Vụ đánh ghen ít biết của vợ Tưởng Giới Thạch

Một lần, Tống Mỹ Linh đã quyết định đi theo Tưởng, bắt được tận mặt Tưởng đến gặp người cũ.

Vì mục tiêu chính trị, Tưởng tìm mọi cách cưới Tống Mỹ Linh. Và để có được cuộc hôn nhân này, Tưởng sẵn sàng hy sinh cả 3 người phụ nữ đã hết lòng tận tụy với mình, một trong số đó chính là Trần Khiết Như.
Người vợ xuất thân kỹ nữ
Trần Khiết Như tên thật là Trần Phượng, quê tại vùng Trấn Hải, Chiết Giang. Từ khi còn nhỏ Trần Khiết Như đã theo cha mẹ tới sống tại Thượng Hải. Vào thời điểm lúc bấy giờ, với nghề kinh doanh giấy của Trần Hạc Phong, cha Trần Khiết Như, gia đình của Trần Khiết Như cũng được coi là gia đình giàu có.
Chính vì vậy, từ khi còn nhỏ, Trần Khiết Như đã được cha mẹ rất chăm lo đến chuyện giáo dục. Do vậy, khi mới ở tuổi 13-14, Trần Khiết Như không chỉ xinh đẹp mà còn nổi tiếng là cô gái có trí thức, thông thạo cả 2 - 3 ngoại ngữ. Tuy nhiên, tới mùa thu năm 1921, Trần Hạc Phong qua đời do bệnh tim phát đột ngột.
Gia đình họ Trần mất đi người trụ cột, nhanh chóng trở nên sa sút. Để duy trì cuộc sống, nuôi dưỡng mẹ già và có tiền học cho người em trai, Trần Khiết Như buộc phải xin vào làm ca kỹ ở kỹ viện Trường Tam Đường Tử - một trong những kỹ viện nức tiếng Thượng Hải thời bấy giờ. Chính tại đây, Trần Khiết Như đã lần đầu tiên gặp Tưởng Giới Thạch.
Vào thời bấy giờ, Tưởng Giới Thạch mặc dù du học từ Nhật trở về song vẫn chưa có sự nghiệp gì, suốt ngày lêu lổng ở các chốn ăn chơi. Kỹ viện Trường Tam Đường Tử chính là một trong những chốn Tưởng thường xuyên lui tới nhất.
Trường Tam Đường Tử khi đó là một kỹ viện thuộc dạng cao cấp chỉ dành cho các quan chức và những người có tiền. Những người vào đây, dù là chỉ để nghe các ca nữ hát một bài, uống một chén nước hay qua đêm với các ca nữ đều phải trả một giá chung là 3 đồng đại dương. Cũng chính vì vậy, kỹ viện nơi đây mới có tên là “Trường Tam”.
Ngay từ lần gặp đầu tiên, Tưởng Giới Thạch đã mê Trần Khiết Như như điếu đổ, tìm mọi cách để theo đuổi. Trần Khiết Như vì gánh nặng gia đình đã nhiều lần từ chối. Sau đó, nhờ có Trương Tịnh Giang và Tôn Trung Sơn thay nhau làm mối giới thiệu, Trần Khiết Như mới nhận lời cầu hôn của Tưởng Giới Thạch.
Ngày 12/5/1921, hôn lễ chính thức diễn ra. Cũng sau lễ cưới này, Tưởng Giới Thạch mới chính thức đổi tên Trần Phượng thành Trần Khiết Như.
Năm đó, Tưởng 34 tuổi còn Trần Khiết Như mới chỉ 15. Sau đám cưới không lâu, Tưởng Giới Thạch nhận được lệnh của Tôn Trung Sơn, chuyển tới Quảng Châu hoạt động.
Từ thời điểm đó cho tới khi cuộc chiến Bắc phạt tiêu diệt các thế lực quân phiệt phía Bắc kết thúc, dù Tưởng ở cương vị nào, Trần Khiết Như đều theo sát Tưởng và được công nhận như vợ chính thức của Tưởng. Trần Khiết Như tuy bị hoàn cảnh đưa đẩy, phải làm nghề ca nữ, song lại là người được giáo dục bài bản, giỏi ngoại ngữ và các hoạt động xã giao.
Tưởng Giới Thạch và Trần Khiết Như.
 Tưởng Giới Thạch và Trần Khiết Như.
Do vậy, trong suốt thời gian đó, Tưởng vô cùng tự hào vì người vợ của mình. Tình cảm giữa Tưởng và Trần cũng vì thế mà rất sâu sắc. Tuy nhiên, đến năm 1927, một năm quan trọng trong sự nghiệp chính trị của Tưởng Giới Thạch, khi Tưởng bắt đầu bước chân vào trung tâm vũ đài chính trị Trung Quốc thì mọi chuyện bắt đầu trở nên xấu đi.
Để thực hiện mục tiêu chính trị của mình, Tưởng đã tìm mọi cách để có được cuộc hôn nhân chính trị với Tống Mỹ Linh. Và để có được cuộc hôn nhân này, Tưởng sẵn sàng hy sinh cả 3 người phụ nữ đã hết lòng tận tụy với mình mà một trong số đó chính là Trần Khiết Như.
Cuối năm 1926, Tưởng Giới Thạch tiết lộ với Trần Khiết Như về cuộc hôn nhân chính trị với Tống Mỹ Linh. Tưởng yêu cầu Trần nghĩ cho tương lai của cả hai, chịu thiệt thòi đi du học ở Mỹ, “nhường” cho Tống Mỹ Linh 5 năm.
Đợi khi sự nghiệp thống nhất Trung Quốc hoàn thành, Tưởng nắm giữ quyền lực trong tay sẽ khôi phục quan hệ với Trần Khiết Như.
Trần Khiết Như nghe xong, giận dữ bỏ về nhà ở Thượng Hải. Tháng 8/1927, Tưởng đến tận nhà họ Trần ở Thượng Hải thuyết phục Trần Khiết Như và mẹ của cô. Khi đó, Tưởng còn chỉ tay lên trời mà thề rằng, trong vòng 5 năm, nếu như không khôi phục lại quan hệ với Trần Khiết Như thì sẽ bị trời tru đất diệt.
Trần Khiết Như thấy rằng Tưởng tính toán việc này đã lâu, không gì có thể thay đổi được nữa, đành phải chấp nhận ra nước ngoài du học.
Ngày 19/8/1927, Tưởng sắp xếp cho Trần Khiết Như sang Mỹ du học với số tiền đem theo là 100.000 đồng, một số tiền lớn thời bấy giờ. Khi Trần còn đang ở trên tàu, đã nghe được từ sóng radio phát đi “Thông báo về việc gia đình Tưởng Giới Thạch”, trong đó nói rằng giữa mình và Trần Khiết Như không có quan hệ hôn nhân chính thức.
Trần Khiết Như lúc này mới hiểu rõ mưu đồ của Tưởng, chỉ muốn nhảy xuống biển chết đi, may nhờ có những người đi theo giữ lại. Ngày 1/12 năm đó, Tưởng Giới Thạch chính thức làm đám cưới với Tống Mỹ Linh.
Và chuyện đánh ghen ít người biết
Khi Trần Khiết Như ra nước ngoài mới ngoài 20 tuổi song do bị sốc trong chuyện với Tưởng Giới Thạch, Trần Khiết Như đã thề rằng từ nay về sau, cô sẽ không bao giờ lấy chồng nữa. Trong suốt 5 năm ở Mỹ, Trần dồn hết sức lực cho việc học hành đồng thời lấy được bằng thạc sĩ của trường Đại học Columbia.
Tới năm 1933, Trần Khiết Như về Thượng Hải. Trong suốt thời gian ở đây, Trần Khiết Như chọn cách sống thầm lặng, gần như không liên hệ với những người quen cũ. Trong thời gian đó, Trần vẫn nuôi hy vọng gửi một vài bức thư cho Tưởng, tuy nhiên Tưởng một chữ cũng không trả lời, chỉ phái người mang mấy chục ngàn đồng tới đưa cho Trần.
Tới năm 1937, cuộc chiến tranh với Nhật bùng nổ, Thượng Hải là một trong những thành phố đầu tiên của Trung Quốc bị rơi vào tay quân Nhật. Trần Khiết Như chuyển tới vùng tô giới của người Pháp sinh sống.
Sau đó, vào một ngày tháng 12/1941, Trần Khiết Như khi đang mua đồ trên đường thì gặp Trần Bích Quân - vợ của Uông Tinh Vệ. Trần Bích Quân vốn là người quen cũ của Trần Khiết Như khi còn ở Quảng Đông, do vậy hiểu rất rõ những chuyện uẩn khúc giữa Trần và Tưởng.
Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh trong ngày cưới.
 Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh trong ngày cưới.
Lợi dụng điều này, Trần Bích Quân đã lôi kéo Trần Khiết Như tham gia chính quyền thân Nhật của Uông Tinh Vệ nhằm “trả thù Tưởng Giới Thạch”. Tuy nhiên, Trần Khiết Như đã khéo léo từ chối. Sau đó, để tránh mặt Trần Bích Quân, Trần Khiết Như quyết định chuyển nhà từ Thượng Hải về Trùng Khánh.
Chính tại đây, Trần Khiết Như đã gặp lại Tưởng Giới Thạch và xảy ra câu chuyện đánh ghen đình đám. Sau khi tới Trùng Khánh, Trần Khiết Như được bố trí ở tại một nơi khá gần với nơi ở của Tưởng Giới Thạch.
Lúc này, thời gian trôi qua đã nhiều năm, Tưởng Giới Thạch cũng đã trở thành “ủy viên trưởng”, nắm mọi quyền hành của Quốc dân đảng, do vậy, bắt đầu nhớ lại chuyện tình xưa với Trần Khiết Như. Tưởng thường xuyên bí mật tới chỗ ở của Trần Khiết Như để ôn lại tình xưa.
Mặc dù những cuộc hẹn hò tình cũ như vậy được Tưởng ra lệnh giữ bí mật tuyệt đối, tuy nhiên vẫn không thể qua được tai mắt của Tống Mỹ Linh. Một lần, Tống Mỹ Linh đã quyết định đi theo Tưởng, bắt được tận mặt Tưởng đến gặp người cũ Trần Khiết Như.
Nhiều người nói rằng, trong lần đó, Tưởng Giới Thạch đã ăn một bạt tai của Tống Mỹ Linh. Nhiều người thì lại nói, lần đó, Tưởng đã bị Tống Mỹ Linh cào cho rách một mảng mặt, khiến trong suốt hơn một tháng ròng, Tưởng không thể ra mặt tiếp khách được.
Nội tình ra sao thì chẳng rõ, chỉ biết rằng, vào tháng 11/1942, Tống Mỹ Linh quyết định rời Trung Quốc đi Mỹ chữa bệnh. Nhiều người nói rằng, quyết định đi Mỹ của Tống Mỹ Linh một phần cũng vì chuyện ghen tuông này. Tuy nhiên, sau khi Tống Mỹ Linh giận dỗi bỏ đi Mỹ, Tưởng Giới Thạch vẫn thường xuyên qua lại với Trần Khiết Như.
Nhiều người kể rằng, trong suốt thời gian đó, bể bơi trong trường Đại học Lục quân thường xuyên xuất hiện bóng dáng của Trần Khiết Như. Trong lúc Trần Khiết Như bơi dưới hồ, Tưởng Giới Thạch ngồi ở bên trên ngắm nhìn người tình cũ. Tuy nhiên, Tống Mỹ Linh hoàn toàn không phải là người phụ nữ chấp nhận thua cuộc.
Sau hơn nửa năm chữa bệnh tại Mỹ, tới tháng 6/1943, Tống Mỹ Linh trở về Trùng Khánh, tiếp tục xuất hiện với tư cách ủy viên trưởng phu nhân tại các chốn xã giao, không cho Tưởng bất cứ cơ hội nào tiếp cận Trần Khiết Như nữa.
Trần Khiết Như biết rằng, mình không thể tranh chấp được với một người phụ nữ như Tống Mỹ Linh nên đành chấp nhận rút lui. Mối quan hệ giữa Tưởng Giới Thạch và Trần Khiết Như bùng lên như ngọn lửa giữa đêm đông rồi tắt ngấm.
Tới năm 1949, khi Tưởng và quân Quốc dân Đảng chạy ra Đài Loan, Trần Khiết Như quyết định ở lại đại lục.

“Lộ” chuyện ngoại tình của vợ chồng Tưởng Giới Thạch

Là cuộc hôn nhân chính trị nổi tiếng bậc nhất trong thế kỷ XX ở Trung Quốc, cuộc sống vợ chồng giữa Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh không hề êm ả, hạnh phúc như nhiều người vẫn tưởng.

“Độc“: Tưởng Giới Thạch dụng binh “cưa đổ” người đẹp

Lần đầu hai người gặp nhau là vào năm 1922, trong một bữa tiệc do Tống Tử Văn tổ chức. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Tưởng đã si mê Mỹ Linh – cô gái xinh đẹp lại có học thức.
 Lần đầu hai người gặp nhau là vào năm 1922, trong một bữa tiệc do Tống Tử Văn tổ chức. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Tưởng đã si mê Mỹ Linh – cô gái xinh đẹp lại có học thức.

Dù nổi tiếng là đào hoa nhưng trong chuyện tình với Tống Mỹ Linh, Tưởng gặp phải vận đen trùng trùng. Trước hết là sự phản đối của cả gia đình họ Tống vì Tưởng không phải tín đồ cơ đốc giáo.
 Dù nổi tiếng là đào hoa nhưng trong chuyện tình với Tống Mỹ Linh, Tưởng gặp phải vận đen trùng trùng. Trước hết là sự phản đối của cả gia đình họ Tống vì Tưởng không phải tín đồ cơ đốc giáo.

Ngay chính Tống Mỹ Linh cũng không xem Tưởng ra gì vì vào lúc này, địa vị của Tưởng trong Quốc dân đảng chưa có gì đặc biệt. Sau lưng Tưởng, Mỹ Linh thậm chí còn gọi ông ta là “anh nhà quê Ninh Ba”.
 Ngay chính Tống Mỹ Linh cũng không xem Tưởng ra gì vì vào lúc này, địa vị của Tưởng trong Quốc dân đảng chưa có gì đặc biệt. Sau lưng Tưởng, Mỹ Linh thậm chí còn gọi ông ta là “anh nhà quê Ninh Ba”.

Dù như thế Tưởng không nản chí. Như cuốn Bí mật gia đình họ Tống viết: “Tưởng Giới Thạch hiểu rất rõ những gian nan vất vả phải trải qua trên con đường đi đến cuộc nhân duyên Tưởng – Tống. Tuy nhiên, Tưởng với bản sắc quân nhân, quả đoán trong công việc, đáng làm là làm, không chần chừ do dự…
 Dù như thế Tưởng không nản chí. Như cuốn Bí mật gia đình họ Tống viết: “Tưởng Giới Thạch hiểu rất rõ những gian nan vất vả phải trải qua trên con đường đi đến cuộc nhân duyên Tưởng – Tống. Tuy nhiên, Tưởng với bản sắc quân nhân, quả đoán trong công việc, đáng làm là làm, không chần chừ do dự…

...5 năm tiếp theo đó, Tưởng dồn sức cho sự nghiệp cách mạng, mang quân bắc phạt nhưng vẫn thường xuyên trao đổi thư từ với Tống Mỹ Linh”.
 ...5 năm tiếp theo đó, Tưởng dồn sức cho sự nghiệp cách mạng, mang quân bắc phạt nhưng vẫn thường xuyên trao đổi thư từ với Tống Mỹ Linh”.

Rồi cơ hội cũng đến với Tưởng. Vào năm 1924, Tôn Trung Sơn mất, nội bộ Quốc dân đảng đấu đá nhau. Bằng các nước cờ cao, Tưởng Giới Thạch dần dần được trung ương Quốc dân đảng đưa lên vị trí lãnh tụ thay thế Tôn Trung Sơn. Tuy nhiên, để đạt mục đích trong cuộc tình mà ông ta đã theo đuổi suốt 5 năm thì còn phải chờ đến cuộc chiến bắc phạt tiêu diệt các thế lực quân phiệt địa phương.
 Rồi cơ hội cũng đến với Tưởng. Vào năm 1924, Tôn Trung Sơn mất, nội bộ Quốc dân đảng đấu đá nhau. Bằng các nước cờ cao, Tưởng Giới Thạch dần dần được trung ương Quốc dân đảng đưa lên vị trí lãnh tụ thay thế Tôn Trung Sơn. Tuy nhiên, để đạt mục đích trong cuộc tình mà ông ta đã theo đuổi suốt 5 năm thì còn phải chờ đến cuộc chiến bắc phạt tiêu diệt các thế lực quân phiệt địa phương.

Liên tiếp quân của Tưởng thắng lớn mấy trận: Tháng 7/1926 lấy được Hán Khẩu, rồi tháng 11 thì chiếm được Nam Xương. Thừa thắng, Tưởng phát lệnh tấn công Nam Kinh – đại bản doanh của Tôn Truyền Phương có 30 vạn quân bảo vệ. Đồng thời, với lệnh tấn công quân sự, Tưởng cũng đi một nước cờ cao trong tình trường.
 Liên tiếp quân của Tưởng thắng lớn mấy trận: Tháng 7/1926 lấy được Hán Khẩu, rồi tháng 11 thì chiếm được Nam Xương. Thừa thắng, Tưởng phát lệnh tấn công Nam Kinh – đại bản doanh của Tôn Truyền Phương có 30 vạn quân bảo vệ. Đồng thời, với lệnh tấn công quân sự, Tưởng cũng đi một nước cờ cao trong tình trường.

Ngày 25/2/1927, Tưởng gửi cho Mỹ Linh một bức điện nói rằng sẽ đón nữ sĩ lên Nam Kinh trong 1 tháng. Bức điện viết: “Thân mến gửi tiểu thư Mỹ Linh – Thượng Hải: Xin chuẩn bị trước, cuối tháng 3 có tàu hỏa đặc biệt đón lên Nam Kinh gặp mặt. Người gửi: Tưởng Trung Chính – 25/2”.
 Ngày 25/2/1927, Tưởng gửi cho Mỹ Linh một bức điện nói rằng sẽ đón nữ sĩ lên Nam Kinh trong 1 tháng. Bức điện viết: “Thân mến gửi tiểu thư Mỹ Linh – Thượng Hải: Xin chuẩn bị trước, cuối tháng 3 có tàu hỏa đặc biệt đón lên Nam Kinh gặp mặt. Người gửi: Tưởng Trung Chính – 25/2”.

Đến lúc này, tiểu thư họ Tống không còn có thể coi Tưởng là anh nhà quê trong khi hàng triệu dân Trung Quốc đang tung hô ông ta như Napoleon của Trung Quốc.
 Đến lúc này, tiểu thư họ Tống không còn có thể coi Tưởng là anh nhà quê trong khi hàng triệu dân Trung Quốc đang tung hô ông ta như Napoleon của Trung Quốc.

Cuốn Ba chị em họ Tống đã viết về sự thay đổi trong tình cảm của Mỹ Linh: “Thắng lợi liên tục của quân bắc phạt, chiến tích vẻ vang của Tưởng Giới Thạch đã làm cho trái tim luôn hướng về quyền thế của Mỹ Linh bắt đầu xao động và nảy nở tình yêu”.
 Cuốn Ba chị em họ Tống đã viết về sự thay đổi trong tình cảm của Mỹ Linh: “Thắng lợi liên tục của quân bắc phạt, chiến tích vẻ vang của Tưởng Giới Thạch đã làm cho trái tim luôn hướng về quyền thế của Mỹ Linh bắt đầu xao động và nảy nở tình yêu”.

Điện hẹn 1 tháng nhưng không cần tới 1 tháng, quân Tưởng đã chiếm được Nam Kinh, rồi ngay sau đó là Thượng Hải vào ngày 25/3 khiến Tống tiểu thư càng thêm ngưỡng mộ Tưởng thống soái. Theo lời hẹn trước, đích thân Tưởng đi tàu hỏa đến Thượng Hải đón Mỹ Linh lên Nam Kinh.
 Điện hẹn 1 tháng nhưng không cần tới 1 tháng, quân Tưởng đã chiếm được Nam Kinh, rồi ngay sau đó là Thượng Hải vào ngày 25/3 khiến Tống tiểu thư càng thêm ngưỡng mộ Tưởng thống soái. Theo lời hẹn trước, đích thân Tưởng đi tàu hỏa đến Thượng Hải đón Mỹ Linh lên Nam Kinh.

Trong ánh hào quang của người đàn ông quyền lực số một Quốc dân đảng lại đang được tung hô vĩ đại vì những chiến công bắc phạt, Mỹ Linh đã hoàn toàn ngã gục.
 Trong ánh hào quang của người đàn ông quyền lực số một Quốc dân đảng lại đang được tung hô vĩ đại vì những chiến công bắc phạt, Mỹ Linh đã hoàn toàn ngã gục.

Vài tháng sau, Tống Ái Linh đã họp báo tuyên bố Tưởng Tống sẽ cưới nhau vào cuối năm.
 Vài tháng sau, Tống Ái Linh đã họp báo tuyên bố Tưởng Tống sẽ cưới nhau vào cuối năm.


Đọc nhiều nhất

Tin mới