Vụ án chấn động Nam Kỳ cuối năm 1945

(Kiến Thức) - Chánh án cho tử tội mượn súng để tự xử khiến hàng trăm người thót tim là chuyện chỉ có trong phiên tòa chấn động Nam Kỳ cuối năm 1945.

Chân dung kẻ tử tội
Khi Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, nhân dân Nam Kỳ đứng lên chiến đấu. Lực lượng chống Pháp hồi đó, ngoài những đoàn quân Nam tiến và quân dân Nam Kỳ còn có một số đáng kể lực lượng bộ đội Bình Xuyên. Đây vốn là những nhóm giang hồ ở Sài Gòn nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc đứng lên đánh Pháp.
Trong số các thủ lĩnh Bình Xuyên, cái tên Ba Nhỏ khá nổi tiếng. Ông có liên quan đến một vụ án gây chấn động Nam Kỳ và cũng là vụ án có một không hai trong lịch sử.
Ba Nhỏ là thủ lĩnh một băng nhóm đâm thuê chém mướn ở khu vực xóm Củi – Sài Gòn từ trước Cách mạng. Trong cuộc biểu tình lịch sử có hàng vạn người tham gia, ngày 25/8/1945 ở Sài Gòn, Ba Nhỏ nổi bật lên vì hành động cưỡi ngựa đeo gươm kiểu hiệp khách đi giữa đường phố.
Khi cuộc chiến chống Pháp trở lại xâm lược nổ ra, Ba Nhỏ lãnh đạo đàn em gia nhập bộ đội chiến đấu trong mặt trận số 1 từ Thị Nghè – Bà Chiểu tới cầu Bông. Mặc dù chiến đấu trong hàng ngũ bộ đội nhưng Ba Nhỏ vẫn giữ cách hàng động kiểu dân anh chị, sẵn sàng giết bất cứ ai tình nghi là Việt gian mà không cần điều tra.
Chân dung Trung tướng Nguyễn Bình tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
 Chân dung Trung tướng Nguyễn Bình tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Một trong những hành động giết người bừa bãi của Ba Nhỏ khiến dư luận công phẫn là vụ giết một người đàn bà ở bến đò Tân Định. Bà Fondean vào cư xá Tân Định mang 1 kg thịt cho hai đứa cháu ngoại vì sợ chúng không có gì ăn trong khi ta phong tỏa nội thành. Không cần nghe giãi bày, Ba Nhỏ tuốt gươm chém chết bà ngay tại đương trường. Tiếng là để làm gương cho những kẻ tiếp tế cho địch nhưng hành động ấy khiến nhân dân rất bất bình, ảnh hưởng đến uy tín của bộ đội.
Không chỉ có thế, ở những nơi quân của Ba Nhỏ đi qua, chính quyền phải nộp tiền nuôi quân. Gặp gia đình nào có con gái đẹp, Ba Nhỏ thô bạo cưỡng hiếp. Bởi thế, mới qua vài tháng kháng chiến, thư tố cáo Ba Nhỏ đã tới tấp bay về chiến khu. Người nhận những lá đơn thư ấy là tướng Nguyễn Bình - ủy viên quân sự Nam Bộ kiêm Khu trưởng khu 7.
Nguyễn Bình liền cử Hai Trọng xuống tận nơi điều tra tìm hiểu. Sự việc còn chưa xong thì ở nơi đóng quân mới của Ba Nhỏ là Bà Rịa, dân chúng lại gửi thư về khu thưa về hành động thổ phỉ của quân Ba Nhỏ. Để giữ thanh danh bộ đội, tướng Nguyễn Bình quyết định nghiêm trị Ba Nhỏ.
Biết dân anh chị không ai nể ai nhưng đều rung động trước cái chết của người cùng giới nên Nguyễn Bình đã cử người đi “dọn đường trước” trong giới chỉ huy Bình Xuyên. Hai Trọng lại lên đường đi thuyết phục các thủ lĩnh Tám Mạnh, Ba Dương, Năm Hà, Mười Lực. Các chỉ huy Bình Xuyên đồng ý nghiêm trị Ba Nhỏ và thuận theo đề nghị của Nguyễn Bình giao cho liên chi đội 2-3 tổ chức tòa án quân sự còn chi đội 7 (thời đầu chống Pháp, biên chế chi đội tương đương với cấp trung đoàn) cho người đi bắt Ba Nhỏ.
Nhưng bắt một tay anh chị cỡ Ba Nhỏ không phải chuyện dễ. Trong người hắn lúc nào cũng thủ cây súng sáu và một cây mi. Theo sát Ba Nhỏ còn có một bảo vệ thiện xạ. Chuyện khó khăn này phải “hùm xám” Hai Vĩnh mới làm nổi.
Nhận nhiệm vụ, Hai Vĩnh cũng suy nghĩ, dùng võ lực chưa chắc đã thành công nên anh quyết định dùng thuật giang hồ. Biết Ba Nhỏ chỉ phục Nguyễn Bình, Hai Vĩnh đi tay không tới gặp Ba Nhỏ trong một ngôi chùa Cao Đài ở thị xã Bà Rịa.
Đúng như Hai Vĩnh dự đoán, gặp mặt, Ba nhỏ tức tối nói: “ Tôi làm gì mà Thanh tra chánh trị miền Đông – Dương Bạch Mai bắt tôi? Tôi chưa bắn nó là may”. Nhắm vào tâm lý Ba Nhỏ, Hai Vĩnh nói: “Đừng nóng anh Ba. Theo tôi thì chuyện ai đúng ai sai cần phải bình tĩnh mà xem xét. Chuyện của anh không phải do Dương Bạch Mai quyết định đâu. Ông ta chỉ ký giấy bắt cho đúng luật pháp. Người quyết định bắt anh là khu trưởng Nguyễn Bình”.
Nghe đến Nguyễn Bình, Ba Nhỏ thất sắc: “Anh Ba ra lịnh bắt tôi à! Có chắc không?" – "Chắc mà! Cho nên tôi mới tới đây gặp anh. Không phải là đi bắt mà là mời anh đến gặp anh Ba để anh giãi bày mọi việc. Nhiệm vụ của tôi có vậy”. Nghe như thế, Ba Nhỏ ưng thuận đi theo Hai Vĩnh về khu để xử án.
Phiên tòa có một không hai
Địa điểm phiên tòa được tổ chức ở khu đình thần xã Phước Lai cách liên tỉnh lộ 19 độ hơn trăm mét về phía đông. Để bảo vệ phiên tòa, liên chi 2-3 đã cho 4 trung đội được trang bị cả súng trọng liên 12,7 mm để bảo vệ vòng ngoài. Bên trong khu vực tòa có một trung đội vệ binh và một số cán bộ chỉ huy Ban trinh sát và quân báo tập trung theo dõi để đối phó các tình huống bất ngờ.
Ngồi ghế chánh án là tướng Nguyễn Bình – Khu trưởng khu 7. Bên cạnh là hai ông Dương Văn Dương và Nguyễn Văn Mạnh (tức Tám Mạnh) là những chỉ huy bộ đội Bình Xuyên.
Trung tướng Nguyễn Bình (đứng thứ 3 từ trái sang) người đã nêu cao kỷ luật quân đội trong vụ xử Ba Nhỏ. Ảnh tư liệu.
 Trung tướng Nguyễn Bình (đứng thứ 3 từ trái sang) người đã nêu cao kỷ luật quân đội trong vụ xử Ba Nhỏ. Ảnh tư liệu.
Phiên tòa thời chiến nhưng cũng tổ chức rất đầy đủ thủ tục. Đầu tiên là đọc cáo trạng, công tố viên buộc tội rồi luật sư biện hộ xin giảm án. Sau một hồi nghị án, Khu trưởng Nguyễn Bình nhân danh chánh án tuyên bố xử tử hình Ba Nhỏ.
Trong giờ phút xử án ấy, theo cuốn Nguyễn Bình – Huyền thoại và sự thật, một câu chuyện có một không hai đã diễn ra: “Sau khi nghe khu trưởng hỏi tội và tuyên án tử hình, Ba Nhỏ thành tâm nhận lỗi: Tội tôi làm, tôi xin chịu. Cám ơn anh Ba đã chỉ dạy cho tôi. Xin anh Ba cho tôi một đặc ân: được tự xử lấy mình.
Nguyễn Bình gật: Chiến sĩ cách mạng đã nhận tội, đồng chí sẽ được một cái chết xứng đáng. Tôi cho phép đồng chí dùng khẩu súng đã gây tội ác của đồng chí để tự xử.
Ba Nhỏ được giao trả khẩu súng của mình. Anh cầm khẩu súng quen thuộc rồi ngước mắt nhìn đám đông nói: Các bạn hãy lấy tôi làm gương. Xin đừng đi con đường của tôi.
Nói xong, Ba Nhỏ tay mặt cầm súng tay trái vuốt ve nòng súng. Lúc đó cả trăm người nín thở, trăm mắt nhìn nòng súng lo sợ cho ba vị ngồi trên bục cao. Mục tiêu số một chắc là khu trưởng Nguyễn Bình.
Nhưng anh Ba vẫn điềm nhiên nhìn xuống Ba Nhỏ đứng trước vành móng ngựa. Lúc đó Hai Trọng thấy Hội chống gươm đứng cách anh Ba Bình mấy bước phía dưới bục. Đây là loại gươm Nhật dài và nặng. Mắt Hội ngó lom lom Ba Nhỏ. Nhưng Ba Nhỏ không nhìn ai, từ từ đưa họng súng từ bụng đi lên tới ngực, khẽ nhích qua bên trái một chút, ngay trái tim. Một tiếng tách vang lên. Nhưng đạn không nổ. Ba Nhỏ cười nói to lên: Hồi nào tới giờ mầy theo tao, sao bây giờ mầy lại phản tao.
Ném súng xuống đất Ba Nhỏ nói với chánh án: Anh Ba, anh cho tôi mượn cây súng của anh.
Mọi người quay lại nhìn Nguyễn Bình xem phản ứng. Anh Ba móc súng trao cho Hội đem lại cho Ba Nhỏ. Ba Nhỏ chĩa lên đầu, ngang vành tai, bóp cò. Súng nổ vang. Ba Nhỏ gục xuống tắt thở".
Vụ xét xử Ba Nhỏ là một câu chuyện thời sự lớn ở Nam Kỳ trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Phiên tòa nổi bật lên hai nhân vật: Một là khí phách “giang hồ mã thượng” của Ba Nhỏ và hai là sự dũng cảm hơn người của tướng Nguyễn Bình.
Tác giả Nguyên Hùng đã nhận xét rất chính xác: “Nếu không phải là anh Ba Bình, chánh án không đời nào cho Ba Nhỏ tự xử với cây súng của anh ta. Và nếu không phải là Ba Nhỏ thì khẩu súng kia đã chĩa vào các mục tiêu khác hơn là bắn vô đầu mình. Đúng là anh hùng lại gặp anh hùng”.

Chân dung 12 Đại tướng trong Quân đội Nhân dân VN

(Kiến Thức) - Đại tướng là cấp quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013). Năm thụ phong: 1948. Quê quán: Quảng Bình. Bí danh: Văn, Sáu. Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị. Danh hiệu khác: Người anh cả của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của QĐNDVN, Huân chương Sao vàng.
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013). Năm thụ phong: 1948. Quê quán: Quảng Bình. Bí danh: Văn, Sáu. Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chức vụ cao nhất trong ĐCSVN: Ủy viên Bộ Chính trị. Danh hiệu khác: Người anh cả của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của QĐNDVN, Huân chương Sao vàng. 

Các danh tướng Việt Nam đánh trận đầu như thế nào?

(Kiến Thức) - Có một điều thú vị là những trận đánh đầu tiên của các danh tướng Việt Nam hiện đại thường thành công mà chẳng tốn một viên đạn.

Tướng Nguyễn Bình giả sĩ quan Nhật chiếm đồn
Nguyễn Bình là Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tướng cùng đợt với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 9 thiếu tướng khác năm 1948.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 
Bật nắp quan tài nặng 90 tấn, phát hiện điều khó tin

Bật nắp quan tài nặng 90 tấn, phát hiện điều khó tin

(Kiến Thức) - Trong cuộc khai quật tại nghĩa trang cổ đại Saqqara, Ai Cập, các chuyên gia phát hiện một cỗ quan tài nặng 90 tấn. Sau khi dùng thuốc nổ mở nắp quan tài, các chuyên gia kinh ngạc phát hiện một xác ướp bò đực thay vì thi hài Pharaoh. 
Tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khiến Mỹ khó bắt nhất

Tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khiến Mỹ khó bắt nhất

(Kiến Thức) - Ted Kaczynski là tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khét tiếng nước Mỹ với chỉ số IQ lên đến 167. Kaczynski trở thành đối tượng trong cuộc điều tra dài nhất và tốn kém nhất trong lịch sử của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). 

Tin mới

Hyundai Elantra 2023 'lộ hàng' 4 phiên bản

Hyundai Elantra 2023 'lộ hàng' 4 phiên bản

Hyundai Elantra 2023 mới sẽ vẫn tiếp tục bán ra với 4 phiên bản tại thị trường Việt Nam bao gồm 2 phiên bản động cơ xăng 1.6L, 1 phiên bản động cơ xăng 2.0L và 1 phiên bản động cơ xăng tăng áp 1.6T-GDi.