Vinh danh trí thức 2022: PGS.TS Hoàng Thị Bích Ngọc

PGS.TS Hoàng Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội Hóa Sinh Y học Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam.

Ngày sinh: 29/05/1943.
Thành tích đạt được
Về công tác hội: Tổ chức duy trì hoạt động chuyên ngành của hội, Thông qua việc tổ chức các hội nghị khoa học hàng năm để cập nhật bổ sung các kiến thức mới về chuyên ngành Hóa sinh cho các hội viên. Một hội nghị khoa học xuất bản một số tạp chỉ của Y học Việt Nam, mỗi số khoảng trên dưới 30 bài báo của Hội viên. Đại diện Hội Hóa Sinh Y học Việt Nam Ký kết với công ty ROCH, Trung tâm kiểm chuẩn Đại Học Y Hà Nội, Trung tâm kiểm chuẩn trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các lớp đào tạo các Huấn luyện viên về LEAN từ 2016 – 2019. Năm 2019 có 13/30 học viên đã được cấp chứng chỉ đạt chuẩn của APFCB.
Vinh danh tri thuc 2022: PGS.TS Hoang Thi Bich Ngoc
 PGS.TS Hoàng Thị Bích Ngọc. 
Là thành viên trong ban soạn thảo từ điển Bách khoa của Tổng hội Y học Việt Nam. Năm 2018 biên soạn giáo trình thực hành. Năm 2021 biên soạn giáo trình Hóa sinh cơ bản và Hóa sinh lâm sàng. Phản biện và hiệu chỉnh các cuốn giáo trình Hóa sinh cấu tạo, Hóa sinh chuyển hóa, Hóa sinh lâm sàng của trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ. Phản biện một số luận án cao học, chuyên khoa II chuyên ngành Hóa sinh của học viện Quân Y.
Các bài báo đã đăng tạp chí: Cơ chế phân tử của điều trị hướng đích trong ung thư ( Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 372 Tháng 8/2010), Y học cá nhân (Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thường niên Tổng hội Y học lần thứ hai), Y học cá nhân hóa trong ung thư (tạp chí Y học Lâm sàng BV TƯ Huế số 30 – 2015), Y học cá nhân hóa trong bệnh tiểu đường (Tạp chí y học Việt nam Tập 445 tháng 8/2016), Y học cá nhân hóa trong bệnh tim mạch (Kế hoạch cá nhân hóa sức khỏe) (Tạp chí y học Việt nam Tập 458 tháng 9/2017), Hóa sinh bệnh Alzheimer (Tạp chí y học Việt nam Tập 469 tháng 8/2018), Sự hưởng lợi của các bệnh nhân ung thư từ Y học chính xác (Tạp chí y học Việt nam Tập 470 tháng 9/2018, Vị thế của phòng xét nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Vai trò hỗ trợ lâm sàng của phòng xét nghiêm (Tạp chí Y học Việt Nam Tập 496 tháng 11/2020).
Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
- 2006 : Nhà Giáo Nhân Dân.
- Tổng hôi Y học Việt Nam vinh danh “Trí thức tiêu biểu” năm 2019.
- Trường Đại học Y Hà Nội vinh danh “Trí thức tiêu biểu có nhiều đóng góp cho Trường Đại học Y Hà Nội” ngày 27/2/2020.

Chân dung những nhà khoa học nữ VN đạt giải thưởng Kovalevskaia

Các cá nhân và tập thể vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2019 đều đã có cả chục năm bền bỉ theo đuổi nghiên cứu khoa học theo các chuẩn mực quốc tế và với những mục đích cao đẹp nhằm phụng sự cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng yếm thế.

Phòng Thí nghiệm Cúm: Tự tích lũy, học hỏi và mở rộng quan hệ quốc tế

Tập thể được tôn vinh cho giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 là đội ngũ các nhà khoa học nữ Phòng Thí nghiệm Cúm (Khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) với các nghiên cứu nhằm giảm gánh nặng bệnh tật do dịch bệnh cúm, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Phòng thí nghiệm có 12 cán bộ khoa học, trong đó có 9 nhà khoa học nữ (chiếm 75% nhân lực) gồm: PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai; TS. Hoàng Vũ Mai Phương; PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng; ThS. Lê Thị Thanh; ThS. Ứng Thị Hồng Trang; ThS. Nguyễn Phương Anh; ThS. Trần Thị Thu Hương; cử nhân Phạm Thị Hiền; cử nhân Hoàng Thu Hương.
Trong các gương mặt đó, PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai là người từng được nhận giải thưởng Nữ khoa học trẻ châu Á năm 2009; và PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng chính là nhà khoa học nữ đầu tiên nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu vào vào năm 2019.
Phòng thí nghiệm Cúm được xây dựng từ những năm 2003, khi dịch SARS xảy ra và Việt Nam là nước đầu tiên thông báo với Tổ chức Y tế thế giới về căn bệnh mới với triệu chứng viêm phổi không điển hình, tiến triển nhanh và lây truyền mạnh, tỷ lệ tử vong cao. Thời điểm đó, nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Hô hấp, đứng đầu là PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, trực tiếp tham gia điều tra, thu thập mẫu, tiến hành chẩn đoán các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm đầu tiên được điều trị tại Bệnh viện Việt-Pháp bằng phương pháp sinh học phân tử (3/2003).

Vinh danh trí thức 2022: TS. KS. Nguyễn Tiến Hóa

TS. KS. Nguyễn Tiến Hóa chủ trì biên soạn 02 giáo trình giảng dạy Đại học môn học Quản lý dự án đầu tư và Thẩm định dự án đầu tư cho Trường Đại học Hải Dương.

Chủ tịch Hội Xây dựng tỉnh Hải Dương
Ngày sinh: 17/10/1953

Đọc nhiều nhất

Tin mới