Võ sĩ Mỹ huyền thoại kháng lệnh tham chiến Việt Nam là ai?

Hiển hách nhất trong tất cả những lần thượng đài của Muhammad Ali là trận đấu kéo dài gần 4 năm chống lại lệnh điều động nhập ngũ tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Võ sĩ Mỹ huyền thoại kháng lệnh tham chiến Việt Nam là ai?
Muhammad Ali, võ sĩ quyền Anh huyền thoại người Mỹ da màu với thành tích 56 trận thắng trên 61 trận đấu. Tạp chí Sports Illustrated từng vinh danh ông là "Vận động viên thể thao của thế kỷ", còn hãng thông tấn BBC mô tả tay đấm này là "Võ sĩ có tinh thần thể thao của thế kỷ".
Nhưng hiển hách nhất trong tất cả những lần thượng đài của ông là trận đấu kéo dài gần 4 năm chống lại lệnh điều động nhập ngũ tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
"Tôi không gây hấn với người Việt Nam"
Võ sĩ quyền Anh huyền thoại Muhammad Ali (tên khai sinh Cassius Marcellus Clay, Jr.) sinh ngày 17-1-1942 tại thành phố Louisville, bang Kentucky (Mỹ). Bắt đầu tập luyện quyền Anh từ năm 12 tuổi, Clay tích cực tham dự các giải đấu nghiệp dư và đạt nhiều thành tích đáng nể.
Chưa đầy 18 tuổi, vào ngày 29-10-1960, trong trận đấu kéo dài 6 hiệp, Clay giành danh hiệu chuyên nghiệp đầu tiên khi hạ Tunney Hunsaker, cảnh sát trưởng của Fayetteville, bang Virginia. Tháng 2-1964, Clay gây chấn động thế giới quyền Anh ngày đó khi giành chiến thắng trước đương kim vô địch thế giới Sonny Liston.
Clay bước vào trận này với tỷ lệ cược dành cho khả năng chiến thắng là đặt 1 ăn tới 7. Cũng trong năm đó, Clay chính thức tuyên bố cải theo đạo Hồi và có tên gọi khác là Muhammad Ali.
Muhammad Ali đến phiên xử đầu tiên ngày 20-6-1967 tại thành phố Houston, Texas.
Muhammad Ali đến phiên xử đầu tiên ngày 20-6-1967 tại thành phố Houston, Texas. 
Ngày 17-2-1966, báo Gettysburg Times đưa tin: Ban Tuyển chọn Quân dịch số 47 của thành phố Louisville, nơi đương kim vô địch quyền Anh hạng nặng Mỹ Muhammad Ali cư trú, ra quyết định gọi anh gia nhập quân ngũ. Muhammad Ali chống lại quyết định này của Ban Tuyển chọn Quân dịch với lý do anh là một người từ chối nhập ngũ vì lương tâm (conscientious objector). Theo Ali, giáo lý đạo Hồi chống lại chiến tranh và "người Hồi giáo chỉ tham gia chiến tranh nếu có ý chỉ của Thánh Allah".
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ yêu cầu bác kháng nghị của Ali. Khi ấy, dù các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam vẫn chưa lan rộng, Ali đã sử dụng cụm từ "Chiến tranh Việt Nam" để bày tỏ sự phản đối. "Tôi không gây hấn với người Việt Nam. Tại sao tôi phải đi 10.000 dặm để thả bom lên đầu người Việt Nam vô tội trong khi những người da đen ở Louisville vẫn bị đối xử tệ bạc và không thể nhận quyền con người cơ bản?" - Ali tuyên bố trước lời yêu cầu nhập ngũ lần thứ hai.
Anh bắt đầu bị uy hiếp, từ Hội đồng quyền Anh New York, rồi Hiệp hội quyền Anh thế giới và Hội đồng quyền Anh Texas, họ dọa tước đai vô địch của anh. Đầu năm 1967, Muhammad Ali chuyển tới sống tại thành phố Houston, bang Texas. Ban Tuyển chọn Quân dịch của thành phố Houston gửi giấy yêu cầu Ali trình diện ngày 28-4-1967.
Đúng ngày, Ali có mặt để trình diện cùng hơn 400 thanh niên khác. Hai lần liên tiếp Ali đứng im và từ chối đi lên khi tên ông được sĩ quan tuyển quân gọi, mặc cho viên sĩ quan nói rõ với Ali rằng, việc anh từ chối đi quân dịch là vi phạm hình sự, phải chịu án lên tới 5 năm tù và bị phạt 5.000 USD. Viên sĩ quan yêu cầu Ali viết ra lý do vì sao anh không phục tùng mệnh lệnh.
Muhammad Ali (khi đó vẫn mang tên Clay) trong trận kịch chiến với Sonny Liston năm 1965.
 Muhammad Ali (khi đó vẫn mang tên Clay) trong trận kịch chiến với Sonny Liston năm 1965.
Theo cuốn sách "Muhammad Ali: Cuộc đời và thời ông đã sống" của tác giả Thomas Hauser, Ali đã viết: "Tôi từ chối tham gia quân dịch cho quân đội Hoa Kỳ vì tôi phải được miễn quân dịch với lý do tôi là một giáo sĩ đạo Hồi". Ali bị cảnh sát bắt ngay tại chỗ. Cùng ngày, anh bị tước giấy phép đấu quyền Anh và tước ngôi vô địch.
Gần 2 tháng sau đó, phiên tòa đầu tiên xét xử Muhammad Ali diễn ra ngày 20-6-1967 tại thành phố Houston. Sau khi bồi thẩm đoàn gồm 6 nam và 6 nữ toàn người da trắng quyết định Ali có tội, thẩm phán Joe E. Ingraham tuyên phạt nhà vô địch 5 năm tù giam và 10.000 USD tiền phạt, mức phạt kịch trần cho tội kháng lệnh quân dịch.
Sau khi đơn kháng án gửi lên Tòa Thượng thẩm bị bác, các luật sư của Ali đâm đơn lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Vì sắp xếp theo lịch xử án của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, vụ việc của Ali phải chờ đến năm 1971 mới được xử.
Trong suốt 4 năm từ khi bị kết án đến khi được Tối cao Pháp viện xử, Ali được tại ngoại nhưng gặp phải vô vàn khó khăn. Việc bị tước giấy phép đấu quyền Anh khiến Ali không thể hành nghề ở bất kỳ bang nào của Mỹ. Anh bị từ chối visa rời nước Mỹ đến bất kỳ đâu, đồng thời Ali liên tục hứng búa rìu dư luận trong nước cho rằng, việc anh từ chối quân dịch là hèn nhát, không yêu nước, là "phản bội các giá trị thiêng liêng của nước Mỹ".
Ali đã đương đầu với những lời phê phán và nhục mạ mình bằng chính thái độ gan lì của võ sĩ trên võ đài. Anh dành ra hơn 3 năm để thực hiện những cuộc nói chuyện về thái độ phản chiến của mình tại các trường đại học và các cộng đồng người Hồi giáo.
Đối mặt một sinh viên đại học liên tục bêu riếu anh là "tay đấm chỉ để kiếm tiền", Muhammad Ali, một người chỉ học hết trung học và được Ban quân dịch Louisville xác định IQ chỉ ở mức 78, đã dõng dạc bảo vệ quan điểm của mình: "…Nếu tôi muốn chết, tôi sẽ chết ngay ở đây, bằng một trận đấu với các anh. Các anh là kẻ thù của tôi, không phải người Trung Quốc, Bắc Việt Nam hay người Nhật. Các anh chống lại tôi khi tôi muốn tự do. Các anh chống lại tôi khi tôi muốn công lý. Các anh chống lại tôi khi tôi muốn công bằng. Các anh muốn tôi đi đâu đó và chiến đấu cho các anh đúng không? Tôi không làm điều đó vì các anh còn lảng tránh bảo vệ quyền của tôi ngay tại đây, trên nước Mỹ, vì các quyền và xác tín tôn giáo của tôi!".
Thái độ phản kháng dựa trên nhân quyền và xác tín tôn giáo của Muhammad Ali nhanh chóng biến anh thành biểu tượng đầy cảm hứng của phong trào dân quyền giành bình đẳng cho người da màu tại Mỹ vốn đang chuyển thành cao trào vào cuối những năm 60.
Thức tỉnh lương tri
Vụ việc của Muhammad Ali được xét xử ngày 19-4-1971. Vấn đề pháp lý gây tranh cãi là Muhammad Ali có thể được nhìn nhận theo luật là một người từ chối nhập ngũ vì lương tâm (conscientious objector) hay không. Bên công tố khẳng định, án hình sự dành cho Ali là hợp lý dựa trên các lý do đã được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra trong thư gửi cho Ủy ban Xem xét Kháng cáo Quân dịch Louisville.
Thứ nhất, Ali không chống bất kỳ thể loại chiến tranh nào mà chỉ chống một cuộc chiến nhất định, trong hoàn cảnh này là cuộc chiến tranh Việt Nam; thứ hai, giáo lý đạo Hồi mà Ali viện dẫn không chống bất kỳ thể loại chiến tranh nào mà chỉ chống tham gia vào chiến tranh; thứ ba, Ali không hề tỏ thái độ chống chiến tranh xuyên suốt trong một thời gian dài, anh chỉ bắt đầu chống chiến tranh khi đối mặt với việc phải đi quân dịch.
Lá thư có chữ ký của Muhammad Ali.
 Lá thư có chữ ký của Muhammad Ali.
Thẩm phán Thurgood Marshall, thẩm phán da màu đầu tiên trong lịch sử Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vừa được bổ nhiệm tháng 10-1967, quyết định xin rút không tham gia nghị án và ra phán quyết với lý do ông đã đảm nhiệm chức Phó Chưởng lý cho chính phủ Hoa Kỳ - tức bên công tố - tại thời điểm Muhammad Ali đâm đơn kiện.
Quyết định vụ việc vì thế tùy thuộc vào 8 vị thẩm phán còn lại. Họ đều là người da trắng; 4 thẩm phán trong số này là cựu quân nhân, 4 người còn lại chưa bao giờ tham gia quân đội vì các lý do sức khỏe. Chỉ có một thẩm phán duy nhất tại thời điểm đó công khai chống chiến tranh Việt Nam là William Orville Douglas, nhưng lại là người không có kinh nghiệm quân ngũ!
Nhưng sau 2 tháng nghị án, trong một phán quyết đồng thuận, 8 vị thẩm phán này cùng đồng ý bác án hình sự. Thẩm phán John Marshall Harlan II, một cựu đại tá không quân Hoa Kỳ, ghi nhận rằng: Ali thật sự là một tín đồ đạo Hồi nên anh đã "từ chối nhập ngũ dựa trên niềm tin và sự thực hành tôn giáo". Trong cuốn sách "The Brethren", tác giả là 2 nhà báo Bob Woodward và Scott Armstrong đã kể lại câu chuyện thực sự sau quyết định của Tối cao Pháp viện trong án lệ "Clay kiện chính phủ Hoa Kỳ với nhiều chi tiết thú vị. Ý kiến của các thẩm phán ban đầu là 5 phiếu ủng hộ án hình sự dành cho Ali so với 3 phiếu chống.
Người xoay chuyển tình thế chính là thẩm phán John Marshall Harlan II. Ông định bác đơn kháng án của Ali cho đến khi một trợ lý của ông thuyết phục ông nghĩ khác. Vị trợ lý này đã đọc hồi ký của Malcolm X, một thủ lĩnh đấu tranh nhân quyền theo đạo Hồi của Mỹ và là người dẫn dắt tinh thần cho Muhammad Ali, và cảm thấy "các xác tín tôn giáo của Muhammad Ali là chân thành". Vị trợ lý này bèn tổng hợp các nguồn tư liệu giảng giải giáo lý đạo Hồi và đưa cho thẩm phán Harlan.
Sau một đêm nghiên cứu tài liệu, thẩm phán Harlan thay đổi suy nghĩ và quyết định ủng hộ việc bác án hình sự của Ali. Tỷ lệ ý kiến khi ấy là 4-4. Các thẩm phán phía ủng hộ án hình sự dành cho Ali không muốn thay đổi ý kiến vì họ sợ sẽ tạo ra một tiền lệ cho phép người Hồi giáo tại Mỹ từ chối quân dịch hàng loạt trong khi chiến tranh Việt Nam đang vào giai đoạn cao trào và ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín nhà cầm quyền. Người cuối cùng làm lệch cán cân là thẩm phán Potter Stewart, một cựu quân nhân.
Ngày 26-10-1970, Ali trở lại võ đài với chiến thắng trước Jerry Quarry. Ngày 8-3-1971, Ali chạm trán nhà vô địch quyền Anh Joe Frazier trong "trận đấu thế kỷ".
Tuy nhiên, ông đã thất bại trước đối thủ sau hiệp thứ 15. Trận đấu kinh điển đã đặt dấu chấm hết cho chuỗi chiến thắng liên tục trong sự nghiệp quyền Anh của Ali. Niềm an ủi duy nhất của ông vào thời điểm đó là việc Tòa án tối cao Mỹ chính thức phán quyết xóa mọi cáo buộc đối với tay đấm huyền thoại.
Bức thư Muhammad Ali đánh máy lý giải cho việc từ chối quân dịch, không tham chiến Việt Nam được một nhà sưu tầm tư nhân mua vào năm 1997 và được trưng bày ở Viện bảo tàng Muhammad Ali tại thành phố Louisville, bang Kentucky. Cuối tháng 2-2015, bức thư xuất hiện trên thị trường đấu giá Mỹ, lúc đầu được kỳ vọng sẽ đạt mức giá khoảng 52.000 USD, nhưng cuối cùng, con số này đã đạt gần gấp 10 lần.

Dâng lễ ở chùa đầu năm thế nào mới đúng trình tự?

(Kiến Thức) - Khi dâng lễ ở chùa phải kính cẩn, dùng hai tay và đặt cẩn trọng lên ban thờ theo thứ tự từ ban thờ chính đến ban thờ ngoài cùng.

Dâng lễ ở chùa đầu năm thế nào mới đúng trình tự?

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân với mỗi chúng ta. Chùa là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng, thanh tịnh. Khắp nơi trên cả nước đều có chùa, dù to hay nhỏ cũng đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam.

Tuy nhiên không ít người vào chùa lễ Phật thường chuẩn bị lễ với đủ thứ như hoa, quả, xôi, thịt…rồi thắp hương, khấn xin đức Phật ban tài, ban lộc, cầu an cho gia đình mình. Song việc hành lễ thế nào cho đúng không phải bất cứ ai cũng biết. Có nhiều tình huống không mấy thiện cảm khi vào chùa hành lễ và đôi khi biến việc đi lễ chùa để bình an trở nên phiền muộn.

Dang le o chua dau nam the nao moi dung trinh tu?
  Không phải ai đi chùa cũng biết cách hành lễ theo trình tự như thế nào.

Có thể nói đó là hiện tượng phổ biến đang diễn ra ở bất cứ chùa nào. Nhưng dâng lễ ở chùa theo trình tự như thế nào thì mới đúng?

Trao đổi với PV Kiến Thức, Sư cô Thích Nữ Minh Tâm (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn – Hà Nội) cho biết: “Khi vào chùa dâng lễ, đầu tiên người Phật tử phải đặt lễ vật và thắp hương ở ban thờ Đức Chúa Ông.

Đây là người đã bỏ vàng ra lát khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Xá Vệ nhằm mua được khu vườn xinh đẹp đó xây tịnh xá cúng dàng đức Phật đến thuyết pháp. Do công đức lúc sinh thời làm nhiều việc phúc và ủng hộ Phật pháp nên Ngài được làm Long Thần hộ pháp tại các chùa (miền bắc Việt Nam - PV).

Trong tiềm thức dân gian Ngài là vị thần chủ tể ở chùa, là Thập bát long thần ủng hộ Phật pháp và là vị thần trong coi trong chùa, bảo hộ cho trẻ em.

Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa Ông xong thì lên hương án của Chính điện (nơi thờ Tam Bảo – PV) thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát. Việc thỉnh ba hồi chuông cần được sự cho phép của quý Thầy, không được tự tiện dùng pháp khí như chuông, mõ, trống…trong chùa.

Đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ (phần lớn các chùa ở miền Bắc đều có điện thờ - PV) thì đến đó đặt lễ và dâng hương cầu theo ý nguyện.

Riêng với các ban thờ Cô, thờ Cậu, việc hóa tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng. Khi hạ lễ, phải hạ ban ngoài cùng đến ban chính. Các đồ lễ ở ban thờ này như gương, lược thì để nguyên trên bàn thờ.

Nơi cuối cùng mà Phật tử cần đến lễ là nhà Tổ. Đây là nơi thờ các vị Tổ sư đã có công tạo dựng hoặc trụ trì ở chùa, nay đã viên tịch”.

Đây là một số nghi thức khi dâng lễ ở chùa nhưng trên thực tế, hiện nay vào dịp tổ chức dâng hương lớn như ngày lễ, Tết,…thường khách thập phương tới dự đông đúc, điều này đã khiến việc dâng lễ bỏ qua một số tập tục, thay vào đó là các Phật tử làm theo cảm hứng hoặc tiện đâu thì lễ đó.

“Phật giáo luôn đề cao chữ tâm, chữ thiện nên việc dâng hương cúng Phật là cốt yếu ở tâm thành và hướng thiện. Đã là Phật tử khi vào chùa lễ Phật nên hiểu qua nghi thức và giáo lý đạo Phật để hướng thiện, sống đẹp đạo tốt đời. Đây là việc nên làm của một người Phật tử chân chính” – Sư cô Thích Nữ Minh Tâm nhấn mạnh.

Loạt ảnh Chiến tranh Việt Nam khiến nhân loại nghẹn lòng

(Kiến Thức) - Các phóng viên quốc tế đã chụp được nhiều bức ảnh Chiến tranh Việt Nam kinh điển, trong đó có một số bức ảnh đoạt giải thưởng danh giá.

Loạt ảnh Chiến tranh Việt Nam khiến nhân loại nghẹn lòng
Loat anh Chien tranh Viet Nam khien nhan loai nghen long
Hình ảnh Chiến tranh Việt Nam ghi lại khoảnh khắc lính Mỹ bị thương trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Những binh sĩ Mỹ bị thương trong cuộc chiến được đưa ra khỏi Huế để chữa trị. 

Lặng người bộ ảnh tái hiện chiến tranh Việt Nam bằng trẻ em

(Kiến Thức) - Bộ ảnh tái hiện cuộc chiến tranh Việt Nam với nhân vật chính là các em bé đã làm nổi bật bản chất phi nghĩa của cuộc chiến do Mỹ gây ra.

Lặng người bộ ảnh tái hiện chiến tranh Việt Nam bằng trẻ em
Lang nguoi bo anh tai hien chien tranh Viet Nam bang tre em
 Vợ chồng nhiếp ảnh gia Scotland Zach và Hannah đã khiến cộng đồng nhiếp ảnh quốc tế bất ngờ với một dự án ảnh áo bạo: tái hiện cuộc chiến tranh Việt Nam những đứa trẻ. Ảnh: Hannah C - 500px.com

Đọc nhiều nhất

Tin mới