Võ Nguyên Giáp: Danh tướng am tường sử học

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã qua đời hồi 18h08' ngày 4/10/2013, hưởng thọ 103 tuổi.

Võ Nguyên Giáp: Danh tướng am tường sử học
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh ngày 25/8/1911, tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ quê hương Lệ Thủy, Quảng Bình, qua một hành trình dài: từ một nhà giáo, nhà báo, nhà sử học, nhà hoạt động cách mạng, ông đã trở thành một vị tướng kiệt xuất; một nhà chiến lược mưu trí, sáng tạo; một vị tổng tư lệnh văn võ song toàn; một nhà tổ chức hàng đầu của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Ông được nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà quân sự trên thế giới đánh giá là “thống soái vĩ đại, một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX và là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của mọi thời đại”. Ông là một trong số ít các nhân vật trở thành huyền thoại ngay khi còn tại thế.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giành lại trọn vẹn độc lập quốc gia và thống nhất Tổ quốc. Đại tướng là một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn.
Con người, sự nghiệp của ông đã đi vào lịch sử, đã được ghi nhận trong lòng dân muôn thuở không mờ phai. Tên tuổi và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi vào nhiều bộ Từ điển bách khoa và Bách khoa toàn thư của nhiều nước. Cụm danh từ Việt Nam-Hồ Chí Minh-Võ Nguyên Giáp đã từng vang lên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhiều nước, như biểu tượng của Việt Nam, ngọn cờ tiền phong của phong trào chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
Ông trở thành một vị tướng huyền thoại của chiến tranh nhân dân, tiêu biểu cho sức mạnh của một nước thuộc địa dám đương đầu và chiến thắng những đế chế hùng mạnh bậc nhất của thời đại.
Trước khi trở thành nhà quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà báo, nhà sử học, thầy giáo dạy sử. Đại tướng cho rằng, sự gặp nhau giữa quân sự và sử học là phải tôn trọng lịch sử, phải nhìn nhận đúng sự thật dù cho là sự thật cay đắng, đau xót, là phải xem xét mọi sự việc trên quan điểm lịch sử với sự vận động biện chứng của nó.
Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều lần kháng chiến bảo vệ đất nước và khởi nghĩa giành lại đất nước, để lại một kho tàng kinh nghiệm vô cùng phong phú, sáng tạo. Nhưng từ kinh nghiệm đó, tổng kết nêu lên thành một hệ thống quan điểm phản ánh tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam thì không mấy nhà quân sự làm được.
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam khẳng định: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà quân sự rất hiếm hoi, không những đã chỉ huy cuộc kháng chiến mà còn tiến hành tổng kết được kinh nghiệm của chiến tranh, để lại một số tác phẩm có giá trị như binh thư hiện đại. Đó là tác phẩm “Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng”, “Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân”, “Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc”.
Những cuốn hồi ký của Đại tướng như “Chiến đấu trong vòng vây”, “Đường tới Điện Biên Phủ”, “Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử”, “Tổng hành dinh trong mùa Xuân đại thắng” là những bộ sử sống động của hai cuộc kháng chiến thần kỳ của Việt Nam.
Với tầm bao quát của vị thống soái, những trang hồi ký của ông vừa mang tính cụ thể của nhiều tình tiết sinh động, vừa phản ánh toàn cục của cuộc chiến tranh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng chính là người đưa ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh và có công lớn trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đại tá, Phó giáo sư Nguyễn Văn Chung, nguyên Chủ nhiệm khoa Sư phạm quân sự, Đại học Chính trị, kể lại: “Khi làm đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Đại tướng đã bỏ ra mấy năm để suy nghĩ và chỉ đạo chúng tôi viết về đề tài đó. Có những chương Đại tướng rất công phu như chương nói về tư tưởng sáng tạo của Hồ Chí Minh so với Các Mác, Lênin sáng tạo ở chỗ nào; hay như chương Đạo đức nhân văn và văn hóa Hồ Chí Minh - đó là một chương rất khó phải đi từ khái quát lịch sử đế khái quát những vấn đề Các Mác, Lênin và những vấn đề trong thực tiến Việt Nam hiện nay. Có những lúc chúng tôi viết thành bài rồi đưa Đại tướng, anh sửa đi sửa lại đến 4, 5 lần, có khi quên cả ăn”.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Đại tướng cũng dành nhiều thời gian cho nghiên cứu lịch sử, nhất là lịch sử chống ngoại xâm, viết nhiều luận văn về lịch sử quân sự, về một số chiến công và danh nhân như chiến thắng Chi Lăng, chiến thắng Đống Đa, nhân vật Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ… cùng một số tướng lĩnh thời hiện đại.
Giáo sư Phan Huy Lê cho biết, trong nghiên cứu lịch sử và trao đổi với các sử gia trong và ngoài quân đội, Đại tướng đặc biệt lưu ý các nhà nghiên cứu cần kiểm tra và tìm hiểu sâu sắc những khái niệm mà tổ tiên đã tổng kết, như “ngụ binh ư nông” thời Lý; “dân binh”, “dĩ đoạn chế trường” thời Trần; “lập cước chi địa”, “dĩ nhược chế cường, dĩ quả địch chúng” thời khởi nghĩa Lam Sơn để thấy đúng tầm khái quát sự tiến triển của tư tưởng quân sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Giáo sư Phan Huy Lê kể lại: “Đại tướng gợi ý, hình như qua lịch sử chống ngoại xâm đã hình thành một số tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật quân sự mang tính độc đáo và sáng tạo của Việt Nam, tồn tại như một trường phái quân sự Việt Nam hay một học thuyết quân sự Việt Nam. Đại tướng không chỉ để lại một số công trình nghiên cứu lịch sử mà còn đề ra một số hướng nghiên cứu phản ánh một tư duy sử học rất sắc sảo”.
Điều gì đã khiến một thày giáo dạy sử trở thành một vị tướng lừng danh thế giới? Điều gì đã khiến một vị đại tướng huyền thoại sau chiến tranh miệt mài chăm lo đến sự phát triển của nền sử học Việt Nam, luôn nỗ lực mong muốn nâng cao vai trò quan trọng của sử học trong nền khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, chức năng nâng cao hiểu biết lịch sử của nhân dân và nhất là yêu cầu giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống trong thế hệ trẻ?
Đó là vì Đại tướng hiểu sâu sắc rằng, nền tảng quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến, quyết định sức sống bền bỉ của dân tộc là nền văn hóa dân tộc.

Giải mật ván cờ Điện Biên giữa Tướng Giáp và Navarre

(Kiến Thức) - Vì sao Điện Biên Phủ - địa danh nằm cách xa khu căn cứ của Pháp và Việt Minh - lại trở thành điểm quyết chiến kết thúc giao tranh giữa ta và địch? 

Giải mật ván cờ Điện Biên giữa Tướng Giáp và Navarre
Ngày 7/5/1954, sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã buộc hơn 10.000 quân Pháp ra hàng, kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ. Điện Biên là trận quyết chiến quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, do đó hai bên đấu trí, đấu sức rất quyết liệt. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, xin được đề cập đến một khía cạnh những tính toán của đôi bên trước khi giao tranh diễn ra. Những chi tiết về diễn biến chiến dịch đã có nhiều sách báo đề cập nên trong bài viết không nhắc lại nữa.
Chấp nhận quyết chiến

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những suy nghĩ về biển, đảo

Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiểu sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của biển đảo quê hương cả về quốc phòng và kinh tế.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những suy nghĩ về biển, đảo

Chân dung Tướng Giáp qua ống kính phóng viên quốc tế

(Kiến Thức) - Dù trên chiến trường hay trước ống kính của giới truyền thông quốc tế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn thể hiện được tư thế của một nhà cầm quân kiệt xuất.

Chân dung Tướng Giáp qua ống kính phóng viên quốc tế
Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ông đang thể hiện niềm tin chiến thắng. Bức ảnh do phóng viên ảnh Bettman chụp ở Hà Nội ngày 29/5/1969.
Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ông đang thể hiện niềm tin chiến thắng. Bức ảnh do phóng viên ảnh Bettman chụp ở Hà Nội ngày 29/5/1969.
Một bức chân dung ít người biết đến của Đại tướng, do phóng viên Marc Riboud của hãng thông tấn Magnum thực hiện năm 1969.
 Một bức chân dung ít người biết đến của Đại tướng, do phóng viên Marc Riboud của hãng thông tấn Magnum thực hiện năm 1969.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.