VNZ làm ăn sao đặt mục tiêu doanh thu hơn 11 nghìn tỷ?

Năm 2024, VNG đặt kế hoạch doanh thu 11.069 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ. Công ty đặt mục tiêu lãi sau thuế 150 tỷ đồng.

Công ty CP VNG (Mã VNZ) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 21/6. Trong đó có nội dung về mục tiêu kinh doanh năm 2024 của doanh nghiệp thu hút sự chú ý.
Năm 2024, VNG đặt kế hoạch doanh thu 11.069 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ. Công ty đặt mục tiêu lãi sau thuế 150 tỷ đồng.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, Hội đồng quản trị công ty sẽ trình cổ đông thông qua việc giữ lại nguồn tiền từ lợi nhuận luỹ kế và không chia cổ tức cho năm 2023.
VNG cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Theo đó, công ty dự định phát hành 641.064 cổ phiếu ESOP với giá 30.000 đồng/cổ phiếu.
VNZ lam an sao dat muc tieu doanh thu hon 11 nghin ty?
 Năm 2024, VNG đặt kế hoạch doanh thu 11.069 tỷ đồng.
Mặc dù lên kế hoạch doanh thu 11.069 tỷ đồng trong năm nay, nhưng kết thúc quý I/2024, VNG vẫn tiếp tục ghi nhận lỗ sau thuế 31,3 tỷ đồng, có cải thiện hơn so với mức lỗ hơn 90 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trước đó từ năm 2021 - 2023, VNG liên tục báo lỗ. Theo đó, năm 2021 doanh thu của VNG đạt 7.649 tỷ đồng. Công ty báo lỗ 72 tỷ đồng; năm 2022, doanh thu tăng nhẹ lên 7.800 tỷ đồng nhưng lỗ từ hoạt động kinh doanh lên tới 942 tỷ. Lỗ sau thuế tăng lên tới 1.534 tỷ đồng, tương đương 21 lần so với năm 2021.
Đến năm 2023, doanh thu VNG giảm nhẹ về 7.593 tỷ đồng, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh tới 2.086 tỷ đồng. Trong khi đó khoản lỗ sau thuế cũng tăng thêm 51% lên 2.317 tỷ đồng.
VNG cho biết, năm 2024, sẽ tiếp tục phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đồng thời mở rộng thị trường. Ngoài đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ thế mạnh như trò chơi điện tử, quảng cáo, dịch vụ media, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, ví điện tử… VNG sẽ tăng cường đầu tư vào mảng AI (trí tuệ nhân tạo) cùng các công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ.

Vì sao công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà bị khám xét?

Nhiều cảnh sát của Bộ Công an và Công an tỉnh Thái Bình có mặt tại trụ sở Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà để tiến hành khám xét.

Ngày 9/1 vừa qua, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đã tiến hành khám xét trụ sở Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro). Theo nguồn tin từ báo Vietnamnet cho biết, việc khám xét nhằm thu giữ 1 số tài liệu của công ty để phục vụ cho việc điều tra.

Vi sao cong ty Van tai thuy bo Hai Ha bi kham xet?
 Cảnh sát có mặt trước trụ sở Hải Hà Petro chiều 9/1. (Ảnh: Vietnamnet). 

Trong khi đó, thông tin trên báo Dân Trí cho biết, tại kết luận thanh tra về kinh doanh xăng dầu mới được công bố, Thanh tra Chính phủ phát hiện sau khi được cấp giấy phép, Hải Hà Petro không đảm bảo hệ thống phân phối theo quy định.

Cụ thể, năm 2018 Hải Hà Petro có 36/40 đại lý bán lẻ xăng dầu; năm 2019 có 34/40 đại lý bán lẻ; năm 2020 có 39/40 đại lý bán lẻ và năm 2021 có 38/40 đại lý bán lẻ xăng dầu.

Trong 5 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu không thực hiện kết chuyển số tiền đã trích lập và chi sử dụng vào tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp trên 4.459 tỷ đồng, Hải Hà Petro bị kết luận vi phạm trên 1.778 tỷ đồng.

Việc đó đã vi phạm khoản 6 điều 8 Thông tư liên tịch số 39/2014 của Bộ Công Thương - Bộ Tài chính quy định về chế độ báo cáo: "Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, thương nhân đầu mối có trách nhiệm kết chuyển toàn bộ số trích lập Quỹ bình ổn giá của tháng liền kề trước đó vào tài khoản tiền gửi Quỹ BOG tại ngân hàng thương mại nơi thương nhân mở tài khoản Quỹ bình ổn giá".

Việc sử dụng Quỹ BOG vào mục đích khác cũng bị Thanh tra Chính phủ chỉ rõ vi phạm Nghị định 95/2021 và Thông tư liên tịch số 39/2014: "Nghiêm cấm sử dụng Quỹ Bình ổn giá để cấp vốn kinh doanh hoặc cho các mục đích khác ngoài quy định".

Thanh tra Chính phủ cho rằng Hải Hà Petro đã trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG đối với khối lượng xăng dầu vượt so với khối lượng trên sổ sách 110.242m3. Từ đó dẫn đến trích lập Quỹ BOG sai, vượt khối lượng...

Vi sao cong ty Van tai thuy bo Hai Ha bi kham xet?-Hinh-2
Bà Trần Tuyết Mai - Chủ tịch HĐTV, kiêm người đại diện theo pháp luật. của Hải Hà Petro. (Ảnh: Báo Thái Bình). 

Lý giải khoản lỗ kỷ lục của Gang thép Thái Nguyên

Dù kết quả kinh doanh khá tích cực trong quý IV/2023, nhưng hết năm 2023, Tisco vẫn báo lỗ sau thuế kỷ lục hơn 179 tỷ đồng. Tisco dành phần lớn tài sản gần 6.627 tỷ đồng cho dự án Nhà máy gang thép - giai đoạn 2.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 đã được công bố cho thấy, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, mã: TIS) ghi nhận 2.741 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy vậy, giá vốn hàng bán lại tăng mạnh hơn doanh thu khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm 16,5% còn 126,6 tỷ đồng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.