Vụ bom hàng thế kỷ: Nỗi đau khi bị đồng minh đâm sau lưng!

Vụ bom hàng thế kỷ: Nỗi đau khi bị đồng minh đâm sau lưng!

Pháp đã không giấu sự "phẫn nộ" trước vụ bị Australia "bom" hàng tàu ngầm khủng, với trị giá hợp đồng lên tới 66 tỷ USD, mà nguyên nhân lại đến từ Mỹ. Nhưng làm thế nào, ngoài một cử chỉ bất lực, Paris có thể đáp trả Washington như thế nào?

Pháp đã quyết định hủy bỏ lễ kỷ niệm chung với Mỹ nhân kỷ niệm  Trận chiến Chesapeake - khi hạm đội Bourbon của Pháp đã thực sự giải cứu nước Mỹ non trẻ. Mối quan hệ giữa hai cường quốc hiện đã trở nên tồi tệ hơn nhiều, so với 240 năm trước.
Pháp đã quyết định hủy bỏ lễ kỷ niệm chung với Mỹ nhân kỷ niệm Trận chiến Chesapeake - khi hạm đội Bourbon của Pháp đã thực sự giải cứu nước Mỹ non trẻ. Mối quan hệ giữa hai cường quốc hiện đã trở nên tồi tệ hơn nhiều, so với 240 năm trước.
Cách đây đúng 240 năm, tại cửa Vịnh Chesapeake, một trận chiến đã diễn ra giữa các tàu chiến Anh dưới sự chỉ huy của Ngài Thomas Graves và đội tàu chiến của tàu Comte de Grasse của Pháp.
Cách đây đúng 240 năm, tại cửa Vịnh Chesapeake, một trận chiến đã diễn ra giữa các tàu chiến Anh dưới sự chỉ huy của Ngài Thomas Graves và đội tàu chiến của tàu Comte de Grasse của Pháp.
Pháp quyết định hỗ trợ các nước cộng hòa Bắc Mỹ trong cuộc chiến chống lại kẻ thù chung - vương quốc Anh. Và, theo các nhà sử học, chính thất bại của hạm đội Anh trong trận chiến Chesapeake đã dẫn đến bước ngoặt trong Chiến tranh giành độc lập và kết thúc sớm của nó.
Pháp quyết định hỗ trợ các nước cộng hòa Bắc Mỹ trong cuộc chiến chống lại kẻ thù chung - vương quốc Anh. Và, theo các nhà sử học, chính thất bại của hạm đội Anh trong trận chiến Chesapeake đã dẫn đến bước ngoặt trong Chiến tranh giành độc lập và kết thúc sớm của nó.
Sẽ không có lễ kỷ niệm chiến thắng chung cuộc. Tất cả các lễ kỷ niệm đã bị hủy bỏ, và một quan chức cấp cao của Hải quân Pháp, người đã đến Washington để tham dự lễ kỷ niệm, sẽ trở về Paris trước thời hạn. Lý do được tờ The New York Times cho là "sự phản ánh sự tức giận của các chính trị gia và nhà ngoại giao Pháp về thỏa thuận tàu ngầm".
Sẽ không có lễ kỷ niệm chiến thắng chung cuộc. Tất cả các lễ kỷ niệm đã bị hủy bỏ, và một quan chức cấp cao của Hải quân Pháp, người đã đến Washington để tham dự lễ kỷ niệm, sẽ trở về Paris trước thời hạn. Lý do được tờ The New York Times cho là "sự phản ánh sự tức giận của các chính trị gia và nhà ngoại giao Pháp về thỏa thuận tàu ngầm".
Việc Australia đột ngột quyết định chấm dứt hợp đồng với công ty Naval Group của Pháp về việc đóng tàu ngầm. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian gọi tin này là một cú "đâm sau lưng". Trong một hoàn cảnh trớ trêu của lịch sử, nguyên nhân là do thỏa thuận giữa Mỹ, Australia và Anh về tàu ngầm.
Việc Australia đột ngột quyết định chấm dứt hợp đồng với công ty Naval Group của Pháp về việc đóng tàu ngầm. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian gọi tin này là một cú "đâm sau lưng". Trong một hoàn cảnh trớ trêu của lịch sử, nguyên nhân là do thỏa thuận giữa Mỹ, Australia và Anh về tàu ngầm.
Vào tối thứ Tư vừa qua, trong một tuyên bố chung, Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đồng cấp Australia Scott Morrison và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức thông báo về việc hình thành quan hệ đối tác quốc phòng và an ninh AUKUS. Hệ quả trực tiếp của hiệp định này là việc người Úc rút khỏi hợp đồng nhiều tỷ đô với người Pháp.
Vào tối thứ Tư vừa qua, trong một tuyên bố chung, Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đồng cấp Australia Scott Morrison và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức thông báo về việc hình thành quan hệ đối tác quốc phòng và an ninh AUKUS. Hệ quả trực tiếp của hiệp định này là việc người Úc rút khỏi hợp đồng nhiều tỷ đô với người Pháp.
Giải thích cho lý do, Thủ tướng Australia Morrison hôm thứ Sáu cho biết, ông đã cảnh báo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phá bỏ thỏa thuận vào tháng Sáu. Nhưng không chắc rằng bây giờ Paris sẽ chấp nhận những cảnh báo đã được đưa ra.
Giải thích cho lý do, Thủ tướng Australia Morrison hôm thứ Sáu cho biết, ông đã cảnh báo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phá bỏ thỏa thuận vào tháng Sáu. Nhưng không chắc rằng bây giờ Paris sẽ chấp nhận những cảnh báo đã được đưa ra.
Thỏa thuận "bom hàng của thế kỷ" đối với việc đóng tàu ngầm của Pháp cho Australia, không chỉ là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp đóng tàu của Pháp, mà còn là đòn giáng mạnh vào tham vọng của Paris ở khu vực này của thế giới, vì người Pháp coi Canberra là một đồng minh quan trọng.
Thỏa thuận "bom hàng của thế kỷ" đối với việc đóng tàu ngầm của Pháp cho Australia, không chỉ là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp đóng tàu của Pháp, mà còn là đòn giáng mạnh vào tham vọng của Paris ở khu vực này của thế giới, vì người Pháp coi Canberra là một đồng minh quan trọng.
Sự phẫn nộ của Pháp đối với Mỹ không chỉ có lý do chính trị mà còn vì lý do thương mại. Tổng thống Emmanuel Macron chỉ trích NATO và cho rằng, liên minh nên bảo vệ châu Âu, chứ không phải giải quyết các vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ.
Sự phẫn nộ của Pháp đối với Mỹ không chỉ có lý do chính trị mà còn vì lý do thương mại. Tổng thống Emmanuel Macron chỉ trích NATO và cho rằng, liên minh nên bảo vệ châu Âu, chứ không phải giải quyết các vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng, nếu Mỹ tiếp tục gây áp lực lên châu Âu thì Pháp có thể tái rút khỏi NATO, như đã xảy ra vào năm 1966 dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle. Nhưng cũng theo các chuyên gia, sẽ không có bất kỳ bước trả đũa nghiêm trọng nào từ Paris, ngoại trừ những nỗ lực nhỏ nhằm gây khó khăn cho Washington về mặt chính trị hoặc kinh tế.
Các nhà phân tích cho rằng, nếu Mỹ tiếp tục gây áp lực lên châu Âu thì Pháp có thể tái rút khỏi NATO, như đã xảy ra vào năm 1966 dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle. Nhưng cũng theo các chuyên gia, sẽ không có bất kỳ bước trả đũa nghiêm trọng nào từ Paris, ngoại trừ những nỗ lực nhỏ nhằm gây khó khăn cho Washington về mặt chính trị hoặc kinh tế.
Các nhà phân tích nhất trí rằng, chính vị thế yếu kém của Pháp là hệ quả trực tiếp của chính sách ngoài giao của nước này đối với Washington và London. Trước đó, trước sức ép của Mỹ, Pháp đã phá bỏ hợp đồng cung cấp tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Nga.
Các nhà phân tích nhất trí rằng, chính vị thế yếu kém của Pháp là hệ quả trực tiếp của chính sách ngoài giao của nước này đối với Washington và London. Trước đó, trước sức ép của Mỹ, Pháp đã phá bỏ hợp đồng cung cấp tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Nga.
Năm 2016, Pháp và Australia đã đạt được thỏa thuận liên chính phủ để cung cấp 12 chiếc tàu ngầm thế hệ mới Shortfin Barracuda Block 1A, nhằm thay thế các tàu ngầm lớp Collins đã hơn 20 tuổi của Australia.
Năm 2016, Pháp và Australia đã đạt được thỏa thuận liên chính phủ để cung cấp 12 chiếc tàu ngầm thế hệ mới Shortfin Barracuda Block 1A, nhằm thay thế các tàu ngầm lớp Collins đã hơn 20 tuổi của Australia.
Nhưng phải tới năm 2019 hợp đồng mới chính thức được ký kết và Tập đoàn đóng tàu Hải quân Naval Group của Pháp, đã được lựa chọn để thực hiện thỏa thuận khủng trị giá khổng lồ 66 tỉ USD này.
Nhưng phải tới năm 2019 hợp đồng mới chính thức được ký kết và Tập đoàn đóng tàu Hải quân Naval Group của Pháp, đã được lựa chọn để thực hiện thỏa thuận khủng trị giá khổng lồ 66 tỉ USD này.
Nhưng thật đáng tiếc, thỏa thuận gặp nhiều vấn đề và chậm trễ do Australia yêu cầu phần lớn việc sản xuất và linh kiện phải có nguồn gốc trong nước, còn Pháp thì không thể đáp ứng. Hợp đồng này lại làm người ta nhớ tới việc Ấn Độ mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp năm 2016, hợp đồng từ 126 chiếc ban đầu, rút xuống chỉ còn 36 chiếc.
Nhưng thật đáng tiếc, thỏa thuận gặp nhiều vấn đề và chậm trễ do Australia yêu cầu phần lớn việc sản xuất và linh kiện phải có nguồn gốc trong nước, còn Pháp thì không thể đáp ứng. Hợp đồng này lại làm người ta nhớ tới việc Ấn Độ mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp năm 2016, hợp đồng từ 126 chiếc ban đầu, rút xuống chỉ còn 36 chiếc.
Theo điều khoản hợp đồng, Pháp sẽ cung cấp cho Australia 12 chiếc tàu ngầm tấn công Shortfin Barracuda Block 1A, phiên bản diesel-điện của lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Barracuda (SSN). Dự kiến chiếc đầu tiên sẽ bắt đầu khởi đóng vào năm 2023.
Theo điều khoản hợp đồng, Pháp sẽ cung cấp cho Australia 12 chiếc tàu ngầm tấn công Shortfin Barracuda Block 1A, phiên bản diesel-điện của lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Barracuda (SSN). Dự kiến chiếc đầu tiên sẽ bắt đầu khởi đóng vào năm 2023.
Nhưng với việc hình thành ký quan hệ đối tác quốc phòng và an ninh AUKUS vào ngày 16/09/2021, Anh - Mỹ đã bắt tay với Australia, để "tiến thẳng lên" đóng tàu ngầm hạt nhân. Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và các điều kiện cần thiết để triển khai đóng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tại Adelaide (Australia).
Nhưng với việc hình thành ký quan hệ đối tác quốc phòng và an ninh AUKUS vào ngày 16/09/2021, Anh - Mỹ đã bắt tay với Australia, để "tiến thẳng lên" đóng tàu ngầm hạt nhân. Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và các điều kiện cần thiết để triển khai đóng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tại Adelaide (Australia).
Sự kiện gây chấn động này khiến truyền thông thế giới sôi sục bởi thỏa thuận tàu ngầm trị giá 66 tỉ USD do Pháp thiết kế chính thức tan thành mây khói. Tổn thất lớn nhất với Pháp không phải chỉ là tiền mà là danh tiếng. Sự đổ vỡ này không gì có thể bù đắp nổi.
Sự kiện gây chấn động này khiến truyền thông thế giới sôi sục bởi thỏa thuận tàu ngầm trị giá 66 tỉ USD do Pháp thiết kế chính thức tan thành mây khói. Tổn thất lớn nhất với Pháp không phải chỉ là tiền mà là danh tiếng. Sự đổ vỡ này không gì có thể bù đắp nổi.
Tại thời điểm hợp đồng bị hủy bỏ, có lẽ giữa Pháp và Australia mới chỉ đang thỏa thuận về cấu hình vũ khí, bản vẽ thiết kế chứ chưa kịp đặt mua vật liệu cũng như các công việc tại thực địa như xây nhà xưởng để triển khai đóng mới các tàu ngầm này.
Tại thời điểm hợp đồng bị hủy bỏ, có lẽ giữa Pháp và Australia mới chỉ đang thỏa thuận về cấu hình vũ khí, bản vẽ thiết kế chứ chưa kịp đặt mua vật liệu cũng như các công việc tại thực địa như xây nhà xưởng để triển khai đóng mới các tàu ngầm này.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết, ông hiểu sự thất vọng của Pháp với Australia về vụ "bể hợp đồng", nhưng ông cho rằng thỏa thuận giữa Anh, Mỹ và Australia không phải là "sự phản bội" với Pháp, mà chỉ đơn giản là giúp Australia nâng cao khả năng đối phó với mối đe dọa Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết, ông hiểu sự thất vọng của Pháp với Australia về vụ "bể hợp đồng", nhưng ông cho rằng thỏa thuận giữa Anh, Mỹ và Australia không phải là "sự phản bội" với Pháp, mà chỉ đơn giản là giúp Australia nâng cao khả năng đối phó với mối đe dọa Trung Quốc.
Nhưng rõ ràng là Paris không hài lòng với Australia, họ còn tức giận hơn với Mỹ. Ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian cho biết, động thái này gợi nhớ đến người tiền nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden: “hành vi của người Mỹ không thể đoán được, đơn phương và tàn bạo rất giống với những gì ông Trump từng làm. Các đồng minh không làm vậy với nhau. Điều đó là không thể chấp nhận”. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhưng rõ ràng là Paris không hài lòng với Australia, họ còn tức giận hơn với Mỹ. Ngoại trưởng Pháp, Jean-Yves Le Drian cho biết, động thái này gợi nhớ đến người tiền nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden: “hành vi của người Mỹ không thể đoán được, đơn phương và tàn bạo rất giống với những gì ông Trump từng làm. Các đồng minh không làm vậy với nhau. Điều đó là không thể chấp nhận”. Nguồn ảnh: Pinterest.
Pháp cũng từng "bom hàng" Nga bằng cách hủy ngang hợp đồng chuyển giao tàu đổ bộ trực thăng Mistral cho quốc gia này. Nguồn: Naval.

GALLERY MỚI NHẤT