Việt Nam thử nghiệm tàu tên lửa Molniya tự đóng

(Kiến Thức) - Nhà máy đóng tàu Ba Son đã bắt đầu thử nghiệm tàu hộ tống tên lửa Project 12418 Molniya đóng trong nước theo giấy phép từ Nga.

Việt Nam thử nghiệm tàu tên lửa Molniya tự đóng
Theo ARMS-TASS, Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm các tàu tên lửa Project 12418 Molniya được doanh nghiệp đóng tàu quốc gia xây dựng theo giấy phép sản xuất của Nga.
"Hai tàu đầu tiên được đóng tại Việt Nam bắt đầu bước vào thử nghiệm”, Tổng Giám đốc Nhà máy đóng tàu Rybinsk Vympel Oleg Belkov cho biết.
Ông này cho biết thêm rằng, hai tàu tiếp theo của Việt Nam đang lắp đặt thiết bị và hai tàu khác tiếp tục việc đóng thân tàu.
Một trong 2 tàu Molniya đầu tiên do Việt Nam tự đóng.
Một trong 2 tàu Molniya đầu tiên do Việt Nam tự đóng.
"Sau kết quả thử nghiệm 2 tàu tên lửa tàu đầu tiên, phía Việt Nam sẽ thông qua quyết định việc sản xuất 4 tàu lớp Molnya nữa”, ông Oleg Belkov nói. Như vậy, tổng cộng có thể Việt Nam sẽ đóng 8 chiếc Molnya. Trước đó, ông Belkov từng tiết lộ rằng Việt Nam sẽ đóng khoảng 10 chiếc loại này.
Cũng theo ông này, nhà máy đóng tàu Vympel đang giúp đỡ Việt Nam đóng các tàu tên lửa lớp Molnya Project 12418. Toàn bộ quá trình đóng tàu đều được các kỹ sư của Cục thiết kế biển trung tâm Almaz từ Saint Peteburg và nhà máy đóng tàu Vympel giám sát về mặt kỹ thuật.
Quá trình cung cấp thiết bị (phụ tùng, linh kiện) để đóng tàu cho phía Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 2010 trong khuôn khổ một bản hợp đồng trị giá 30 triệu USD, và sẽ kéo dài đến năm 2016.
Tàu tên lửa Molnya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương
Việt Nam trước đó đã mua 2 chiếc Molniya từ Nga và đang phục vụ tại Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân.
 Việt Nam trước đó đã mua 2 chiếc Molniya từ Nga và đang phục vụ tại Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân.
Molnya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Cụ thể, Molnya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km, trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molnya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.

Chiêm ngưỡng các loại vũ khí hiện đại “made in Vietnam”

Chiêm ngưỡng các loại vũ khí hiện đại “made in Vietnam”
Một trong những lĩnh vực gặt hái những thành công vang dội nhất của công nghiệp quốc phòng Việt Nam là đóng tàu chiến cho hải quân và cảnh sát biển.
 Một trong những lĩnh vực gặt hái những thành công vang dội nhất của công nghiệp quốc phòng Việt Nam là đóng tàu chiến cho hải quân và cảnh sát biển. 

Báo TQ quan tâm nhiều tới tàu chiến Molniya Việt Nam

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) lại vừa tiếp tục đăng tải hình ảnh liên quan tới tàu cao tốc tên lửa Project 12418 Molniya của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Báo TQ quan tâm nhiều tới tàu chiến Molniya Việt Nam
Trong thời gian gần đây, Thời báo Hoàn Cầu đăng tải nhiều bức ảnh về các hệ thống vũ khí hiện đại của Quân đội Việt Nam (như tiêm kích Su-30, tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P, tên lửa phòng không S-300, tàu hộ vệ Gepard 3.9, tàu tên lửa nhỏ Molniya/Tarantul). Điều này thể hiện sự quan tâm lớn của báo giới Trung Quốc tới sự phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mới đây, Hoàn Cầu lại tiếp tục đăng tải thêm các hình ảnh về tàu cao tốc tên lửa Project 12418 Molniya (trong ảnh) và Project 1241RE Tarantul có trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
 Trong thời gian gần đây, Thời báo Hoàn Cầu đăng tải nhiều bức ảnh về các hệ thống vũ khí hiện đại của Quân đội Việt Nam (như tiêm kích Su-30, tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P, tên lửa phòng không S-300, tàu hộ vệ Gepard 3.9, tàu tên lửa nhỏ Molniya/Tarantul). Điều này thể hiện sự quan tâm lớn của báo giới Trung Quốc tới sự phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mới đây, Hoàn Cầu lại tiếp tục đăng tải thêm các hình ảnh về tàu cao tốc tên lửa Project 12418 Molniya (trong ảnh) và Project 1241RE Tarantul có trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Thời điểm bức ảnh được chụp này là khi mà tàu tên lửa Project 12418 Molniya đang trong quá trình chạy thử nghiệm tại Nga. Con tàu này thuộc hợp đồng mà Việt Nam ký với Nga mua 2 tàu tên lửa Project 12418 vào năm 2003. Hiện toàn bộ các tàu đã được chuyển giao từ lâu và hoạt động tích cực trong biên chế Lữ đoàn 162 Hải quân.
 Thời điểm bức ảnh được chụp này là khi mà tàu tên lửa Project 12418 Molniya đang trong quá trình chạy thử nghiệm tại Nga. Con tàu này thuộc hợp đồng mà Việt Nam ký với Nga mua 2 tàu tên lửa Project 12418 vào năm 2003. Hiện toàn bộ các tàu đã được chuyển giao từ lâu và hoạt động tích cực trong biên chế Lữ đoàn 162 Hải quân.

Tàu chiến Tarantul Nga khác gì tàu Việt Nam?

(Kiến Thức) - Tàu hộ tống tên lửa Taratul Project 1241 của Nga mạnh hơn so với biến thể xuất khẩu cho Việt Nam ở hệ thống tên lửa chống tàu mặt nước.

Tàu chiến Tarantul Nga khác gì tàu Việt Nam?
Tarantul là định danh tên lớp tàu của NATO dành cho tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ Project 1241 do Liên Xô thiết kế, hiện vẫn còn được biên chế rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó Việt Nam. Hiện nay, Hải quân Nga duy trì khá nhiều loại tàu tên lửa này (trong ảnh) trong biên chế, điểm khác của chúng so với tàu xuất khẩu cho nước ngoài (gồm cả Việt Nam) chủ yếu nằm ở hệ thống tên lửa chống tàu mặt nước.
 Tarantul là định danh tên lớp tàu của NATO dành cho tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ Project 1241 do Liên Xô thiết kế, hiện vẫn còn được biên chế rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó Việt Nam. Hiện nay, Hải quân Nga duy trì khá nhiều loại tàu tên lửa này (trong ảnh) trong biên chế, điểm khác của chúng so với tàu xuất khẩu cho nước ngoài (gồm cả Việt Nam) chủ yếu nằm ở hệ thống tên lửa chống tàu mặt nước.
Tàu Tarantul Project 1241RE xuất khẩu cho Việt Nam có lượng giãn nước toàn tải 540 tấn, dài 56m, rộng 10,5m, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị bệ phóng KT-138 trang bị 4 đạn tên lửa hành trình chống tàu P-15 Termit cải tiến (tầm bắn 80km), một pháo hải quân AK-176, 2 pháo phòng không AK-630 và một bệ tên lửa đối không tầm thấp.
 Tàu Tarantul Project 1241RE xuất khẩu cho Việt Nam có lượng giãn nước toàn tải 540 tấn, dài 56m, rộng 10,5m, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị bệ phóng KT-138 trang bị 4 đạn tên lửa hành trình chống tàu P-15 Termit cải tiến (tầm bắn 80km), một pháo hải quân AK-176, 2 pháo phòng không AK-630 và một bệ tên lửa đối không tầm thấp.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.