Virus corona viêm phổi cấp thâm nhập Việt Nam đã có người tử vong, bệnh nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức)  Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tính đến ngày 10/1/2020, tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã ghi nhận 59 trường hợp mắc viêm phổi cấp, trong đó có 1 trường hợp tử vong. 

Virus corona viêm phổi cấp thâm nhập Việt Nam đã có người tử vong, bệnh nguy hiểm thế nào?
Bộ Y tế khuyến cáo, những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế.
Đến thời điểm hiện tại, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ghi nhận 59 trường hợp mắc viêm phổi cấp do virus corona gây ra, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Trường hợp tử vong đầu tiên là một đàn ông 61 tuổi, thường xuyên đến mua hàng tại chợ Huanan ở Vũ Hán (nơi có nhiều trường hợp mắc bệnh được ghi nhận) và có tiền sử bị u ổ bụng và bệnh gan mạn tính.
Virus corona viem phoi cap tham nhap Viet Nam da co nguoi tu vong, benh nguy hiem the nao?
Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ghi nhận 59 trường hợp mắc viêm phổi cấp do coronavirus gây ra, trong đó có 1 trường hợp tử vong. 

Các trường hợp mắc viêm phổi lạ đều ở thành phố Vũ Hán, chưa có bằng chứng rõ ràng lây truyền từ người sang người, chưa ghi nhận trường hợp nhân viên y tế bị mắc bệnh.

Các nhà khoa học xác định virus gây bệnh phổi lạ tại Vũ Hán (Trung Quốc) khiến 59 người nhập viện là chủng virus hoàn toàn mới, thuộc họ corona.
Thông tin này được công bố hôm 9/1, sau hơn một tuần các chuyên gia thu thập những mẫu bệnh phẩm và phân tích trình tự gene lấy từ bệnh nhân viêm phổi cấp ở Trung Quốc. Virus mới chưa từng được ghi nhận trước đây.
Virus coronan tìm thấy trong cơ thể của động vật như chim, chuột, các loại gia cầm hoặc loài gặm nhấm. Chủng virus 229E và OC43 (còn được gọi là human coronavirus) gây các bệnh về hô hấp thông thường.

Hiện, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nói trên.

Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của các trường hợp viêm phổi cấp do chủng vi rút mới coronavirus tại thành phố Vũ Hán, Bộ Y tế liên tục tổ chức các cuộc họp thảo luận đánh giá về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch.

Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh xâm nhập và sẵn sang tiếp nhận, điều trị, quản lý ca bệnh khi phát hiện trường hợp bệnh đầu tiên (nếu có).

Tổ chức Y tế thế giới lo ngại bệnh viêm phổi lạ có thể bùng phát nghiêm trọng và lây lan rộng khi hàng chục triệu người Trung Quốc đi du lịch khắp nơi trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới.

Virus corona viem phoi cap tham nhap Viet Nam da co nguoi tu vong, benh nguy hiem the nao?-Hinh-2
Các nhà khoa học xác định virus gây bệnh phổi lạ tại Vũ Hán (Trung Quốc) khiến 59 người nhập viện là chủng virus hoàn toàn mới, thuộc họ corona. 
Thông tin ban đầu, các chuyên gia y tế Trung Quốc cho hay: Lọại virus này có những đặc điểm giống giai đoạn đầu của SARS, bao gồm các triệu chứng của bệnh cúm thông thường như sốt, khó thở, đau đầu...
Các bệnh nhân mắc bệnh "viêm phổi lạ" có chung triệu chứng: Cảm thấy mệt mỏi với các triệu chứng giống cảm lạnh, sốt cao lên đến 38,8 - 40 độ C kéo dài trên 4 ngày không dứt.

Video "Khuyến khích tiêm vắc xin để chủ động phòng bệnh". Nguồn: VTC.

Để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng virus mới Coronavirus, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính.
- Khi bắt buộc tiếp xúc người bệnh, người dân phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
- Mùa dịch bệnh, hạn chế đến những nơi tập trung đông người. Đeo khẩu trang đúng cách để bảo vệ bản thân khỏi các nguồn lây nhiễm từ môi trường.
Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày, nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Nhà có người già nên nằm lòng cách phòng viêm phổi sau

(Kiến Thức) - Người già, người có nhiều bệnh, người suy giảm sức đề kháng, cần lưu ý những nguyên tắc phòng viêm phổi khi giao mùa.

Nhà có người già nên nằm lòng cách phòng viêm phổi sau
Nha co nguoi gia nen nam long cach phong viem phoi sau
 Theo PGS TS BS. Lê Tiến Dũng – Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện ĐH Y dược, khi thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hay quá lạnh, hay khi thời tiết chuyển mùa thường có dịch bệnh nhiễm siêu vi cúm và sau đó là viêm phổi, nhất là ở người già hay người có nhiều bệnh, giảm sức đề kháng. Ảnh: Zing.vn

Những cách trị viêm phổi tại nhà bạn nên biết

(Kiến Thức) - Viêm phổi là dạng nhiễm trùng hô hấp cấp với triệu chứng phổ biến nhất là ho có đờm kéo dài. Khi bị nhẹ, bạn có thể điều trị bằng một số cách sau.

Những cách trị viêm phổi tại nhà bạn nên biết
Nhung cach tri viem phoi tai nha ban nen biet

1. Trà gừng: Đây là thức uống tuyệt vời để điều trị bất kỳ rối loạn hô hấp nào nhờ tính chất chống viêm của nó. Trà gừng cũng có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh viêm phổi. Trà gừng sẽ giúp bạn hồi phục nhanh chóng khi bị viêm phổi. Chỉ cần lấy vài lát gừng tươi bỏ vào một chén nước đun sôi đổ ra cốc. Sau đó, bạn thêm vài lát chanh và chút mật ong rồi thưởng thức khi còn ấm. Ảnh: Boldsky.

Bé 5 tuổi viêm phổi ròng rã 8 tháng liền: Thủ phạm là que xiên thịt nướng

Sau va chạm với bạn bị que nứa loại que xiên thịt nướng xiên vào ngực nhưng chỉ bị chảy máu sau đó bé M. liên tục bị viêm phổi và đến bệnh viện bác sĩ mới phát hiện ra dị vật từ que xiên thịt nướng khiến bé bị viêm phổi.

Bé 5 tuổi viêm phổi ròng rã 8 tháng liền: Thủ phạm là que xiên thịt nướng
Be 5 tuoi viem phoi rong ra 8 thang lien: Thu pham la que xien thit nuong
 

Tháng 1/2018, trong lúc chơi đùa với bạn, bé trai Nguyễn V.M. (5 tuổi, Thái Bình) bị bạn chọc que nứa (loại dùng để xiên thịt nướng) vào vùng ngực bên phải. Sau va chạm, bé M chỉ bị rớm chút máu ở da vùng nách phải. Tuy nhiên, kể từ đó, bé M. liên tục phải đi bệnh viện để điều trị viêm phổi. Tháng 10 năm 2018, khi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé được các bác sĩ phát hiện trong cơ thể có một dị vật dài nhọn ở nhu mô phổi thùy bên phải. Đây cũng chính là thủ phạm khiến cháu M. mắc viêm phổi tái diễn.

Gia đình cho biết, sau tai nạn, cháu M. về có bị đau ngực nhẹ 3 ngày. Mẹ cháu chỉ biết cháu chơi với bạn và có va chạm nhưng không để ý do vết thương không có dấu hiệu gì đặc biệt ngoài việc chảy một chút máu và máu đã cầm. Sau đó 3 ngày, cháu M. kêu đau bụng. Tại bệnh viện địa phương, cháu được chẩn đoán viêm dạ dày nhẹ.

Tháng 3/2018 là thời điểm bé M. mắc đợt viêm phổi đầu tiên nhưng điều trị ngoại trú 1 tuần thì khỏi bệnh.

2 tháng sau đó, M lại lên cơn sốt và ho. Tại bệnh viện tỉnh, cháu được các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi thùy. Đợt điều trị này kéo dài 2 tuần.

Ngày 3/10 thấy con trai 5 tuổi bắt đầu có biểu hiện bệnh giống như 2 lần trước, gia đình đã chuyển cháu lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi chỉ định bệnh nhi chụp cắt lớp vi tính 128 dãy, các bác sĩ nhận thấy trên phim chụp có hình ảnh điểm vôi hóa cột sống và hình ảnh viêm phổi thùy bên phải nhưng không rõ có dị vật vì dị vật không cản quang.

Theo bác sĩ Trương Việt Nga-chuyên khoa Hô hấp, người trực tiếp thăm khám cho cháu M, qua hỏi thăm bệnh sử, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhi có tiền sử viêm phổi tái diễn và nhận định 2 khả năng: một là bệnh nhi có dị dạng vùng phổi phải; hai là bệnh nhi có thể mắc dị vật và đây chính là nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm phổi tái phát.

Hình ảnh chụp vi tính cắt lớp sau đó cho thấy bệnh nhi có một dị vật dài nhọn kích thước 72x4mm tại vị trí nhu mô thùy phổi ở thùy giữa phổi phải. Dị vật này đi từ trước ra sau, xuyên qua khe giữa 2 thân đốt sống 6, 7 và làm vỡ thân đốt sống. Khi nằm lại trong cơ thể, dị vật gây phản ứng thâm nhiễm viêm trung thất sau quanh đốt sống 6,7. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cháu M phải vào viện vì viêm phổi trong suốt 8 tháng.

Sau khi phát hiện dị vật trong cơ thể bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và chỉ định phẫu thuật cho cháu. Ca phẫu thuật đã lấy ra dị vật là một thanh nứa sắc nhọn dài 9 cm. Sau phẫu thuật, cháu bé được chăm sóc tại khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương. Với tình trạng sức khỏe ổn định, ngày 12/10 cháu M đã được ra viện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.