đất nước sẽ lâm vào cảnh hết sức khó khăn. 
Nói tóm lại là ngành ngân hàng điều hành tiền tệ để lạm phát giữ mức ổn định, để đồng tiền của người dân làm ra 1 đồng là 1 đồng. Đó là cách tốt nhất để xây dựng và duy trì lòng tin với người dân.

Nguyên Giám đốc BIDV Phú Yên bị kỷ luật Đảng

(Kiến Thức) - Ban Thường vụ ỉnh ủy Phú Yên vừa ra Quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Công.

Cụ thể, Ban Thường vụ tỉnh kỷ luật ông Nguyễn Công bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Yên, cách chức chi Ủy viên chi bộ Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) tỉnh Phú Yên.

Ông Công nguyên là Ủy viên Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Yên, nguyên bí thư chi bộ, nguyên giám đốc Chi nhánh BIDV tỉnh Phú Yên.

Giám đốc chi nhánh ngân hàng tự vẫn, nghi do vỡ nợ

Ông Trần Khắc Tân, 51 tuổi, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Agribank huyện Phú Tân, Cà Mau, treo cổ chết tại nhà riêng. 

Khoảng 1 giờ sáng 5-12, gia đình phát hiện ông Trần Khắc Tân, 51 tuổi treo cổ chết tại nhà riêng ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, Cà Mau. Ông Tân đang là giám đốc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) huyện Phú Tân (Cà Mau).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.