Việt, Nga tăng cường hợp tác hải quân

Việt Nam - Nga thống nhất trong thời gian tới cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực hải quân.

Việt, Nga tăng cường hợp tác hải quân
Sáng 10/10, tại Hà Nội đã diễn ra Kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban liên Chính phủ Việt-Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự. Kỳ họp được tiến hành dưới sự đồng chủ trì của Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Phân ban Việt Nam, và ông Dzirkaln V.K, Phó giám đốc cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga, Chủ tịch Phân ban Nga.
Phó giám đốc cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga Dzirkaln V.K và Thượng tướng Trương Quang Khánh.
 Phó giám đốc cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga Dzirkaln V.K và Thượng tướng Trương Quang Khánh.
Trong cuộc gặp trước khi bước vào Kỳ họp, Thượng tướng Trương Quang Khánh nhiệt liệt chào mừng ông Dzirkaln V.K và các thành viên trong đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Về phần mình, ông Dzirkaln V.K đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới Thượng tướng Trương Quang Khánh và lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc.
Tại Kỳ họp, Thượng tướng Trương Quang Khánh và ông Dzirkaln V.K đã cùng kiểm điểm, đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng song phương thời gian vừa qua. Theo đó, hai bên hài lòng với kết quả hợp tác vừa qua, nhất trí cho rằng hợp tác quốc phòng tiếp tục thể hiện vai trò trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga. Hai bên đang nỗ lực triển khai các thỏa thuận hợp tác về Hải quân, đào tạo, đối thoại chiến lược quốc phòng, nghiên cứu khoa học cũng như trao đổi đoàn các cấp.
Nga đang thực hiện đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 cho Việt Nam. Ảnh minh họa
 Nga đang thực hiện đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 cho Việt Nam. Ảnh minh họa
Trong năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam và Nga. Thông qua các chuyến thăm, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã thống nhất các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương đi vào chiều sâu, hiệu quả và thể hiện mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ trong hợp tác kỹ thuật quân sự.
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác kỹ thuật quân sự song phương phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga, Thượng tướng Trương Quang Khánh và ông Dzirkaln V.K đều cho rằng, trong thời gian tới, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực hải quân, đào tạo, đối thoại chiến lược, nghiên cứu khoa học, trao đổi đoàn.
Hai bên nhấn mạnh, lực lượng Hải quân hai nước tiếp tục triển khai hiệu quả “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng hai nước về hợp tác trong lĩnh vực Hải quân”. Ngoài ra, hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật công nghệ quân sự cũng cần được chú trọng hơn nữa.

Chiến hạm Gepard Nga khác Gepard Việt Nam điểm nào?

Chiến hạm Gepard Nga khác Gepard Việt Nam điểm nào?
Chiến hạm lớp Gepard (Project 11661) do các nhà thiết kế Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 1990. Trước khi thực hiện hợp đồng đóng tàu Gepard cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, từ năm 1993, nhà máy Zelenodolsk đã đóng 2 chiếc tàu trang bị cho Hải quân Nga. Trong ảnh là 2 tàu chiến Gepard (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Tiểu Hạm đội Caspian.
Chiến hạm lớp Gepard (Project 11661) do các nhà thiết kế Nga nghiên cứu phát triển từ những năm 1990. Trước khi thực hiện hợp đồng đóng tàu Gepard cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, từ năm 1993, nhà máy Zelenodolsk đã đóng 2 chiếc tàu trang bị cho Hải quân Nga. Trong ảnh là 2 tàu chiến Gepard (Project 11661K) mang tên Tatarstan (691) và Dagestan (693) thuộc biên chế Tiểu Hạm đội Caspian.

Nhìn chung, các chiến hạm Gepard của Hải quân Nga so với Việt Nam có kích thước tương đương nhau. Điểm khác biệt tập trung chủ yếu về hệ thống vũ khí, cách bố trí vũ khí.
Nhìn chung, các chiến hạm Gepard của Hải quân Nga so với Việt Nam có kích thước tương đương nhau. Điểm khác biệt tập trung chủ yếu về hệ thống vũ khí, cách bố trí vũ khí.

Đằng sau tháp pháo AK-176, tàu Gepard mang tên Tatarstan (Nga) được trang bị hệ thống pháo phòng không AK-630. Trong khi đó, tàu Gepard Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái) trang bị hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU.
Đằng sau tháp pháo AK-176, tàu Gepard mang tên Tatarstan (Nga) được trang bị hệ thống pháo phòng không AK-630. Trong khi đó, tàu Gepard Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái) trang bị hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU.

Trong khi hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 của tàu Gepard Việt Nam bố trí chéo ở giữa thân tàu (ảnh nhỏ, góc trái). Về phía tàu Gepard Tatarstan (Nga) thì lại đặt dọc ở hai bên thân tàu. Ngoài ra, hệ thống phòng không chính của Gepard Nga không sử dụng Palma-SU mà dùng tên lửa phòng không tầm thấp Osa-M kiểu cũ.
Trong khi hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 của tàu Gepard Việt Nam bố trí chéo ở giữa thân tàu (ảnh nhỏ, góc trái). Về phía tàu Gepard Tatarstan (Nga) thì lại đặt dọc ở hai bên thân tàu. Ngoài ra, hệ thống phòng không chính của Gepard Nga không sử dụng Palma-SU mà dùng tên lửa phòng không tầm thấp Osa-M kiểu cũ.

Chiếc tàu Gepard Project 11661K thứ hai của Nga mang tên Dagestan (693) thậm chí còn khác nhiều hơn so với tàu Việt Nam.
Chiếc tàu Gepard Project 11661K thứ hai của Nga mang tên Dagestan (693) thậm chí còn khác nhiều hơn so với tàu Việt Nam.

Ở đằng sau tháp pháo của Dagestan không có hệ thống pháo hay tên lửa phòng không so với tàu Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái).
Ở đằng sau tháp pháo của Dagestan không có hệ thống pháo hay tên lửa phòng không so với tàu Việt Nam (ảnh nhỏ, góc trái).

Thay vào đó, hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU được đưa ra phía sau boong tàu (dấu đỏ).
Thay vào đó, hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp Palma-SU được đưa ra phía sau boong tàu (dấu đỏ).

Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan cũng không dùng loại tên lửa Kh-35 Uran mà trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (trong ảnh).
Hệ thống tên lửa hành trình chống tàu của Gepard Dagestan cũng không dùng loại tên lửa Kh-35 Uran mà trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK (8 quả) đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (trong ảnh).

Hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) đặt ở ngay phía sau tháp pháo AK176, trước tháp chỉ huy.
 Hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) đặt ở ngay phía sau tháp pháo AK176, trước tháp chỉ huy.

Hệ thống tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK đạt tầm bắn tới 300km, xa hơn nhiều so với tên lửa Uran. Đồng thời,với tốc độ vượt âm, Kaliber NK sẽ khiến đối thủ khó có đủ thời gian phản ứng đối phó và dễ dàng bị tiêu diệt. Trong ảnh là tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.
Hệ thống tên lửa chống tàu siêu thanh Kaliber NK đạt tầm bắn tới 300km, xa hơn nhiều so với tên lửa Uran. Đồng thời,với tốc độ vượt âm, Kaliber NK sẽ khiến đối thủ khó có đủ thời gian phản ứng đối phó và dễ dàng bị tiêu diệt. Trong ảnh là tàu Dagestan phóng tên lửa chống tàu Kaliber NK trong một cuộc tập trận.

Tàu Gepard hoàn toàn có khả năng mang tên lửa chống tàu phóng theo phương thẳng đứng mạnh mẽ hơn. Như vậy, ta có quyền hy vọng 2 chiếc tàu Gepard đang đóng thêm cho Việt Nam sẽ trang bị loại tên lửa như vậy.
Tàu Gepard hoàn toàn có khả năng mang tên lửa chống tàu phóng theo phương thẳng đứng mạnh mẽ hơn. Như vậy, ta có quyền hy vọng 2 chiếc tàu Gepard đang đóng thêm cho Việt Nam sẽ trang bị loại tên lửa như vậy.

Hai tàu Tatarstan và Dagestan đều không thiết kế sân đáp trực thăng ở đuôi tàu, trong khi tàu Gepard Việt Nam có sân đáp (ảnh nhỏ, góc trái).
Hai tàu Tatarstan và Dagestan đều không thiết kế sân đáp trực thăng ở đuôi tàu, trong khi tàu Gepard Việt Nam có sân đáp (ảnh nhỏ, góc trái).

Hệ thống điều khiển của tàu Gepard Nga và Việt Nam chắc chắn có sự khác biệt. Nhưng điều này là khá khó để phân biệt đích xác.
Hệ thống điều khiển của tàu Gepard Nga và Việt Nam chắc chắn có sự khác biệt. Nhưng điều này là khá khó để phân biệt đích xác.

Việt Nam muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Pháp

Trong buổi tiếp Đại sứ Pháp, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với nước Pháp.

Việt Nam muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Pháp

Việt, Hàn hợp tác phát triển công nghiệp quốc phòng

(Kiến Thức) - Trong thời gian tới, Việt Nam và Hàn Quốc bắt tay vào việc phối hợp phát triển công nghiệp quốc phòng.

Việt, Hàn hợp tác phát triển công nghiệp quốc phòng

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.