Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu khoét thêm “thù hận” thương mại Mỹ-Trung

Xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến thương mại và công nghệ có nguy cơ bị khoét sâu thêm sau vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu.

Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu khoét thêm “thù hận” thương mại Mỹ-Trung
Việc Canada bắt giữ Giám đốc tài chính toàn cầu kiêm Phó Chủ tịch tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ đã khiến Trung Quốc nổi giận, đồng thời làm dấy lên những nghi ngờ mới về thỏa thuận “đình chiến thương mại” mà lãnh đạo 2 Mỹ-Trung đạt được cách đây vài ngày.
“Đây là sự leo thang đáng kể trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”, Christopher Balding một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Fulbright nói.
Vu bat giu ba Manh Van Chu khoet them “thu han” thuong mai My-Trung
 Bà Mạnh Vãn Chu là Giám đốc tài chính toàn cầu kiêm Phó Chủ tịch Huawei. Ảnh: Warior trading news.
Vụ bắt giữ gây chấn động
Huawei là một trong những công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, bị giới tình báo Mỹ coi là một mối đe dọa an ninh quốc gia. Huawei bán nhiều Smartphone hơn cả Apple và xây dựng mạng lưới viễn thông ở nhiều nước trên thế giới.
Giới chức Canada cuối ngày 5/12 thông báo rằng, Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Vancouver và Mỹ đang tìm cách dẫn độ người này.
Chính phủ Mỹ và Canada vẫn chưa công bố những cáo buộc đối với bà Mạnh Vãn Chu sau vụ bắt giữ. Tuy nhiên, vụ việc này xảy ra sau những thông tin cho rằng Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra liệu Huawei có vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran hay không.
“Dưới thời chính quyền Obama, Mỹ đã kết tội một công dân Trung Quốc về những cáo buộc tương tự, tuy nhiên vẫn tránh những hành động mạnh mẽ hơn như việc bắt giữ người ở nước thứ 3, do lo ngại Trung Quốc sẽ đáp trả nhằm vào các lợi ích Mỹ ở Trung Quốc hoặc các nước khác”, các chuyên gia phân tích về rủi ro chính trị của Eurasia Group đánh giá.
Theo các nhà phân tích, vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu cho thấy, “găng tay đã được tháo ra trên vũ đài”. Điều gì tiếp theo sẽ xảy ra với bà Mạnh Vãn Chu – con gái người sáng lập tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi, sẽ có tác động lớn không chỉ tới chính tập đoàn Huawei mà còn cả quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tác động tới cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực đàm phán các vấn đề thương mại – cuộc xung đột đã dẫn tới hành động thuế quan ăn miếng trả miếng đối với hàng tỷ USD hàng hóa của cả 2 bên.
“Những kiểu hành động như thế này sẽ ảnh hưởng tới bầu không khí xung quanh các cuộc đàm phán và khiến đôi bên khó đi đến được một giải pháp bền vững”, theo các nhà phân tích Eurasia Group.
Mặc dù Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 6/12 bày tỏ tin tưởng một thỏa thuận thương mại với Mỹ có thể sẽ đạt được kịp thời trước khi hết thời hạn 90 ngày “đình chiến”, nhưng chính phủ Trung Quốc rõ ràng rất giận dữ với vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ và Canada “ngay lập tức sửa sai” và khôi phục “tự do cá nhân” cho bà Mạnh Vãn Chu.
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đáp trả và chính quyền Trump có thể chuẩn bị các động thái khác nhằm vào lợi ích của Trung Quốc.
Nói về vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Scott Kennedy - một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Quốc tế và Chiến lược có trụ sở tại Washington cho rằng: “Cả hai bên cần phải có những hành động thận trọng và phải hiểu rõ những lợi ích lâu dài của mình”.
Công nghệ là một trong những trọng tâm trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Chính quyền Trump nói rằng khoản thuế bổ sung mà nước này áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc một phần là nhằm ngăn chặn Trung Quốc “nhúng tay” vào công nghệ Mỹ một cách không công bằng thông qua các hành động như ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ hay và tấn công mạng buộc các công ty Mỹ phải đánh đổi bằng bí mật thương mại.
Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu đồng nghĩa với phát súng cảnh báo của chính quyền Trump trong chiến dịch siết gọng kìm với sự lan rộng toàn cầu của công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên, nó cũng sẽ khiến các cuộc đàm phán thương mại của ông Trump với phía Trung Quốc gặp không ít xáo trộn.
Huawei liệu có lao đao?
Vụ bắt giữ là một trong những động thái mạnh mẽ nhất đối với Huawei từ chính quyền Mỹ. Huawei bị cấm cung cấp các thiết bị viễn thông cho nhiều đối tác ở Mỹ. Giới chức Mỹ nhiều lần cáo buộc rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng các sản phẩm của Huawei cho mục đích do thám. Tuy nhiên Huawei bác bỏ những cáo buộc này.
“Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu có thể là sự mở đầu cho các hành động tiếp theo nhằm vào Huawei cũng như các lãnh đạo cấp cao khác của công ty này”, các nhà phân tích của Eurasia Group nhận định.
ZTE - đối thủ nhỏ hơn của Huawei, là một ví dụ về việc chính phủ Mỹ có thể đi xa tới cỡ nào. ZTE đã điêu đứng suốt nhiều tháng sau khi bị Bộ Thương mại Mỹ cấm các công ty Mỹ xuất khẩu linh kiện cho ZTE. Lệnh cấm khiến ZTE phải lao đao bởi sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ. Khi đó, ZTE buộc phải đóng cửa hầu hết các hoạt động và Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải can thiệp để cứu công ty này khỏi nguy cơ phá sản.
Một lệnh cấm tương tự đối với Huawei chắc chắn sẽ có tác động lớn hơn, vì các thiết bị của hãng này được sử dụng rộng rãi hơn.
Trong một tuyên bố, Huawei nói rằng, công ty này được cung cấp rất ít thông tin liên quan đến các cáo buộc và không biết những sai phạm của bà Mạnh Vãn Chu là gì. “Huawei tuân thủ tất cả những quy định và luật pháp ở nơi công ty này hoạt động, trong đó có cả luật trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu cũng như các quy định của Liên Hợp Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu”, tuyên bố của Huawei nhấn mạnh.
Những động thái tiếp theo đối với Phó Chủ tịch Huawei Mạnh Vãn Chu sẽ là chìa khóa của vấn đề. “Trước mắt sẽ có rất nhiều tranh cãi về ngoại giao và pháp lý. Mỹ và Canada không nên xem nhẹ điều này và cần phải làm rõ mọi vấn đề”, chuyên gia Balding nói.
Vì sao ông Trump “không hề hay biết”?
Nhà Trắng nói rằng, Tổng thống Donald Trump không biết về vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu. Mặc dù đến ngày 5/12 Canada mới chính thức thông báo, nhưng vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu diễn ra hôm 1/12, cùng ngày diễn ra cuộc gặp Trump-Tập.
Thời điểm xảy ra vụ bắt giữ như đổ thêm dầu vào lửa những nghi ngờ của Trung Quốc rằng, các thành phần có quan điểm cứng rắn trong chính quyền Tổng thống Trump đang cố phá hoại thỏa thuận thương mại. Chính những người này đã tỏ ra không hài lòng khi 2 bên đồng ý 90 ngày “đình chiến”.
Đối với giới chức Mỹ và Nhà Trắng, việc ông Trump đi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà không hay biết gì về vụ bắt giữ đã dấy lên câu hỏi liệu Tổng thống có được thông báo một cách hợp lý trước một cuộc gặp nhạy cảm với một lãnh đạo nước ngoài hay không.
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, một người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, nói với NPR rằng ông biết trước về vụ bắt giữ, dù ông không xác nhận ông biết trước hay sau thời điểm cuộc gặp Trump-Tập diễn ra. “Những thông báo như vậy từ Bộ Tư Pháp là thường xuyên và chúng tôi không phải lúc nào cũng báo lại tất cả cho Tổng thống”.

“Tuần trăng mật” Mỹ-Trung đã chấm dứt?

(Kiến Thức) - Báo Pháp La Croix có bài giải thích vì sao "Tuần trăng mật giữa Bắc Kinh và Washington đã chấm dứt" dưới dạng ba câu hỏi.

“Tuần trăng mật” Mỹ-Trung đã chấm dứt?
Điều gì đang làm Bắc Kinh tức giận?
Đó là việc Mỹ điều khu trục hạm USS Stethem đi sát đảo Tri Tôn, trong vùng 12 hải lý, thuộc quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam trong năm 1974) . Hành động này thể hiện việc Mỹ không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3/07 tố cáo đó là một hành động khiêu khích nghiêm trọng về chính trị và quân sự. Đây là lần thứ hai, kể từ khi Donald Trump vào Nhà Trắng, Mỹ đã cho tầu chiến đi vào vùng biển đang có tranh chấp mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố có chủ quyền.

Vì sao quan hệ Mỹ-Trung đầy “sóng gió” dưới thời ông Trump?

(Kiến Thức) - Trong vòng hơn một năm rưỡi cầm quyền của Tổng thống Trump, mối quan hệ Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu cải thiện mà vẫn tiếp tục rơi vào trạng thái căng thẳng do bất đồng liên quan đến nhiều vấn đề như an ninh và thương mại.

Vì sao quan hệ Mỹ-Trung đầy “sóng gió” dưới thời ông Trump?
Trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục xấu đi khi cả Washington và Bắc Kinh đều không thể tìm ra được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, thì chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis vào tháng 6 vừa qua hầu như không đủ "tiếng nói" cần thiết để một trong hai nước chấp nhận xuống thang căng thẳng. Bởi bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ liên quan đến vấn đề an ninh mà còn cả thương mại song phương của cả hai vốn trị giá lên đến hàng trăm tỷ USD.
Mới đây, hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn thạo tin ngày 31/7 cho biết, Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch đề xuất áp dụng mức thuế 25% đối với gần 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và có thể sẽ đưa ra tuyên bố chính thức về kế hoạch áp thuế vào ngày 1/8.

Quan hệ Mỹ-Trung Quốc “căng như dây đàn” vì chiến tranh thương mại

(Kiến Thức) - Trung Quốc đã quyết định áp thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ nhằm đáp trả việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế bổ sung 10% đối với 200 tỷ hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ của Bắc Kinh.

Quan hệ Mỹ-Trung Quốc “căng như dây đàn” vì chiến tranh thương mại
Theo RT, Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 18/9 thông báo nước này sẽ áp mức thuế mới gồm 5% và 10% lên 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ nhằm đáp trả việc Tổng thống Trump đánh thuế bổ sung 10% đối với 200 tỷ hàng hóa Trung Quốc hôm 17/9. Gói thuế quan mới này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 24/9.Quyết định này của Washington đã đấy căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc đang có dấu hiệu tạm lắng trong vài tháng qua leo thang trở lại.
“Quyết định của Mỹ đã tạo thêm những bất ổn mới đối với các cuộc đàm phán cắt giảm thâm hụt thương mại giữa hai bên. Hy vọng rằng Mỹ sẽ nhận thức được hậu quả tiêu cực tiềm tàng từ những hành động như vậy và đưa ra cách khắc phục kịp thời”, RT dẫn thông báo của Bộ Tài chính Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.