Vinatex ước thiệt hại lên đến 1.000 tỷ đồng vì Covid-19

(Kiến Thức) - Tập đoàn Vinatex cho rằng nếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 5, và kinh tế phục hồi từ tháng 6/2020 thì ước tính ngành dệt may thiệt hại 11.000 tỷ đồng, và Tập đoàn sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng.
 

Ngày 25/3, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến 22 đơn vị trọng yếu và cơ quan điều hành Tập đoàn để xem xét, nhận định tình hình khẩn cấp và đề ra giải pháp giữa đại dịch Covid-19.

Trong thời gian từ trung tuần tháng 3 liên tiếp có những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết các đơn vị thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5. Thương hiệu càng cao thì tỷ lệ cắt giảm hàng càng lớn, và chưa có tín hiệu nào về thời gian phục hồi.

Dự đoán tình hình thị trường nội địa cũng sẽ sụt giảm khi kinh tế tăng chậm. Trong khi đó, Trung Quốc đã hoạt động trở lại, và cầu thị trường thấp sẽ dẫn tới một đợt giảm giá mạnh toàn cầu, dự kiến giá giảm trên 20%.

Tình hình này dẫn đến áp lực lớn lên các doanh nghiệp ngành Dệt may Việt Nam (DMVN) cả về tài chính và lao động. Nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, khả năng nhiều Doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4.

Lao động thiếu việc làm từ 30% tới 50% trong tháng 4 và tháng 5. Thiệt hại ước tính với ngành DMVN lên tới trên 5.000 tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5 (riêng Vinatex ước tính thiệt hại 403 tỷ đồng); và nếu tình hình kéo dài thêm thì mỗi tháng ngành sẽ thiệt hại tới 3.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ngành DMVN nhập khẩu khoảng 1,5 tỷ USD nguyên liệu/tháng (Vinatex nhập khoảng 120 triệu USD nguyên liệu/tháng), nếu giả thiết khách hủy 20% đơn hàng thì sẽ Ngành có 300 triệu USD vật tư đã nhập về nhưng không được sử dụng (Tập đoàn là 24 triệu USD), tiềm ẩn thành hàng tồn kho khó luân chuyển.

Ước đến hết năm 2020, số hàng tồn kho trong hai tháng 4 và tháng 5 của toàn ngành sẽ mất 50% giá trị, tương ứng khoảng 300 triệu USD (Tập đoàn mất khoảng 24 triệu USD).

Tập đoàn đưa ra giả thiết, nếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 5, và kinh tế phục hồi từ tháng 6/2020 thì ước tính ngành DMVN thiệt hại 11.000 tỷ đồng, và Tập đoàn sẽ thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng.

Vinatex uoc thiet hai len den 1.000 ty dong vi Covid-19
 Ông Lê Tiến Trường – Tổng Giám đốc Vinatex điều hành họp trực tuyến.

Trong cuộc họp trực tuyến, các giải pháp trọng tâm mà Vinatex đặt ra cho 22 đơn vị trọng yếu gồm tận dụng cơ hội tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu sản phẩm phòng dịch như khẩu trang, quần áo y tế dùng vải kháng khuẩn, quần áo dùng một lần từ vải không dệt; Áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, giảm giờ làm xuống còn khoảng 32h-40h/tuần, làm việc luân phiên, trên cơ sở thảo luận thống nhất với người lao động.

Tập trung tuyên truyền cho người lao động về khó khăn bất khả kháng, cùng chia sẻ với Doanh nghiệp để vượt khó; Tiết giảm chi phí, hoãn đầu tư, giảm lương khối gián tiếp tương ứng với công nhân trực tiếp; Xin miễn, hoãn đóng BHXH, BH thất nghiệp, phí công đoàn…

Về cấp Tập đoàn cần kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành trong tháng 3/2020 cho phép được xuất khẩu khẩu trang, trang phục phòng dịch; Miễn, giảm, hoãn các loại bảo hiểm, thuế, tiền thuê đất, chính sách sử dụng quỹ BH thất nghiệp hỗ trợ người lao động thiếu việc làm.

Các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cho ân hạn các khoản phải trả dài hạn đến hạn năm 2020, kéo dài thời gian khoản nợ ngắn hạn lên 11 tháng, không giảm hạn mức, không chuyển loại nợ, cho vay trả lương cho đối tượng bị thiếu việc; Làm đầu mối tiếp nhận đơn hàng từ Chính phủ Việt Nam và các nước về sản phẩm phòng dịch, tổ chức phân phối cho các đơn vị có nhu cầu may.

Quản lý, điều phối tối đa công suất vải kháng khuẩn dệt kim của 5 công ty (Dệt Kim Đông Xuân, Dệt Kim Hanosimex, Dệt May Nha Trang, Dệt May Huế, Dệt Kim Đông Phương); vải dệt thoi kháng nước, kháng khuẩn của Dệt Kim Đông Phương, Đầu tư Phát triển Vinatex và Việt Thắng; Thực hiện các thủ tục đăng ký hợp chuẩn sản phẩm y tế bao gồm cả trang phục y tế.

Tại cuộc họp, Ban Lãnh đạo Tập đoàn cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho Người Đại diện vốn Tập đoàn tại 22 đơn vị trọng yếu và thành lập 5 nhóm công tác để nhanh chóng triển khai các giải pháp được Tập đoàn đưa ra, với tinh thần tập trung cao, xử lý quyết liệt, động viên và thông tin kịp thời cho đội ngũ CBCNV đảm bảo giữ ổn định Tập đoàn trong thời điểm vô cùng khó khăn, chưa từng có tiền lệ này.

Tận mục một ngày của công nhân giày da Campuchia

(Kiến Thức) - Mỗi buổi sáng, Khen Srey Touch lại bắt xe tải tới nhà máy giày thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan để làm việc. Với công việc hiện tại, cô kiếm được 240 USD mỗi tháng và là trụ cột của gia đình.

Theo hãng thông tấn Reuters, mỗi buổi sáng, Khen Srey Touch lại bắt xe tải tới nhà máy giày thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan để làm việc. (Nguồn ảnh: Reuters)
Theo hãng thông tấn Reuters, mỗi buổi sáng, Khen Srey Touch lại bắt xe tải tới nhà máy giày thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan để làm việc. (Nguồn ảnh: Reuters)
“Tôi đang là trụ cột của gia đình”, bà bầu Khen chia sẻ với phóng viên Reuters. Được biết, với công việc hiện tại làm 6 tiếng một ngày và 6 ngày trong tuần, cô kiếm được khoảng 240 USD mỗi tháng. Ảnh: Khen và cậu con trai 4 tuổi.
“Tôi đang là trụ cột của gia đình”, bà bầu Khen chia sẻ với phóng viên Reuters. Được biết, với công việc hiện tại làm 6 tiếng một ngày và 6 ngày trong tuần, cô kiếm được khoảng 240 USD mỗi tháng. Ảnh: Khen và cậu con trai 4 tuổi. 
Sau khi tan làm vào chiều tối, Khen trở về nhà để nấu bữa tối cho gia đình. Ảnh: Khen mua đồ ăn tại một khu chợ bên ngoài khu công nghiệp Complete Honour Footwear Industrial nơi cô làm việc ở thủ đô Phnom Penh.
 Sau khi tan làm vào chiều tối, Khen trở về nhà để nấu bữa tối cho gia đình. Ảnh: Khen mua đồ ăn tại một khu chợ bên ngoài khu công nghiệp Complete Honour Footwear Industrial nơi cô làm việc ở thủ đô Phnom Penh.
Được biết, Khen Srey Touch là một trong hàng nghìn công nhân làm việc trong ngành dệt may ở Campuchia.
Được biết, Khen Srey Touch là một trong hàng nghìn công nhân làm việc trong ngành dệt may ở Campuchia
Các công nhân xuống xe khi tới nơi làm việc.
 Các công nhân xuống xe khi tới nơi làm việc.
Một người giám sát của đội may hướng dẫn các công nhân trước khi họ bắt đầu vào ca làm việc.
Một người giám sát của đội may hướng dẫn các công nhân trước khi họ bắt đầu vào ca làm việc. 
Một số công nhân ngồi ăn sáng tại khu chợ bên ngoài nhà máy trước khi vào làm việc.
Một số công nhân ngồi ăn sáng tại khu chợ bên ngoài nhà máy trước khi vào làm việc. 
Nữ công nhân trèo qua cửa sổ trở về nơi làm việc sau giờ ăn trưa.
 Nữ công nhân trèo qua cửa sổ trở về nơi làm việc sau giờ ăn trưa.
Các nữ công nhân hăng say làm việc theo dây chuyền sản xuất.
 Các nữ công nhân hăng say làm việc theo dây chuyền sản xuất.
Những đôi giày sau khi được hoàn thiện.
Những đôi giày sau khi được hoàn thiện. 
Khen Srey Touch miệt mài với công việc của mình.
 Khen Srey Touch miệt mài với công việc của mình.
Một nữ công nhân tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ trưa.
  Một nữ công nhân tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ trưa.
Giấc ngủ trưa ngon lành của một nữ công nhân Campuchia tại nhà máy giày.
Giấc ngủ trưa ngon lành của một nữ công nhân Campuchia tại nhà máy giày.
Nhiều công nhân chờ bắt xe trở về nhà sau một ngày làm việc.
 Nhiều công nhân chờ bắt xe trở về nhà sau một ngày làm việc.

Mời độc giả xem video: Rác thải điện tử - mối nguy hại lớn ở châu Á (nguồn VTC14)

Thông tin "Hoa Kỳ ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam" là không chính xác

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc khẳng định Chính phủ Hoa Kỳ không có chủ trương tạm thời ngừng nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Thong tin
Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. (Ảnh: Đỗ Phương Anh/TTXVN) 
Liên quan đến thông tin cho rằng Chính phủ Hoa Kỳ đang áp dụng chính sách tạm thời ngừng nhập khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc khẳng định đây là thông tin không chính xác.

Cận cảnh hàng nghìn m2 đất sạt lở do doanh nghiệp “tận hủy” tài nguyên cát trên sông Lô

(Kiến Thức) - Cách một đoạn sông Lô, đoạn chảy qua địa bàn xã Bình Phú (huyện Phù Ninh, Phú Thọ) lại xuất hiện dày đặc các tàu quốc cát hoạt động rầm rộ. Điển hình là khu vực gần mỏ khai thác của Công ty CP Thái Sơn E&C - chi nhánh Phú Thọ.

Can canh hang nghin m2 dat sat lo do doanh nghiep “tan huy” tai nguyen cat tren song Lo
 Nhiều người dân ở khu 3 Tử Đà thuộc xã Bình Phú (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) cho biết, nhiều năm qua, các doanh nghiệp rầm rộ kéo nhau về đây tìm mọi cách để được khai thác cát trên sông Lô khiến cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân địa phương bị đảo lộn, luôn trong tình trạng lo lắng, bất an. Điển hình là hoạt động khai thác cát của Công ty CP Thái Sơn E&C - chi nhánh tại Phú Thọ.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.