Vụ Đại học Đông Đô: Nhiều "cò" trung gian thoát hình sự

Nhiều người biết rõ Đại học Đông Đô cấp bằng giả nhưng vẫn đứng ra làm “cò” trung gian để giới thiệu hàng chục học viên cho trường.

Trong vụ án “giả mạo trong công tác” xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đề nghị truy tố 10 bị can về tội danh này.
Theo kết luận điều tra, dù chưa được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo hệ văn bằng 2 ngôn ngữ Tiếng Anh nhưng Trần Khắc Hùng (chủ tịch HĐQT Trường Đại học Đông Đô) đã chỉ đạo cấp dưới làm giả các quyết định, ồ ạt tuyển sinh.
Đến thời điểm phát hiện sai phạm, Trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngôn ngữ Tiếng Anh văn bằng 2 cho 626 trường hợp.
Vu Dai hoc Dong Do: Nhieu

Cơ quan ANĐT Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can tại Trường Đại học Đông Đô. Ảnh: BCA

Công an chỉ xác định và làm việc được với 217 trường hợp (một người đã chết), gồm 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện cấp bằng và 23 người có tham gia học tập nhưng do trường chưa được cấp phép nên không có giá trị.

Ngoài các bị can đã bị khởi tố, cơ quan điều tra còn xác định nhiều cá nhân liên quan đến vụ án với vai trò là “cò” trung gian, giới thiệu học viên cho Trường Đại học Đông Đô.

Cụ thể, bà Trần Thị Yến (thành viên HĐQT kiêm kiêm kế toán Trường Đại học Đông Đô) giới thiệu 6 người, bà Nguyễn Thị Hiền (Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn đào tạo phát triển giáo dục Việt Nam) giới thiệu 14 người, bà Nguyễn Hải Yến (nhân viên Phòng Tuyển sinh Trường Đại học Đông Đô) giới thiệu 12 người, ông Vũ Bá Sinh (Phó Trưởng khoa Thú Y) giới thiệu 7 người.

Bốn cá nhân này đều biết Trường Đại học Đông Đô tổ chức hợp thức hồ sơ để cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Tiếng Anh nhưng vẫn đứng ra giới thiệu các học viên có nhu cầu để được cấp bằng giả.

Hành vi trên có dấu hiệu phạm tội giả mạo trong công tác với vai trò đồng phạm giúp sức. Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng bốn cá nhân trên không phải là các đối tượng có vai trò xướng xuất, quyết định trong việc thực hiện cấp bằng giả; không trực tiếp tham gia các giai đoạn hợp thức hồ sơ, tài liệu để cấp bằng; không có tài liệu xác định việc hưởng lợi trong việc trung gian, giới thiệu. Vì vậy, không cần thiết phải xử lý hình sự.

Hay như bà Nguyễn Thị Nhung (giáo viên hợp đồng dạy môn Tiếng Anh) biết trường cấp bằng giả nhưng vẫn giới thiệu hai trường hợp. Tuy vậy, cơ quan công an không xác định được thông tin của hai học viên này để triệu tập làm việc nên không đủ cơ sở xác định vai trò đồng phạm của bà Nhung.

Tương tự, bà Phạm Thị Tân (nhân viên Viện Đào tạo liên tục) cùng hai cá nhân khác tham gia hướng dẫn các học viên hợp thức bài thi để được cấp văn bằng 2. Nhưng cơ quan điều tra cũng không xác định được bà Tân hướng dẫn ai, có hưởng lợi trong việc hướng dẫn hay không, nên không đủ căn cứ xử lý hình sự.

Ngoài ra, rất nhiều cá nhân khác là cán bộ thuộc Trường Đại học Đông Đô cũng đứng ra làm trung gian giới thiệu học viên, nhưng công an không đủ căn cứ xác định những người này có biết nhà trường thực hiện cấp bằng giả.

Cũng theo kết luận điều tra, cơ quan công an đã làm việc với 12 cơ sở đào tạo ký hợp đồng với Trường ĐH Đông Đô. Tất cả các cơ sở đều không biết việc trường chưa được Bộ GD&ĐT cấp phép mà chỉ căn cứ vào các văn bản thông báo tuyển sinh do trường ký để thực hiện tuyển sinh và hỗ trợ đào tạo.

Quá trình điều tra, dù được thông báo và kêu gọi nhưng chỉ có 119 cá nhân tham gia học văn bằng hai có đơn trình báo. Mặt khác, tài liệu do trường và các cơ sở đào tạo cung cấp không đầy đủ nên công an không có cơ sở xác định cụ thể việc thu tiền, tổ chức đào tạo của trường với từng học viên.

Bộ Công an xác định việc ký hợp đồng và triển khai tuyển sinh của các cơ sở đào tạo không có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Vì vậy, cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị Trường ĐH Đông Đô và các cơ sở đào tạo giải quyết đảm bảo quyền lợi cho các học viên đã nộp tiền để học văn bằng hai.

Lý do Hiệu trưởng Đại học Đông Đô bị khởi tố, bắt tạm giam

Liên quan đến sự việc cơ quan công an khởi tố Hiệu trưởng trường Đại học (ĐH) Đông Đô và một số đồng phạm về tội giả mạo trong công tác, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết lý do là những cá nhân này đã cấp phát văn bằng không đúng quy định.

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, theo quy định hiện hành, các cơ sở giáo dục ĐH được quyền tự chủ trong việc cấp phát văn bằng và phải chịu trách nhiệm về việc quản lý và cấp phát văn bằng của mình.

Hiệu trưởng bị bắt, bằng do Đại học Đông Đô cấp có còn giá trị?

Một số cán bộ Đại học Đông Đô móc ngoặc với tổ chức bên ngoài cấp văn bằng 2 cho học viên trái quy định. Khi vụ việc bị phanh phui, những tấm bằng đã cấp có còn giá trị?

Liên quan vụ ông Dương Văn Hòa (36 tuổi, Hiệu trưởng Đại học Đông Đô) cùng 3 thuộc cấp bị bắt, nhiều độc giả băn khoăn về số phận pháp lý của những tấm bằng đã được cấp. Liệu số bằng đã cấp có bị thu hồi? Những sinh viên, học viên học thật, thi thật có được trao bằng tốt nghiệp?

Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô bị bắt: Xử lý người "mua" bằng thế nào?

(Kiến Thức) - Sau khi Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa bị bắt vì cấp khống nhiều văn bằng, dư luận đặt ra câu hỏi: Vậy những người đã "mua" bằng sẽ bị xử lý như thế nào? 

Ngày 30/7, cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” đối với Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa (SN 1983, trú tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) và 3 bị can khác. 
Hieu truong truong Dai hoc Dong Do bi bat: Xu ly nguoi

Bị can Dương Văn Hoà.

Theo tài liệu của cơ quan chức năng, Hiệu trường trường Đại học Đông Đô và một số cán bộ đã có dấu hiệu thông đồng, móc ngoặc với các trung tâm đào tạo ngắn hạn ở bên ngoài, thu thập hồ sơ của những người có nhu cầu tuyển sinh đào tạo, cấp văn bằng 2 cử nhân ngành ngôn ngữ Anh, hệ chính quy để thu tiền.

Sau khi Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô (Hà Nội)  bị bắt vì cấp khống nhiều văn bằng, dư luận đặt ra câu hỏi: Vậy những người đã "mua" bằng sẽ bị xử lý như thế nào? 

Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, với những bằng cấp đã cấp trái quy định này thì sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định pháp luật. Việc cấp bằng đại học mà không thực hiện thủ tục tuyển sinh, không đào tạo như vậy là hành vi được xác định là “làm, cấp giấy tờ giả”, đó là căn cứ để buộc tội các bị can trong vụ án này, đồng thời cũng là cơ sở để xác định những bằng cấp này là không có giá trị pháp lý và sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định pháp luật.

Hieu truong truong Dai hoc Dong Do bi bat: Xu ly nguoi
 Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư Hà Nội.

Hành vi “làm, cấp giả giấy tờ”, được xác định là cấp giấy tờ, bằng cấp không đúng thẩm quyền hoặc không đúng trình tự, thủ tục, gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng giáo dục đào tạo, ảnh hưởng tới việc quản lý nguồn nhân lực, gây hệ lụy xấu cho xã hội, bởi vậy hành vi này được xác định là nguy hiểm cho xã hội, là căn cứ để buộc tội các bị can.

Cũng theo ông Cường, về hình phạt mà các đối tượng này phải đối mặt sẽ rất nghiêm khắc, có thể lên đến 20 năm tù. Mức hình phạt dành cho các bị can này sẽ phụ thuộc vào quy mô, số lượng bằng cấp giả đã được phát hành.

Luật sư Cường nói: "Hành vi của các đối tượng này được xác định là “có tổ chức”, “người phạm tội là người có trách nhiệm cấp các giấy tờ tài liệu đó”, bởi vậy các đối tượng này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù theo quy định tại điểm a) điểm b), khoản 2 điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trong quá trình điều tra nếu cơ quan điều tra xác định số bằng cấp giả, tài liệu giả từ 6 đến 10 giấy tờ giả thì Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô cùng các đối tượng có thể đối mặt với mức hình phạt có thể tới 15 năm tù. Trong trường hợp các giấy tờ tài liệu giả từ 11 giấy tờ trở lên thì hình phạt sẽ là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm theo quy định tại khoản 4 của điều luật này.

Một nguyên tắc công bằng trong pháp luật là ai sai phạm đến đâu phải chịu trách nhiệm pháp lý đến đấy, không nên để những hành vi sai phạm của một số cá nhân mà với ảnh hưởng đến cả nhà trường hoặc ảnh hưởng đến hàng trăm học viên đang khắc khoải chờ đợi nhận bằng từ cơ sở đào tạo này."

Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về vụ Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô "bán" bằng cấp.

>>> Xem thêm video: Mua bằng giả dễ như mua... rau

Nguồn: VOV.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.