Người nhà bệnh nhi tại bệnh viện chiều nay. Ảnh cắt từ clip. |
Hoàn cảnh đáng thương nữ giáo viên tử vong sau tiêm thuốc ở viện K
(Kiến Thức) - Lãnh đạo UBND xã Quỳnh Châu (Nghệ An) cho biết, gia đình nạn nhân L. - tử vong sau tiêm thuốc cản quang vô cùng khó khăn.
Một trẻ tử vong sau tiêm chủng ở huyện Mường Khương
(Kiến Thức) - Cháu G.T.Ndân tộc Mông (4 tháng tuổi), trú tại thôn Mường Lum, xã La Pan Tẩn, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai sau khi tiêm vắc-xin Combe Five có biểu hiện sốt cao, tím tái, nên gia đình đã đưa bé đến cấp cứu tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, cháu bé đã tử vong sau 4 ngày điều trị.
2 người chết khi tiêm vắc xin ở Thanh Hóa: Có truy cứu hình sự?
Nhiều công nhân tại Công ty TNHH giầy Kim Việt (Thanh Hóa) xuất hiện triệu chứng nặng sau khi tiêm mũi 2 vắc xin phòng COVID-19, đã có 2 trường hợp tử vong.
Công ty TNHH giầy Kim Việt, nơi nhiều công nhân gặp phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19. (Ảnh: Người lao động) |
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, không chỉ có vắc xin ngừa COVID-19 mà bất cứ loại vắc xin nào cũng có những rủi ro nhất định đối với những người sử dụng khi tiêm ngừa. Bởi vậy, việc tiêm phòng vắc xin phải đảm bảo đúng quy trình, đúng quy định, cần kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc trước khi tiêm để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
"Trường hợp có rủi ro xảy ra trong quá trình tiêm vắc xin dẫn đến hậu quả người tiêm tử vong thì cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguyên nhân sự việc để có hướng khắc phục và giải quyết hậu quả pháp lý theo quy định.
Thực tế thời gian qua, khi có vắc xin ngừa COVID-19 thì không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 ở các loại vắc xin khác nhau đều có những trường hợp tai biến xảy ra dẫn đến một số trường hợp người tiêm tử vong. Đây là những rủi ro có thể đã được tính toán và dự báo từ trước đối với các loại vắc xin chứ không riêng gì loại vắc xin ngừa COVID-19".
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) |
Luật sư Cường cho hay, bởi vậy, để giảm thiểu thấp nhất những rủi ro thì người tiêm ngừa COVID-19 cần phải khai báo trung thực tính trạng sức khỏe phải tình trạng bệnh lý. Những trường hợp có biểu hiện sốc phản vệ, biến chứng cần phải có sự can thiệp, hỗ trợ kịp thời từ phía cán bộ y tế tránh trường hợp xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Theo luật sư Cường, mỗi loại vắc xin thì lại có quy trình bảo quản, đảm bảo các điều kiện vận chuyển, bảo quản và việc sử dụng có thể khác nhau. Bởi vậy, cơ quan y tế cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà sản xuất và quy định chung về tiêm phòng vắc xin. Trường hợp có lỗi do quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng thuộc về nhân viên y tế. Không loại trừ trường hợp nhân viên y tế đã có vi phạm quy định về khám chữa bệnh, cấp phát thuốc, vi phạm khi thực hiện quy định, quy trình về tiêm ngừa vắc xin COVID-19 thì khi đó sẽ xem xét trách nhiệm pháp lý theo quy định, trong đó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
"Với những vụ việc dẫn đến hậu quả chết người thì cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân là do lỗi của nhân viên y tế trong quá trình bảo quản, vận chuyển vắc xin, trong quá trình thực hiện quy trình tiêm chủng hay do rủi ro ngẫu nhiên trong quá trình sử dụng vắc xin. Cũng có thể do người tiêm cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, bệnh không đúng sự thật, không tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan y tế. Dù nguyên nhân nào chăng nữa thì cũng cần phải làm rõ để thực hiện các giải pháp phòng ngừa, đồng thời xem xét trách nhiệm pháp lý theo quy định chung" - luật sư Cường phân tích.