Vụ án đánh bạc chấn động Thanh triều

Càn Long mất đi, thứ ông để lại cho con trai kế vị Gia Khánh là một ngân khố rỗng tuếch cùng vấn nạn đánh bạc nhan nhản khắp kinh thành.

"Vụ án đánh bạc" đã khiến cho Đề đốc Cửu môn và Binh bộ Thượng thư bị "cách chức" chính là "Kinh thành tụ đổ án" vào năm Gia Khánh thứ mười sáu (1811).

Nói một cách chính xác, đây là một trận "đại địa chấn" trong chốn quan trường của nhà Thanh mà nguyên nhân là "truy quét cờ bạc thất bại"!

Trận phong ba này bắt đầu vào tháng 6 năm Gia Khánh thứ mười sáu (1811), Hàn Đỉnh Tấn giữ chức Ngự sử lúc bấy giờ đã mật tấu với hoàng đế Gia Khánh một hiện tượng: Trong thành Bắc Kinh, đánh bạc đã trở thành phong trào với các phố cờ bạc to nhỏ ở khắp mọi nơi, nhưng có một điều kỳ lạ đó là, những con bạc cầm đầu trong vụ đánh bạc này đều là những người thuộc hàng quý tộc, quan lại cấp cao, ai cũng cậy mình có ô dù, hô mưa gọi gió trong xới bạc của thành Bắc Kinh.

Sau khi hoàng đế Gia Khánh biết tin đã vô cùng tức giận, sau đó ông đã bí mật ra lệnh cho đại học sĩ Lộc Khang và Anh Hòa phải khẩn trương điều tra sự việc, đồng thời bắt buộc phải tóm gọn được ổ đánh bạc này.

Một "việc nhỏ" như thế, tại sao hoàng đế Gia Khánh lại có phản ứng lớn như vậy? Câu trả lời là bởi: Tệ nạn cờ bạc chính là "đường điện cao áp" mà Hoàng đế Gia Khánh chưa từng bàn tới kể từ khi lên ngôi.

Gia Khánh đế mạnh tay dẹp nạn cờ bạc

Hoàng đế Gia Khánh rất ghét đánh bạc, ghét từ tận trong xương tủy.

Ngay từ khi ông còn là hoàng tử, xu hướng cờ bạc ngày càng gia tăng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với hoàng thất nhà Thanh.

Hoàng đế Gia Khánh từ nhỏ đã nghe quen tai, nhìn quen mắt, ông ghét đánh bạc đến nỗi nghiến răng nghiến lợi. Chính vì thế sau khi lên ngôi, Gia Khánh đế đã rất mạnh tay với vấn nạn này.

Nguyên gốc câu nói của hoàng đế Gia Khánh là: "Đáng hận nhất chính là những kẻ tổ chức đánh bạc."

Vu an danh bac chan dong Thanh trieu

Các quan chức thời Gia Khánh, bất kể công lao lớn như thế nào, ngày thường được sủng ái bao nhiêu, đường làm quan rộng lớn làm sao, chỉ cần dính vào một chữ "đánh bạc" và rơi vào tay hoàng đế Gia Khánh thì tất cả sẽ chấm dứt.

Thống lĩnh Bộ quân Minh An, người được hoàng đế Gia Khánh đánh giá cao trong những năm đầu đã bị ông kết tội làm "ô bảo hộ" cho sòng bạc và bị đưa thẳng đi lao động cải tạo. Đây chính là sự không khoan nhượng của ông.

Và lần này, sau khi nghe báo cáo về vấn nạn cờ bạc ở thành Bắc Kinh hoành hành thái quá, Gia Khánh đế đã tức tốc hạ chỉ, yêu cầu xét xử nghiêm tất cả những kẻ có liên quan đến hành vi đánh bạc.

Hai vị đại thần là Lộc Khang và Anh Hòa cũng không dám lơ là, sau khi chuẩn bị kỹ càng đã tiến hành một đợt công kích bất ngờ, nhưng kết quả lại khiến hai người vô cùng thất vọng: Ngoại trừ sòng bạc Hạnh Hoa Thiên còn sót lại nhân chứng vật chứng, các sòng bạc khác sạch không một bóng người.

Chuyện gì đã xảy ra? Thì ra tất cả các sòng bạc khác đều đã nhận được tin báo từ trước, tất cả đều bỏ chạy sạch trơn và chỉ còn lại những mái lán trống không.

Hành động vây quét các tổ chức đánh bạc với khí thế hùng hổ, mạnh mẽ đã kết thúc thảm hại như vậy.

Dưới chân Thiên tử, ngay cả mấy con bạc nhỏ bé cũng không bắt được, nếu truyền ra ngoài thì biết giấu mặt ở đâu đây?

Để báo cáo kết quả nhiệm vụ, Lộc Khang và Anh Hòa đã lập tức cho triển khai kiểm tra dựa trên đánh giá ban đầu, rằng các con bạc có thể nhận được tin tức, nhất định là có người trong nha môn báo tin, trốn được hòa thượng nhưng ngươi có trốn được miếu không?

Vu an danh bac chan dong Thanh trieu-Hinh-2

Hai ngưỡi đã tiến hành kiểm tra kỹ càng từng binh dịch trong nha môn. Bằng cách dùng cực hình để tra khảo, cuối cùng hai người đã thu được thông tin quan trọng: Những kẻ tổ chức đánh bạc vốn là người khênh kiệu của Minh Lượng Binh bộ Thượng thư.

Trước khi hoàng đế Gia Khánh bắt đầu "hành động truy bắt đánh bạc", người vui vẻ chạy đến báo tin cũng chính là Vương Phúc, người khiêng kiệu của nhà Minh Lượng.

Vị Minh Lượng đại nhân "liên quan đến cờ bạc" này có thân phận không hề tầm thường, ông ta không chỉ là Binh bộ Thượng thư của triều Thanh, mà còn là anh hùng bình định Kim Xuyên năm đó, khi "vụ bê bối cờ bạc" bị khui ra, ông đã ngoài tám mươi tuổi.

Tại sao một vị lão thần có thành tích chói lọi như vậy lại dẫm chân vào vũng bùn này? Đến hoàng đế Gia Khánh cũng không thể tin được, quyết định đích thân thẩm vấn Minh Lượng.

Điều khiến hoàng đế Gia Khánh không thể ngờ hơn chính là, chủ mưu Minh Lượng mặc dù đã nhận tội trước mặt hoàng đế Gia Khánh, nhưng lời lẽ cử chỉ lại hoàn toàn không phục, nếu như đi hỏi sâu vào, ông ta sẽ cố ý nói mập mờ nhằm lảng tránh vấn đề. Hiển nhiên, "vụ tổ chức đánh bạc" này không phải Minh Lượng cấp bậc Thượng thư là "con cá lớn" duy nhất.

Quả nhiên, sau khi hoàng đế Gia Khánh lệnh cho đại thần quân cơ gọi Minh Lượng đến để xét hỏi thêm lần nữa, thì cuối cùng Minh Lượng đã nghiến răng nghiến lợi nói: Hoàng thượng, chuyện truy bắt đánh bạc này người không thể cứ nhắm vào thần như thế được, Lộc Khang mà người cử đi truy bắt đánh bạc cũng là một "con cá lớn" đấy!

Cơn "đại địa chấn" của Thanh triều

Đảm nhận trọng trách "truy bắt đánh bạc", hơn nữa thân là Đông các Đại học sỹ kiêm Thống lĩnh Bộ quân Lộc Khang lại liên quan đến vụ bê bối "tổ chức đánh bạc" này? Điều này có gì khác biệt với việc rắn chuột cùng chung một ổ không? Hoàng đế Gia Khánh nghiêm túc tra xét lại, thì phát hiện sự thật đúng là như vậy!

Vu an danh bac chan dong Thanh trieu-Hinh-3

Thì ra, những người khiêng kiệu mở sòng bạc trong Kinh thành không chỉ có kiều phu của nhà Minh Lượng, mà còn có cả kiều phu của nhà Lộc Khang tên là Từ Tứ. Hai năm trước khi cuộc truy quét diễn ra, Từ Tứ đã mở sòng bạc ở Kinh Thành, được công nhận là sòng bạc ghê gớm nhất trong thành Bắc Kinh, mỗi ngày đều "chia hoa hồng" cho quan binh của khu vực đó, số tiền hơn tám nghìn đồng.

Mặc dù Từ Tứ cũng khai rằng chủ nhân của anh ta là Lộc Khang không hề biết gì về việc này nhưng khi chỉ huy "hành động truy bắt đánh bạc", Lộc Khang đã vung tay che giấu hành vi sai trái của Từ Tứ, chỉ tập trung truy bắt Minh Lượng, hiển nhiên là "phối hợp" vô cùng tốt.

Như vậy, Thống lĩnh Bộ quân Lộc Khang và Binh bộ Thượng thư Minh Lượng, đã lần lượt bị vạch trần vai trò "ô dù bảo hộ cờ bạc" không hề vẻ vang gì trong vụ giày vò và "xâu xé lẫn nhau" này.

Đối với hai người này, hoàng đế Gia Khánh cũng xử lý tương đối "công bằng": Minh Lượng bị cách chức khỏi chức vụ Binh bộ Thượng thư, giáng xuống làm Nhị nhẩm Phó đô thống. Lộc Khang bị tước hết chức vụ từ Đại học sỹ đến Bộ quân Thống lĩnh, giáng xuống làm Chính Hoàng kỳ Hán quân Phó đô thống.

Tiếp theo đó, hoàng đế Gia Khánh cũng rèn sắt khi còn nóng, chỉ trong thời gian ngắn đã tra xét được hơn mười ba vụ đánh bạc ở Kinh Thành, chiến tích vô cùng huy hoàng, vạch trần các màn hủ bại mục nát của Đại Thanh: Binh dịch trong các nha môn ở Kinh Thành, quan quân của các khu vực, tất cả đều mắt nhắm mắt mở làm ngơ trước tệ nạn cờ bạc mà hoàng đế Gia Khánh căm ghét nhất, hàng ngày họ chỉ biết thu tiền bảo kê của những kẻ đánh bạc.

Vậy còn quan đại thần các cấp, họ đã làm gì ? Tất cả đều chẳng mấy đoái hoài.

Ví dụ như lần này có Anh Hòa vô cùng tích cực "truy bắt đánh bạc", ông ta thân là Tả Dực tổng binh, tầng tầng lớp lớp các sòng bạc lớn coi trời bằng vung đều nằm trong các khu vực dưới quyền ông ta quản lý, điều này cho thấy thường ngày ông ta tham chơi bỏ bê chức vụ như thế nào.

Vu an danh bac chan dong Thanh trieu-Hinh-4

Sau khi hoàng đế Gia Khánh truy quét xong cũng đã xử lý triệt để quan lại liên quan đến vụ án lần này: Anh Hòa có "chiến tích huy hoàng" cũng bị cách chức, ngoài ra còn có Nội các học sỹ Hòa Thế Thái và Tả dực tổng binh Bổn Tri cũng đều bị giáng chức.

Thậm chí Đại học sỹ Khánh Quế của Văn Uyên các quản lý chính vụ cũng đã bị trừng phạt vì tội "thất trách trong việc giám sát". Văn võ toàn triều ai cũng được gọi tên, "địa chấn chốn quan trường" tạo ra sức ảnh hưởng vô cùng lớn.

Thu hoạch được cũng không ít, tài sản của mười mấy sòng bạc, toàn bộ bị hoàng đế Gia Khánh tịch thu làm của công, tạo nguồn thu cho nền kinh tế nhà Thanh vốn đang gặp khó khăn lúc bấy giờ.

Thế nhưng không ngờ rằng, vấn đề vẫn chưa giải quyết xong! Nguyên nhân là vì tệ nạn bạc nghiêm trọng của nhà Thanh về cơ bản được bắt nguồn từ triều đại Càn Long và ngày càng trở nên hủ bại.

Còn Hoàng đế Gia Khánh, người đã nặng tay chấn chỉnh các quan chức khi vừa mới lên ngôi thì sao? Cường độ trừng phạt tham nhũng ngày càng lỏng lẻo. Chỉ dựa vào mấy lần truy quét đánh bạc đột xuất thì tất nhiên không thể cấm triệt để đánh bạc được.

Trong triều đại Đạo Quang tiếp sau đó, thói cờ bạc của nhà Thanh đã lan rộng đến mức "như một cánh đồng màu mỡ và đầy cỏ dại". Ngày càng xuất hiện nhiều tệ nạn, trong đó tệ nạn nha phiến nhục nhã và khó loại bỏ nhất.

Đại Thanh chỉ trị đánh bạc không trị được sự mục nát thối rữa, tất nhiên sẽ khó tránh khỏi con đường diệt vong tất yếu.

3 câu trăn trối trước khi chết của ái phi Thanh triều

Lời trăng trối của vị phi tần được Hoàng đế Quang Tự sủng ái nhất hậu cung ấy đã khiến Từ Hy vừa sợ hãi, lại vừa xấu hổ.

Vào thời kỳ đỉnh cao quyền lực, Từ Hy Thái hậu từng ra tay thanh trừng không ít kẻ khiến bà "chướng tai, gai mắt". Vị Thái hậu khét tiếng nhà Thanh ấy cũng bị nghi ngờ là người đứng sau cái chết của con trai ruột là Hoàng đế Quang Tự.

Trong số các nạn nhân vong mạng dưới tay Từ Hy, có một người đã để lại di ngôn khiến vị Thái hậu ấy vừa uất hận lại vừa không quên được. Đó chính là Trân phi – người con dâu bị Từ Hy đẩy xuống giếng trước ngày hoàng cung thất thủ.

2 sự kiện rùng rợn sau khi Từ Hi qua đời: Điềm trời báo trước?

Hai sự kiện kỳ lạ xảy ra ngay sau khi Từ Hi Thái hậu qua đời chẳng những khiến cho bách tính thời bấy giờ hoang mang mà còn trở thành chủ đề bàn luận gây tranh cãi đối với hậu thế.

Mỗi khi nhắc tới tên tuổi của Từ Hi, nhiều người thường nhớ đến những việc làm chuyên quyền khi còn sống của vị Thái hậu khét tiếng Thanh triều này.

Nhân vật sở hữu khối "tiền chùa" khủng nhất lịch sử Thanh triều

Sinh thời, Tây Thái hậu từng sở hữu quỹ đen lên tới “con số thiên văn”. Cho tới nay, sự biến mất của kho báu bạc tỷ này vẫn là một bí ẩn đối với hậu thế.

“Tiểu kim khố” là một loại quỹ đen phổ biến tồn tại dưới thời nhà Thanh. Từ quan lại địa phương cho tới hoàng thân quốc thích đều rút lõi quốc khố, “hút máu” bách tính để tích trữ kiểu quỹ đen này.

Dưới thời nhà Thanh, các tiểu kim khố được dự trữ công khai. Quan lại triều đình ngoài mặt cam chịu hưởng số lương bổng ít ỏi để chứng tỏ mình là thanh liêm, nhưng bên trong lại luôn bày ra trăm phương ngàn kế để dự trữ quỹ đen cho mình.

Đọc nhiều nhất