Võ Tắc Thiên (624 – 705) là một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Sau đó, bà trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.
Sau khi Đường Cao Tông qua đời, Võ Tắc Thiên trải qua hai đời vua nữa với tư cách Hoàng thái hậu và cuối cùng lên ngôi Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu (690 - 705), trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Cho dù trong lịch sử nước này, chỉ có Võ Tắc Thiên là người phụ nữ duy nhất ngồi lên được ngai vàng, nhưng nếu so sánh với những vị Hoàng đế khác, năng lực chính trị xuất sắc của bà không hề thua kém bất cứ hiền quân nào.
Trong 15 năm cai trị, Võ Tắc Thiên đã mở mang lãnh thổ Trung Quốc, khuyến khích phát triển Phật giáo, tập trung phát triển kinh thế - xã hội, duy trì sự ổn định trong nước.
Nhưng dưới thời xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, lại thêm tính cách độc ác, hà khắc của Võ Tắc Thiên trong việc cai trị đất nước nên bà không được lòng các cựu thần của nhà Đường.
Tuy nhiên, trong cuốn "Tư trị thông giám", Sử gia Tư Mã Quang đánh giá bà là nhà lãnh đạo quyết đoán, có tài trị nước và nhà Võ Chu thời Võ Tắc Thiên đã có được một hệ thống bình đẳng giới tốt hơn nhiều so với các đời Đường trước và sau đó:
"Nếu bà (Võ Tắc Thiên) nhìn thấy một đại thần nào đó là không đủ năng lực, sẽ ngay lập tức sẽ bãi chức hoặc thậm chí là giết chết. Bà còn thưởng phạt phân minh, lãnh đạo triều chính và dùng các phán đoán riêng của mình để quyết định công việc. Bà có óc quan sát và phán đoán tốt, vì vậy những nhân tài đương thời cũng đều có cơ hội được dùng."
Đồng thời, sinh hoạt cá nhân của Võ Tắc Thiên cũng rất khiến người đời chỉ trích.
Vì Lý Trị đã rời xa Võ Tắc Thiên từ rất sớm, sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi Hoàng đế, bà cũng cần có Tam cung Lục viện. Nhưng không như Hoàng đế lấy thêm nhiều phi tần, Võ Tắc Thiên đã nuôi vô số nam sủng, trong số đó đứng đầu là hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông.
Hai người này vô cùng được Võ Tắc Thiên yêu chiều. Ban ngày, bà bận xử lý việc triều chính, phải làm việc căng thẳng, cơ thể không được thả lỏng.
Trong khi đó vào ban đêm, ngày nào cũng ở cạnh hai anh em nhà họ Trương hoặc các nam sủng, tình trạng đó diễn ra lâu dài, Võ Tắc Thiên hẳn sẽ không tránh khỏi tình trạng sức khỏe ngày càng kém, chưa kể tuổi tác bà cũng ngày một lớn.
Thật ra khi Võ Tắc Thiên nhường ngôi, tình trạng sức khỏe của bà không hề được như những gì bà thể hiện ra bên ngoài. Bệnh tình của Võ Tắc Thiên đã nguy kịch từ lâu.
Vào tháng 2 năm 705, Trương Giản Chi - một đại thần nhà Đường cũng như triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên lập ra đã lãnh đạo cuộc đảo chính giết chết Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông, buộc Võ hậu truyền ngôi cho con trai Lý Hiển.
Buộc phải thoái vị, nhường ngôi cho con trai, đồng thời mất đi trụ cột tinh thần là 2 sủng nam Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông, Võ Tắc Thiên nhanh chóng kiệt quệ, cuối cùng qua đời vào mùa đông năm 705!