Vó ngựa Bắc Hà: tuyển ngựa khó như tuyển hoa hậu

(Kiến Thức) - Cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) từng là cái nôi của nghệ thuật đua ngựa truyền thống. Nhưng rồi, giải đua ngựa ở Bắc Hà bị lãng quên đến mấy chục năm trời.

Vó ngựa Bắc Hà: tuyển ngựa khó như tuyển hoa hậu
May sao 7 năm trở lại đây, ngựa Bắc Hà lại được tung vó trên trên đường đua. Lục lạc ngựa lại rổn rảng tiếng leng keng dưới những ngọn đồi trắng phau như tuyết của mùa mận tam hoa.
"Truy tầm" tuấn mã

Là vùng đất của ngựa nhưng không phải tất cả ngựa Bắc Hà đều là ngựa đua. Muốn có một con tuấn mã truy phong trên thảo nguyên hay lội suối, ngược dốc trèo non thì phải tuyển chọn hết sức kỹ càng. Vì vậy, ầm ĩ trong những chợ ngựa hay lặng lẽ trong mỗi bản làng, người Bắc Hà luôn muốn tìm cho mình một tuấn mã tuyệt đích.
Ông Ngô Văn Huân, cán bộ Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Bắc Hà tuy không phải là người bản địa nhưng lại am tường đến mức rành rọt những truyền thống tuyển ngựa của bà con dân tộc vùng đất này. Chẳng vậy mà những ai yêu ngựa, đến cao nguyên đều tìm gặp ông Huân như một chỉ dẫn chính xác về cái nôi của ngựa.
Ông Huân bảo, truyền thống tuyển ngựa của người Bắc Hà đã có từ lâu lắm rồi. Sự chính xác từng năm tháng thì không ai rõ được, cũng chẳng có sử sách nào ghi. Nhưng có lẽ, khi ngựa được thuần chủng và con người in dấu chân trên cao nguyên thì người Bắc Hà cũng đã biết tuyển chọn ngựa tốt.
Ngựa Bắc Hà tung vó trên đường đua. (ảnh: TXC)
Ngựa Bắc Hà tung vó trên đường đua. (ảnh: TXC) 
Người Bắc Hà không gọi công việc truyền thống của mình là... tuyển. Họ dùng chữ "tầm" để miêu tả về cung cách lẫn những chuyến đi xa cả tháng để tìm tuấn mã đẹp phục vụ giải đua ngựa hàng năm. Vì vậy, người Mông, người Tày, người Nùng ở Bắc Hà đều sành ngựa hơn tất cả những gì trên đời.
Theo ông Huân, việc "tầm" ngựa đối với người Bắc Hà xưa không chỉ là việc phải làm. Nó còn được nâng thành nghi thức hoặc nghi lễ cao quý của những kỵ sĩ trọng danh dự, phẩm giá. Vì thế, sự am hiểu về ngựa là không thể thiếu với mỗi người. Họ có thể xem tướng ngựa bằng cách nhìn khoang khoáy xem có phải là con ngựa phản chủ. Nếu ngựa phản chủ mà tốt đến cỡ nào, dù có đạp mây lướt gió cũng không ai mua. Loài ngựa phản chủ chỉ có thể đem giết thịt, nấu thắng cố hoặc bán cho người xuôi muốn làm gì thì làm.
Ngày nay lại khác. Hầu như rất ít người biết xem tướng ngựa. Có đi chăng nữa thì cũng chỉ biết nhìn bề nổi chứ ít ai xem mắt, xem lông mà đoán được sức lực, tính cách và sự trung thành của ngựa. Vì vậy, mà hình như ngựa Bắc Hà không được như xưa, giống ngựa bị phối giống lai tạp vô tội vạ nên nhỏ bé, còm nhom như "hàng mã".
Ông Chú và con bạch mã giá 120 triệu đồng.
Ông Chú và con bạch mã giá 120 triệu đồng. 
Gắt gao như tuyển hoa hậu
Muốn tường minh những chuyện "tầm" ngựa thời hiện đại nên chúng tôi tìm đến đương kim vô địch giải đua ngựa 3 năm liền là anh Vàng Văn Huỳnh. Huỳnh là kỵ sĩ tiếng tăm ở cao nguyên. Anh ở bản Na Áng xã Na Hối - nơi quy tụ nhiều ngựa nhất Bắc Hà.
Anh Huỳnh có dáng người nhỏ thó, tay chân nhăn nhúm cáu bẩn, phân ngựa còn dính bết lên quần áo. Ngại với khách, anh giấu tay ra đằng sau, cố thanh minh: "Vừa cho ngựa ăn, nó quẫy đạp cả vào người nên bẩn quá. Có lần cho ngựa ăn mà suýt bị cắn đứt tay đấy. Nó là con ngựa khó tính nhất Bắc Hà".
Con ngựa khó tính mà anh Huỳnh nói đến chính là con tuấn mã đã 3 lần đưa anh đến chức vô địch. Ngựa nặng đến 250kg, lại to con với khối cơ bắp ở các khớp chân khiến dân yêu ngựa ngưỡng mộ, ao ước. Nhưng nó lại con ngựa bất kham, một ngày không được thoả thuê tung vó là phá nát của cái chuồng bê tông sắt thép.
Anh Huỳnh kể, con ngựa này tuyển được trong một lần đi "tầm" ở các bản làng xa xôi. Nghe tin người Mông có con ngựa tuyệt đẹp, sức lực có thể vượt đèo chỉ trong vài tích tắc nên ai cũng thích. Nhưng khi anh Huỳnh có mặt thì lại sợ. "Sợ chứ không chê vì con ngựa bất kham. Sức lực của nó thì có thể đánh bại tất cả các con tuấn mã khác. Nhưng tính cách con ngựa này lại bướng bỉnh và dữ dằn. Người lạ mon men vào là nó đá, nó cắn chứ không bình thường", anh Huỳnh nhớ lại.
Dù mọi người cố can ngăn nhưng anh Huỳnh vẫn quyết đưa con ngựa ấy về huấn luyện. Anh đã năm lần bảy lượt trầy da xước trán, thậm chí phải bó thuốc vì bị ngựa đá. Nhưng anh xác định nó sẽ đem về vinh quang nên quyết giữ lại huấn luyện cho thành thục.
"Nói chung tuyển ngựa khó như tuyển hoa hậu. Ngoài tướng cao lớn, hùng hổ và mạnh mẽ thì tướng ngựa phải phóng khoáng. Nếu có khoáy phản chủ thì phải loại. Mà điều phổ biến là, ngựa đẹp thì lại hay có khoáy phản chủ nên mới khó để lựa chọn", anh Huỳnh bật mí. 
Con tuấn mã 3 lần đưa anh Vàng Văn Huỳnh đến chức vô địch.
 Con tuấn mã 3 lần đưa anh Vàng Văn Huỳnh đến chức vô địch.
Con ngựa là đầu cơ nghiệp
Nếu như với đa số nông dân thì "con trâu là đầu cơ nghiệp" thì với người Bắc Hà, đầu cơ nghiệp lại là ngựa. Theo giải thích của ông Lý Seo Hồ, một nghệ nhân nức tiếng người dân tộc Mông: "Con ngựa và con trâu giá cũng sàn sàn như nhau. Nhưng ở Bắc Hà, con trâu trở nên vô dụng và con ngựa mới hữu ích. Nó có thể kéo cày, thồ hàng, chở người và phi nước đại trong các trường đua. Cái lý của "đầu cơ nghiệp" với người Bắc Hà là ở chỗ đó".
Còn theo giải thích của cụ Thàng Seo Sùng, nguyên Chủ tịch UBND xã Bản Phố: "Ở Bắc Hà toàn những con đường nhỏ dẫn ra các cánh đồng hoặc lên đồi. Con trâu to lớn, nặng thân nên không đi được cũng không kéo cày ở những cánh đồng ấy được mà phải là con ngựa".
Con ngựa thực sự trở thành "đầu cơ nghiệp" khi các giải đua được mở thường niên. Mỗi năm, có hàng chục giải được trao cho các kỵ sĩ và số tiền họ thu về là tương đối lớn. Hơn nữa, những con ngựa đạt giải cao không bị đem thịt như chọi trâu ở Hải Phòng hay các nơi khác mà được giữ lại. Dân "tầm" ngựa có thể đến trả với giá cao để sở hữu.
Còn một số loài ngựa không chỉ là "đầu cơ nghiệp" mà còn là tất cả những gì họ có. Như gia đình của ông Hoàng Đức Chú, người dân tộc Nùng ở bản Na Hối Nùng. Gia đình ông sở hữu một con ngựa bạch trưởng thành có tướng đẹp và tốc độ trên đường đua. Rất nhiều người đến đặt tiền nài nỉ để có được con bạch mã này nhưng ông Chú không bán.
"Khách ở Hải Phòng trả 120 triệu đồng cho con bạch mã này nhưng tôi không bán. Tiền có thể làm ra, có thể tiêu hết nhưng không dễ để có một con ngựa đẹp như thế này. Nó là tất cả những gì gia đình tôi có, nó giúp tôi có tiền nhờ thồ hàng, có tiền nhờ kéo xe và mọi thứ khác", ông Chú cho biết. 
"Ai cũng mong có được một con tuấn mã để giành giải cao trong cuộc đua truyền thống. Vì vậy, việc tuyển chọn ngựa đua cũng rất gắt gao và tốn kém. Có khi phải đi cả năm mới tìm được một vài con ngựa ưng ý. Ngựa đua yêu cầu phải dũng mãnh, phi nước đại tốt, bền sức và vững vàng trước đám đông. Người giỏi tuyển ngựa chỉ cần nghe tiếng hí của chúng là có thể đoán được 50% sức mạnh và tính cách của ngựa".
Anh Vàng Văn Huỳnh
"Cũng giống như dân chơi xe hay chơi chim cảnh dưới các thành phố, người Bắc Hà đi "tầm" ngựa cũng rất gắt gao và cần nhiều tiền. Vì đó là công việc truyền thống nên việc "tầm" ngựa còn mang giá trị tinh thần. Họ phải là người am hiểu về ngựa, họ có tiền và đánh cược tất cả vào con mắt nhìn nhận khi quyết định mua một con tuấn mã về giành giải trong cuộc đua".
Ông Ngô Văn Huân (cán bộ Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Bắc Hà)

Tiền triệu từ một đêm làm cửu vạn vùng biên

Tiền triệu từ một đêm làm cửu vạn vùng biên
- Khi tất cả đã chìm sâu vào giấc ngủ cũng là lúc các "phi đội" cửu vạn ở Bản Phiệt (Bảo Thắng, Lào Cai) bắt đầu công việc cho một đêm dài.

Nhất thân, nhì quen

Từ lâu, Km số 6 Bản Phiệt đã là một trong những nơi vận chuyển hàng lậu qua đường tiểu ngạch một cách rầm rộ nhất. Đêm nào cũng vậy, khoảng thời gian từ 23h là lúc các tay buôn ra mặt chỉ huy đám cửu vạn bốc dỡ hàng hóa ở khu vực biên giới để vận chuyển về Việt Nam hoặc ngược lại.

Có được một suất cửu vạn trong "phi đội" bốc vác không hề đơn giản. Để có danh sách trong "phi đội" này, cửu vạn phải có những mối quan hệ thân quen, thậm chí là anh em người nhà đủ sức tin tưởng mới có thể được chủ hàng gật đầu đồng ý.

Nhờ một người bạn là người bản địa giới thiệu là anh em, chúng tôi mới được chủ hàng ở Bản Phiệt ghi tên vào danh sách cửu vạn. Mỗi nhóm bốc hàng tập trung khoảng 10 thanh niên to khoẻ, số nhiều là người Tày hoặc người Mông ở khắp các huyện thuộc tỉnh Lào Cai.

23h đêm, hầu hết tất cả cửu vạn đến xin việc đều tập trung tại quán bún phở, đồ ăn đêm Chung Thủy 2 sát ngay cạnh đường quốc lộ. Ở đó, phía bên trong là nơi để xe, phía ngoài các cửu vạn tập trung ăn uống hoặc ngồi chờ việc. Khi nào chủ hàng gọi, các cửu vạn mới được vào kho bốc dỡ hàng theo chỉ đạo của các "cai đầu dài".

Một cửu vạn tên Chư, người dân tộc Mông ở huyện Bảo Hà cho biết, cả tuần lễ ngồi chờ tại quán ăn đêm này để xin việc nhưng chưa được. Lý do rất đơn giản, vì không có người quen trong các nhóm bốc vác ban đêm nên chủ hàng không tin tưởng.

Những điều luật bất thành văn ở khu vực bốc vác hàng lậu khá nghiêm ngặt. Vì thế, anh bạn người bản địa nhận tôi vào làm bốc vác đã ra quy định cấm tôi không được ghi âm chụp ảnh, không được ngó nghiêng hay xâm phạm vào khu vực của nhóm cửu vạn khác.

Được biết, những kho hàng lậu ở Bản Phiệt đều có những "bảo kê" rất hung tợn, sẵn sàng đánh đập hoặc xử lý bằng luật rừng với những cửu vạn chẳng may phạm luật. Đã có những người bị đánh thừa sống thiếu chết, thậm chí bị trừng phạt bằng những kiểu tra tấn như thời trung cổ.

Chưa hết, để giám sát một cách chặt chẽ, tại các kho hàng này đều có các camera được lắp đặt rất tinh vi. Nhóm nào chuyển hàng, nhận hàng hoặc bốc dỡ hàng đều được quan sát rất kỹ càng.

Ngoài đường quốc lộ, các "đại bàng" (tức các tay bảo kê có nhiệm vụ canh gác - PV) đi lại bằng xe máy để quan sát những người bị tình nghi là nhà báo, công an mật hoặc biên phòng để báo về cho chủ hàng ngừng bốc dỡ.

Phóng viên trong vai cửu vạn.
Phóng viên trong vai cửu vạn.

Có sức khoẻ và biết im lặng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở khu vực biên giới Bản Phiệt, mỗi đêm có hàng trăm cửu vạn được huy động để vận chuyển những bao tải hàng sang bên kia biên giới. Hàng hóa gồm đủ thứ, từ mì chính đến thịt lợn, thịt bò, bột ngọt, sữa, nước ngọt đến quần áo, chăn màn...

Cứ một tấn hàng bốc dỡ thành công, cửu vạn được trả 65.000đ. Một nhóm 10 người có nhiệm vụ chuyển hàng xuống các xuồng máy chờ sẵn dưới sông. Để làm được liên tục mấy tiếng liền, cửu vạn phải có sức khỏe dẻo dai và giỏi mang vác vật nặng.

Một nguyên tắc ở các kho hàng lậu là cửu vạn phải biết im lặng. Khi vào làm, chủ hàng tên Hương nói với chúng tôi: nếu chẳng may bị biên phòng quây bắt thì không được khai gì, chỉ nói không biết. Ai hỏi gì cũng không được nói địa chỉ, tên tuổi của chủ hàng hoặc cách thức vận chuyển.

Anh Mà Thanh Ván ở Mường Khương là trưởng nhóm của một đội cửu vạn có mặt ở Bản Phiệt cho biết: "Nếu anh em khoẻ mạnh, nhanh nhẹn thì một đêm sẽ bốc được hàng chục kho hàng. Tính ra, mỗi cửu vạn cũng được từ 500.000 - 800.000 đồng/đêm. Nhưng nếu không thuận lợi hoặc bị biên phòng bắt thì coi như mất trắng".

Đúng 0 giờ đêm, một đội xuồng máy từ phía Trung Quốc chở hàng tiến tới áp sát khu vực kho hàng ở Bản Phiệt. Sau khi được phân công, các trưởng nhóm dẫn cửu vạn đến vận chuyển hàng lên bờ, sau đó chuyển thẳng lên các xe container đã chờ sẵn phía trong một con đường nhỏ.

Chúng tôi hì hục chuyển những bao tải các loại to nhỏ. Phía bên trong bao tải được trưởng nhóm tiết lộ là bột ngọt và thuốc lá. Có những xuồng máy chỉ chuyên chở hàng điện tử hoặc thực phẩm.

Biệt dược “đẻ tiền” ở thủ phủ “hoa anh túc” Bắc Hà

(Kiến Thức) - Từng là thủ phủ hoa anh túc, giờ đây cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) lại có một hướng đi mới với cây Atisô, tinh chế thành biệt dược - cao Atisô.

Biệt dược “đẻ tiền” ở thủ phủ “hoa anh túc” Bắc Hà
Ký ức trắng
Bắc Hà được mệnh danh là cao nguyên trắng, nhưng ít ai biết nguyên nhân sâu xa của cụm từ ấy. Thậm chí, nhiều người tưởng cao nguyên Bắc Hà trồng nhiều mận, vào mùa hoa mận nở trắng đồi trắng núi nên gọi như vậy cho đúng danh xưng.

Đọc thơ em gái Dương Chí Dũng gửi hai anh trai

(Kiến Thức) - Mong muốn anh trai nhận được những lời yêu thương khi Tết đến, bà Dương Thị Băng Tâm vừa làm bài thơ gửi anh - Dương Tự Trọng. 

Đọc thơ em gái Dương Chí Dũng gửi hai anh trai
Bài thơ được bà Dương Thị Băng Tâm viết có tựa đề "Anh ơi!".

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới