Vợ chồng mới cưới tổng thu nhập 40 triệu/tháng vẫn hết sạch

Giữ vai trò 'tay hòm chìa khóa' nhưng người vợ không biết cách chi tiêu. Vì thế, cưới nhau 2 năm nhưng cả hai vợ chồng vẫn không có dư, thậm chí còn ôm nợ.

Vợ chồng mới cưới tổng thu nhập 40 triệu/tháng vẫn hết sạch

"Nhà mình không có tiền đâu em, đừng đua đòi với bạn bè nữa…", là câu nói của người chồng sau nhiều lần ngăn việc chi tiêu hoang phí của vợ nhưng không được.

Quá bất lực, chồng lên mạng kể rõ sự tình và xin lời khuyên: "Mình năm nay 30, vợ mình 28... Chúng mình lấy nhau được 2 năm (khi ấy vợ mình 26 cả mụ 27, tuổi cũng đẹp để cưới xin)…

Nhưng 2 năm qua, mình không để ra được đồng nào hết chỉ vì vợ quá ăn chơi, đua đòi với bạn bè. Nhóm bạn thân của vợ mình chơi với nhau từ khi còn học cấp 3 đến bây giờ, nhưng mấy bạn ấy thì có 2 bạn nhà giàu (ngày trước cũng bình thường nhưng sau này phất lên). Một bạn thì lấy chồng giàu, còn 1 bạn thì cũng tự làm giàu được là 4 bạn nữ, còn vợ mình thì… nhà không giàu, bản thân đi làm lương cũng được 14-15 triệu (ở Hà Nội như vậy cũng bình thường không phải là cao).

Vo chong moi cuoi tong thu nhap 40 trieu/thang van het sach

Vo chong moi cuoi tong thu nhap 40 trieu/thang van het sach-Hinh-2

Chồng đau đầu vì vợ đua đòi, tiêu tiền hoang phí (Ảnh minh họa).

Mà mình là chồng thì cũng không giàu… 1 tháng mình đi làm được 25 - 30 triệu, tùy tháng - nhưng thật sự áp lực công việc, thời gian, rồi deadline cũng dí sấp mặt suốt, cũng rất vất vả. Giờ thị trường lao động cũng cạnh tranh khốc liệt, mình không cố gắng thì sẵn sàng có người khác thay thế ngay…

Như vậy 1 tháng 2 vợ chồng cũng phải 40 triệu, vậy mà hết sạch. Tiền hàng tháng nào là đi ăn, đi uống nước nhà hàng đắt tiền, đi du lịch, rồi cứ để được 20-30 triệu thì lại thấy xách về cái túi hiệu, giày hiệu, quần áo hiệu.

Trong khi bản thân mình sống thì luôn tiết kiệm, ăn uống thì đơn giản, quần áo thì cũng chỉ mấy trăm nghìn, tất nhiên vẫn có bộ quần áo tiền triệu nhưng chỉ để phục vụ những dịp, ngày lễ, Tết,…v…v… gọi là đủ dùng. Mua cái gì, ăn cái gì, uống cái gì cũng phải đắn đo vì mình biết sau này còn con cái nữa, mà bản thân thì 2 vợ chồng cũng vẫn đi thuê nhà chứ có phải có nhà, có xe, giàu có gì đâu.

Đã nhiều lần ngồi 2 vợ chồng nói chuyện với nhau, vợ mình nói là làm ra thì phải tiêu thì mới làm thêm ra được, còn nói là lúc 2 đứa lấy nhau lương mình cũng mới 15-20 triệu giờ lên từng ấy là do vợ tiêu?

Vo chong moi cuoi tong thu nhap 40 trieu/thang van het sach-Hinh-3

(Ảnh minh họa)

Rồi thì lý do là đẻ con thì ông bà lo cho, giờ xã hội phải giao tiếp, phải quan hệ rộng, phải màu mè để sau này có đầu tư, có làm gì thì họ tin tưởng, giờ mới là tiền đề thôi…v…v…

Ý là 2 vợ chồng cũng ngồi nói với nhau nhiều lần rồi. Mình nói nếu còn như vậy thì mình sẽ giữ lại tiền, tiền ai người nấy tiêu, thì vợ mình nói là vợ chồng mà như vậy thì khác gì người dưng nước lã… rồi lại cãi nhau.

Mình còn phát hiện vợ mình đang vay ngoài 60 triệu để ăn tiêu, chỉ ăn tiêu, chơi bời thôi nhé. Đấy là chỗ mình biết, còn nhiều chỗ có khi không biết, hỏi thì không nói, vì giờ không vay được chỗ khác hay sao ấy mà nay hỏi mình:

- Anh xem vay chỗ nào được 40-50 triệu không?

- Em làm gì mà cần từng ấy tiền.

- Đầu tư thôi, xong có lương em trả dần.

- Em đầu tư hay em ăn chơi.

- Anh hỏi nhiều thế, anh không tin em à?

- Nhà mình không có tiền đâu em, đừng đua đòi với bạn bè nữa…

Sau đó mình im lặng vì biết càng nói ra thì chúng mình sẽ càng cãi nhau thôi… nhiều lúc nghĩ thương bản thân mình, cố gắng bao nhiêu năm giờ vẫn tay trắng, nhiều lúc nghĩ cứ lo cho vợ như này thì bao giờ mới ổn định, mới lo được cho bố mẹ. Có lần gọi cho bố mẹ mình mặc dù là đàn ông, năm nay cũng 30 rồi mà phải rơi nước mắt vì không lo được gì cho bố mẹ, bố mẹ cũng an ủi:

- Thôi con cứ lo cho con, cho vợ con con đi, bố mẹ từng này tuổi rồi nhưng vẫn khỏe lắm, bố mẹ tự lo được mà…".

Thông thường sau khi kết hôn, vợ thường là người giữ tay hòm chìa khóa, lo chi tiêu trong ngoài. Vì thường các bà vợ thường lo xa, biết vun vén hơn nhưng người phụ nữ trên là ngoại lệ. Đọc chia sẻ, dân mạng cho rằng người chồng nên mạnh tay, ngừng đưa lương và tính đến chuyện giải tán:

- "Mình là đàn ông mạnh mẽ lên nào bro, bước đầu đưa 1 nửa lương đã, không cải thiện thì cứ giữ lại tất khỏi áy náy nhá".

- "Bạn sai rồi, bạn bỏ ngay đi cho vợ còn lấy chồng mới, cho sáng mắt ra, chứ ở đây mà mù quáng với bạn à".

- "Cái suy nghĩ “có con thì ông bà lo cho” đã thấy vô trách nhiệm rồi… sống nửa đời người còn thở ra được câu này thì next cho nhanh bạn ơi".

- "Có giàu gặp loại vợ này cũng tan gia"...

Vo chong moi cuoi tong thu nhap 40 trieu/thang van het sach-Hinh-4

Vo chong moi cuoi tong thu nhap 40 trieu/thang van het sach-Hinh-5

Dân mạng cũng lắc đầu trước cách chi tiêu của cô vợ.

Người Việt nhịn ăn tiêu 12 năm để mua một chiếc ô tô bình dân

Với thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2020 đạt 4,25 triệu đồng thì người Việt Nam phải tiết kiệm khoảng 143 tháng, tương đương 12 năm không ăn tiêu gì, mới đủ tiền mua ô tô bình dân giá 600 triệu đồng.

Người Việt nhịn ăn tiêu 12 năm để mua một chiếc ô tô bình dân
Giấc mơ ô tô xa vời vợi
Theo Cục Đăng kiểm, tính đến tháng 11/2021, tổng số ô tô đang lưu hành tại Việt Nam là 4,512 triệu chiếc. Như vậy, tính bình quân số xe hơi trên 1.000 dân khoảng 46 chiếc. Tuy nhiên, toàn bộ số ô tô đăng ký trên, không phải tất cả đều thuộc sở hữu cá nhân.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, số xe hơi đăng ký đã đạt 68,9 triệu chiếc, có nghĩa là cứ 2 người Nhật thì sẽ có 1 người có ô tô. Tương tự như vậy là Hàn Quốc với số lượng ô tô đăng ký là 25,07 triệu chiếc, cho gần 52 triệu dân. Như vậy, tính ra cứ 1.000 người Hàn Quốc thì có 487 người sở hữu xe ô tô. Còn tại Trung Quốc, có 302 triệu ô tô đang lưu hành, tính ra 1.000 người thì có 200 người có ô tô.
Còn tại Việt Nam, thống kê của Cục Đăng kiểm cho thấy, người Việt sở hữu ô tô vẫn rất thấp.
Nguoi Viet nhin an tieu 12 nam de mua mot chiec o to binh dan
Với thu nhập bình quân hiện nay, người Việt Nam mất 12 năm không ăn tiêu gì mới đủ tiền mua ô tô bình dân.
Báo cáo "Kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2020", do Tổng cục Thống kê công bố, cho biết, thu nhập bình quân đầu người một tháng trên cả nước năm 2020, theo giá hiện hành đạt 4,25 triệu đồng. Lấy mẫu xe thuộc phân khúc hạng B là Honda City 1.5L, có giá bán 600 triệu đồng ra để tính, so với thu nhập bình quân, người Việt Nam phải tiết kiệm khoảng 143 tháng, tương đương với 12 năm không ăn tiêu gì, mới đủ tiền mua.
Cũng theo khảo sát trên, với 1.000 hộ dân, nhóm giàu nhất có 127 ô tô, trong khi đó nhóm nghèo nhất chỉ có 5 ô tô. Xét riêng từng lĩnh vực ngành nghề thì các hộ gia đình trong ngành dịch vụ có số ô tô cao nhất. Cụ thể, cứ 100 hộ trong ngành này thì có 9,9 chiếc ô tô. Ngược lại, các hộ làm nông nghiệp sở hữu số ô tô thấp nhất, 100 hộ chỉ có 1 chiếc ô tô.
Ô tô không chỉ là phương tiện đi lại hiện đại mà còn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế. Tại Thái Lan, phần lớn hộ nông dân đã sở hữu ô tô, chủ yếu là xe bán tải. Nông dân dùng xe bán tải chở nông cụ khi đi làm đồng, chở nông sản thu hoạch về nhà và đem đi bán. Nhờ có ô tô mà kinh tế phát triển, giúp tăng năng suất và thu nhập. Trong khi đó, với tỷ lệ sở hữu ô tô của các hộ làm nông nghiệp tại Việt Nam quá thấp, không biết đến khi nào mới thoát nghèo?
Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), với dân số khoảng 20 triệu người nhưng có hơn 5 triệu ô tô các loại. Trong khi Việt Nam hiện có quy mô dân số 100 triệu người, kinh tế đang phát triển mà cả nước chưa có nổi 5 triệu ô tô các loại, đó là điều không tương xứng. Như vậy, sao hỗ trợ phát triển kinh tế.
Thuế phí chồng chất
Ô tô cá nhân đang phải chịu 3 loại thuế chính, gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Đây đều là thuế gián thu, người mua xe phải trả. Hơn nữa, ba loại thuế này còn bị đánh chồng lên nhau, nên thường chiếm từ 30-60% trong giá bán, tùy từng mẫu xe. Ngoài ra, người mua xe còn phải chịu thêm lệ phí trước bạ từ 10-12%, tính trên giá bán tùy từng địa phương, chưa kể những phí khác.
Tại Indonesia, giá chiếc xe Honda City 1.5L là 16.407 USD, tương đương với khoảng 400 triệu đồng, thì ở Việt Nam là 600 triệu đồng.
Nguoi Viet nhin an tieu 12 nam de mua mot chiec o to binh dan-Hinh-2
Mức thuế cao áp lên ô tô tại Việt Nam, đang cản trở việc mua sắm những chiếc xe mới nhất và an toàn nhất trên thị trường.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, riêng số thuế tiêu thụ đặc biệt bình quân mà các DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nộp cho ngân sách nhà nước, dao động trong khoảng 2.450-2.800 tỷ đồng mỗi tháng. Trong khi ô tô sản xuất lắp ráp trong nước chỉ đạt doanh số bán khoảng 200.000 xe/năm.
Một nghiên cứu mới đây của Đại học RMIT (Úc) cho thấy, các dòng xe ô tô hiện đại không chỉ thân thiện hơn với môi trường mà cũng chú trọng nhiều đến sự an toàn. Nhiều dòng xe được chào bán trên thị trường hiện nay tích hợp hàng loạt công nghệ thông minh, giúp giảm tai nạn, như phần mềm nhận dạng khuôn mặt để tránh ngủ gật, hệ thống giám sát áp suất lốp, cảnh báo va chạm phía trước hoặc cảnh báo đi chệch làn đường. Nhưng những công nghệ này là vô nghĩa đối với những người không có đủ khả năng tài chính để trang bị chúng.
Mức thuế cao áp lên ô tô tại Việt Nam đang cản trở việc mua sắm những chiếc xe mới nhất và an toàn nhất trên thị trường. Khi người dân không thể mua những chiếc xe hiện đại do mức thuế cao, họ sẽ tiếp tục sử dụng những dòng xe cũ với các tính năng an toàn lỗi thời cho đến khi hỏng thì thôi. Đây là mối hiểm nguy cho mọi người tham gia giao thông.
Nghiên cứu của Đại học RMIT cũng chỉ ra, số lượng ca tử vong do tai nạn ô tô có thể giảm 7,5% nếu thuế ô tô giảm 10%. Khi thuế giảm thì các DN có điều kiện tích hợp những công nghệ mới và giữ giá bán hợp lý.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, theo các chuyên gia kinh tế, ô tô là sản phẩm được cấu thành từ hơn 30.000 phụ tùng, linh kiện thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau như cơ khí, điện tử, thép, nhựa, hóa chất... đòi hỏi kỹ thuật công nghệ hiện đại. Với các đặc điểm kỹ thuật nêu trên, ngành này có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa đất nước. Ngành công nghiệp ô tô phát triển đi đầu sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành sản xuất khác. Nhưng thuế phí cao đã làm cho công nghiệp ô tô Việt Nam không thể phát triển được trong hơn 20 năm qua.

Tôi vào viện chăm bố, chị chồng lôi lại cấm đi, bố chồng nói 1 câu

Hôm qua con gái đã đỡ rồi nên tôi xin nghỉ làm rồi bảo với chồng sẽ vào viện với ông vài hôm. Anh ở nhà với con, con bé đã 3 tuổi cũng tự lập và cứng cáp rồi.

Tôi vào viện chăm bố, chị chồng lôi lại cấm đi, bố chồng nói 1 câu

Vợ chồng tôi kết hôn 4 năm nay, đã sinh được một bé gái. Từ sau đám cưới chúng tôi vẫn sống chung với bố chồng. Mẹ chồng mất rồi, sức khỏe ông vẫn tốt nên thường tham gia hội các cụ đi đây đi đó cho khuây khỏa, rất hay vắng nhà.

Chị chồng tôi hai tháng trước đưa con về nhà sống do cãi nhau ly thân với chồng, hiện tại đang làm thủ tục ly hôn. Nhà cửa rộng rãi, tôi cũng vui vẻ không có ý kiến gì. Mà nói thẳng ra căn nhà này là của bố chồng, về lý mà nói thì tôi cũng không được quyền lên tiếng.

Kể với chồng, anh cũng thương vợ nhưng bảo thôi cố nhịn thêm một thời gian. (Ảnh minh họa)

Song nói thật ở chung với chị chồng rất khó chịu và bức bí. Chị ấy vin vào cái danh phận “chị gái chồng” để bắt bẻ tôi từng tí một. Tiền ăn tiêu thì không góp, tôi không đòi vì biết chị ấy cũng khó khăn. Nhưng vợ chồng tôi đã bao hết ăn tiêu của mẹ con chị ấy mà chị chồng cũng chẳng biết điều chia sẻ việc nhà với tôi. Đằng này còn bày ra cho tôi dọn, nhiều lúc thì vứt con ở nhà để tôi trông cả hai đứa trẻ với đủ thứ công việc, còn chị ấy tung tẩy đi chơi.

Kể với chồng, anh cũng thương vợ nhưng bảo thôi cố nhịn thêm một thời gian. Chị ấy cũng không ở hẳn đây đâu. Tôi hiểu chồng đứng ở giữa cũng khó xử, không muốn tình cảm gia đình bị rạn nứt nên tôi đành cố nhịn theo lời anh nói.

Bình thường chị ấy can thiệp vào cuộc sống riêng của tôi chẳng nói, bây giờ còn cấm không cho tôi về chăm bố đẻ! Tôi bực lắm rồi, quyết định phải làm ra ngô ra khoai với chị chồng.

Không tin nổi khi tôi xách túi đồ đi ra sân thì chị chồng lao vụt ra giằng lại rồi quát xơi xơi. (Ảnh minh họa)

Ai ngờ chưa kịp lên tiếng thì một giọng nói ở trong nhà cất lên khiến tôi và cả chị chồng phải khựng người lại:

“Mày nói như thế mà nghe được à con? Vậy ý mày là mai sau bố có ốm nằm liệt ở đấy thì mày cũng không về chăm vì cần lo chuyện nhà chồng đúng không? Nếu con gái lớn rồi không còn cần quan tâm đến bố mẹ đẻ nữa thì mày về đây làm gì, ra ngoài mà tự lo cho bản thân đi!

Bố không ngờ mày lại là người như thế, hay mày cố tình bắt nạt em nó? Hãy tự nhìn lại bản thân và thay đổi suy nghĩ, cách sống đi nhé. Mấy ngày hôm nay em nó đi vắng, mày phải quán xuyến mọi việc trong nhà và hai đứa trẻ. Nếu không làm được thì ra ngoài tự lập đi, đừng ở đây làm phiền chúng nó!”.

Giọng nói của bố chồng đủng đỉnh nhưng từng lời ông thốt ra thì đanh thép và nghiêm khắc khiến chị chồng sợ run người, còn tôi vừa cảm động lại biết ơn. Ông lên tiếng khiến chị chồng sợ một phép, không dám cãi lại nửa lời.

Bình thường mối quan hệ giữa tôi với bố chồng khá lạnh nhạt, không thân thiết gì mấy. Tôi cư xử với ông khách sáo gọi là tròn lễ nghĩa mà thôi. Cứ nghĩ ông thờ ơ chẳng để tâm tới con cháu. Đến lúc này tôi mới nhận ra mình có một người bố chồng tốt.

Chồng thu nhập 60 triệu/tháng nhưng tôi vẫn ly hôn sau một đêm mặn nồng

Không giống những cặp đôi khác, vợ chồng tôi kết hôn được 10 ngày đã phải xa nhau tận 5 năm. Lý do chồng tôi phải sang nước ngoài làm ăn, kiếm tiền lo cho gia đình.

Chồng thu nhập 60 triệu/tháng nhưng tôi vẫn ly hôn sau một đêm mặn nồng

Tôi và anh trước đây từng là bạn học cấp 3, có quen biết nhau nhưng mãi đến lúc anh đi nước ngoài cả hai mới nảy sinh tình cảm, yêu rồi cưới. Thời điểm cưới, anh chỉ về nước chơi được nửa tháng. Thời gian bên nhau quá ít thành ra tôi cũng chưa có bầu.

Xa chồng, tôi không ở nhà nội mà về nhà ngoại ở cho thoải mái, chồng tôi cũng khuyên như vậy. Năm năm chờ đợi chồng hết hạn về nước thật là dài, cô đơn và buồn tủi. Là vợ anh, chờ đợi anh nhưng từng ấy năm chồng tôi lại gửi hết tiền về cho mẹ, chỉ cho vợ mỗi tháng 5 triệu thêm vào ăn tiêu. Thú thực tôi không thích, nhưng nhà chồng và chồng không tin tưởng tôi giữ tiền của anh nên tôi cũng kệ. Mỗi tháng anh thu nhập 60 triệu, gửi về hơn 40 triệu. Đó là con số không nhỏ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.