Việt Nam trúng cử Phó Chủ tịch một ủy ban then chốt của UNESCO

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 18 của UNESCO diễn ra ở thành phố Kasane (Cộng hòa Boswana), Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Ủy ban, đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngày 8/12, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 18 của Uỷ ban liên chính phủ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra ở thành phố Kasane (Cộng hòa Boswana), Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Ủy ban, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là lần thứ 2 Việt Nam là thành viên của cơ quan điều hành Công ước 2003, sau nhiệm kỳ đầu tiên từ 2006-2010.
Viet Nam trung cu Pho Chu tich mot uy ban then chot cua UNESCO
Đoàn Việt Nam tham dự tại phiên họp thứ 18 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003. Ảnh: TTXVN phát 
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn lời Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, cho biết trong năm nay Việt Nam đã đón nhận nhiều tin vui trong hợp tác với tổ chức UNESCO, tiêu biểu như việc Việt Nam được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, được bầu vào Ủy ban Di sản Thế giới; Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được ghi danh là di sản thiên nhiên thế giới; thành phố Đà Lạt, Hội An tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo; Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO ra Nghị quyết cùng kỷ niệm 300 năm ngày sinh và dự kiến có thể có thêm một số thành phố của Việt Nam tham gia mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu…
Theo Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, việc Việt Nam thêm lần nữa được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch một trong những cơ quan chuyên môn then chốt của UNESCO đã khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, cho thấy sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của Việt Nam tại UNESCO, cũng như ghi nhận đóng góp tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, góp phần vào thúc đẩy vai trò của văn hóa và di sản cho sự phát triển bền vững, bao trùm và tự cường ở tầm quốc gia, khu vực và toàn cầu. Đây cũng là một minh chứng nữa về việc Việt Nam đã triển khai thành công đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện theo đúng tinh thần Nghị quyết lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Với tư cách Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc hoàn thiện, triển khai các mục tiêu và ưu tiên của Công ước 2003, nâng tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể như một động lực cho phát triển bền vững, đa dạng văn hóa, sáng tạo và đối thoại giữa các nền văn hóa, gắn kết xã hội, tăng cường sự tham gia của cộng đồng, phụ nữ và giới trẻ.
Kỳ họp lần thứ 18 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 diễn ra từ ngày 4 - 9/12, với sự tham dự của hơn 500 đại biểu và quan sát viên từ 24 quốc gia thành viên Ủy ban, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về văn hóa và nghệ thuật. Đoàn Việt Nam có ông Đào Quyền Trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Ủy viên thư ký Ban thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, cùng đại diện Ban thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và ông Phạm Cao Quý, Phó Trưởng phòng, Cục Di sản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham dự với tư cách chuyên gia.
Tại kỳ họp, các thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 đã thông qua ghi danh 56 hồ sơ mới vào danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể; đánh giá công tác triển khai Công ước 2003 tại các quốc gia thành viên ở khu vực Arab; thảo luận và thông qua cơ chế đơn giản hóa quy trình xây dựng hồ sơ đề cử; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập Công ước 2003; và bầu cử một số chức danh điều hành của Ủy ban.
Viet Nam trung cu Pho Chu tich mot uy ban then chot cua UNESCO-Hinh-2
 Quang cảnh phiên họp lần thứ 18 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Ảnh: TTXVN phát
Ông Đào Quyền Trưởng cho biết Đoàn Việt Nam đã tham gia chủ động và tích cực vào các nội dung của kỳ họp. Ban thư ký và các quốc gia thành viên Công ước 2003 đánh giá cao chính sách, chiến lược và các biện pháp thiết thực của Việt Nam trong phát huy vai trò của di sản văn hóa phi vật thể như động lực cho phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa-xã hội, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Những chia sẻ về nỗ lực của Việt Nam trong việc nghiên cứu tích hợp từ sớm nhiều nội dung của Công ước 2003 vào Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam được quốc tế đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, 15 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và 534 Di sản trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đều có các đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị với sự tham gia chặt chẽ của cộng đồng, trách nhiệm của các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương đã trở thành kinh nghiệm tốt cho các quốc gia thành viên.
Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 gồm 24 thành viên, là cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, quyết định những vấn đề then chốt liên quan tới công nhận các di sản văn hóa phi vật thể, phân bổ kinh phí hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở các nước; quyết định chính sách, định hướng phát triển của Công ước 2003. Kỳ họp lần thứ 19 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 dự kiến sẽ được tổ chức tại Paraguay vào tháng 12/2024 và sẽ xem xét hồ sơ đề cử “Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam” của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Liên hiệp các Câu lạc bộ và Hội UNESCO Châu Á - Thái Bình Dương

Ngày 2/4/2023 tại thành phố Almaty, Kazakhstan, kỳ họp lần thứ 26 của Ban Chấp hành Liên hiệp các Câu lạc bộ và Hội UNESCO Châu Á - Thái Bình Dương AFUCA đã diễn ra với sự tham gia của 13 nước thành viên.

Cuộc họp đã nghe báo cáo của các quốc gia thành viên AFUCA giai đoạn 2021-2022, tổng kết, đánh giá các hoạt động của AFUCA giai đoạn 2021-2022, thông qua sửa đổi bổ sung Điều lệ AFUCA, tiến hành bầu các vị trí lãnh đạo của AFUCA nhiệm kỳ mới, và thảo luận một số nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Thế giới lần thứ 10 của Liên hiệp các Câu lạc bộ, Trung tâm, Hội UNESCO Thế giới. Tại cuộc họp, báo cáo của đoàn Việt Nam được đánh giá cao, gây ấn tượng mạnh với nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, thiết thực trên các lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục và thông tin truyền thông, là các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO.
Viet Nam duoc bau lam Pho Chu tich Lien hiep cac Cau lac bo va Hoi UNESCO Chau A - Thai Binh Duong
 Đại biểu đại diện các Hiệp hội quốc gia thành viên AFUCA chụp hình lưu niệm. Ảnh: Ngaynay.
Trong khuôn khổ cuộc họp, ông Trần Văn Mạnh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Ngày Nay đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Liên hiệp các Câu lạc bộ và Hội UNESCO Châu Á – Thái Bình Dương AFUCA. Việc Việt Nam được giao đảm nhiệm chức vụ này cho thấy vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong phong trào UNESCO phi chính phủ.
Viet Nam duoc bau lam Pho Chu tich Lien hiep cac Cau lac bo va Hoi UNESCO Chau A - Thai Binh Duong-Hinh-2
 Quang cảnh Kỳ họp lần thứ 26 của Ban Chấp hành AFUCA ngày 02-4-2023 tại Almaty, KKazakstan. Ảnh: Ngaynay.
Trong 27 năm là thành viên chính thức của AFUCA, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những Hiệp hội quốc gia hoạt động mạnh và đa dạng nhất khu vực, với nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả cho phong trào UNESCO phi chính phủ. Việt Nam cũng đã từng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch AFUCA từ năm 1999 đến năm 2004.
Viet Nam duoc bau lam Pho Chu tich Lien hiep cac Cau lac bo va Hoi UNESCO Chau A - Thai Binh Duong-Hinh-3
 Ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Ngày Nay tại cuộc họp. Ảnh: Ngaynay.
Việt Nam với cương vị là Phó Chủ tịch AFUCA, sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Phong trào UNESCO phi chính phủ thế giới và khu vực, qua đó góp phần thúc đẩy các mục tiêu và lý tưởng cao đẹp của tổ chức UNESCO.
Viet Nam duoc bau lam Pho Chu tich Lien hiep cac Cau lac bo va Hoi UNESCO Chau A - Thai Binh Duong-Hinh-4
(Từ trái qua phải) Ban lãnh đạo mới của AFUCA Kazakhstan (Nguyên Chủ tịch), Nepal (Phó Chủ tịch), Hàn Quốc (Tân Chủ tịch), Việt Nam (Phó Chủ tịch), Nhật Bản (Tổng Thư ký). Ảnh: Ngaynay.

Ngắm vẻ đẹp tấm thảm dệt Ngày tận thế được UNESCO vinh danh

Lâu đài Angers ở Pháp được nhiều người biết đến là nơi trưng bày tấm thảm dệt Ngày tận thế dài hơn 100m, cao 4,5m. Tấm thảm mới được UNESCO đưa vào danh sách Ký ức của Thế giới.

Ngam ve dep tam tham det Ngay tan the duoc UNESCO vinh danh
 Tấm thảm dệt Ngày tận thế được trưng bày tại lâu đài Angers thuộc tỉnh Maine-et-Loire, miền Tây nước Pháp. Vào ngàu 24/5 vừa qua, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa tấm thảm Ngày tận thế vào danh sách Ký ức của Thế giới. Danh sách Ký ức của Thế giới là nơi tập hợp khoảng 500 di sản, tư liệu mang ý nghĩa quốc tế và giá trị phổ quát nổi bật toàn thế giới.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.