Các hoạt động ngoài lãi ghi nhận biến động không đồng nhất. Trong đó lãi từ dịch vụ tăng mạnh 59% lên gần 4.557 tỷ đồng nhờ tăng thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, dịch vụ kinh doanh và bảo hiểm.
Đồng thời, lãi từ hoạt động khác cũng tăng vọt gấp 4,4 lần khi đạt 9.686 tỷ đồng, nhờ tăng thu từ các công cụ tài chính phái sinh khác, thu nhập khác và phát sinh thêm nguồn thu từ hoạt động bán nợ.
Lãi thuần từ hoạt động khác của VPBank |
Ở chiều đi lùi, hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ hơn 278 tỷ đồng do thu từ công cụ tài chính phái sinh giảm 92% về còn 375 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh cũng bị lỗ hơn 217 tỷ đồng; còn lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm đến 78% về hơn 531 tỷ đồng.
Dù vậy, VPBank vẫn đạt 34.978 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tăng đến 38% so với cùng kỳ.
Kỳ này, VPBank chi ra hơn 15.141 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 11%.
Sau cùng, VPBank đạt lãi trước thuế gần 19.837 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ và thực hiện gần 67% kế hoạch cả năm (29.700 tỷ đồng). Và lãi ròng 15.909 tỷ đồng, tăng 70% so cùng kỳ.
Riêng trong quý 3/2022, thu nhập lãi thuần của VPBank chiếm 10.384 tỷ đồng, tăng 395 so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng vọt 73% lên mức 3.730 tỷ đồng.
Tính đến 30/9/2022, tổng tài sản của VPBank tăng 9% so lên gần 595.902 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 58% về mức 4.512 tỷ đồng, tiền gửi tại các TCTD khác giảm 20% về còn 31.114 tỷ đồng và cho vay khách hàng tăng 13% lên 402.647 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng cũng tăng 15% lên hơn 277.422 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 9/2022, tổng nợ xấu của VPBank tăng 24% so với đầu năm lên 20.192 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn 5.679 tỷ đồng, gấp 2,8 lần. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 4,57% đầu năm lên 5,02%.
Chất lượng nợ cho vay của VPBank |