Việt Nam sẽ không nằm ngoài quy luật thế giới về tỷ lệ tử vong do Covid-19

“Nếu số ca mắc quá lớn, lượng bệnh nhân diễn tiến nặng, cần đặt ống nội khí quản, thở máy, hồi sức tăng lên, nguồn lực y tế của chúng ta chắc chắn không thể đảm bảo như giai đoạn trước”.

Theo số liệu thống kê từ nhiều nước trên thế giới, trung bình có khoảng 80% bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, 20% còn lại biểu hiện nặng hơn, cần sự can thiệp của y tế.

Trong 20% này, lại có 15% bệnh nhân diễn tiến nặng, phải thở oxy trở lên. Và trong 15% ca nặng sẽ có 5% nguy kịch, cần can thiệp thở máy, hồi sức tích cực.

Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do Covid-19 trên thế giới trung bình khoảng 2,1%. Tại một số nước lớn, tỷ lệ này khá cao: Mỹ: 1,78%; Anh: 2,35%; Nga: 2,49%; Đức: 2,45%; Trung Quốc: 5,02%; Nhật Bản: 1,79% (theo trang thống kê Worldometers, tính đến ngày 20/7).

Tại Việt Nam, thống kê trong các đợt dịch đầu tiên cho thấy, nước ta chỉ có khoảng 3% diễn tiến nặng. Tỷ lệ bệnh nhân nguy kịch, phải can thiêp thở máy hoặc ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo) là dưới 1%. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong tới nay theo công bố của Bộ Y tế là 0,55%. Giai đoạn đầu tiên, con số này ở nước ta thậm chí có thời điểm chỉ khoảng 0,03%, thấp hơn rất nhiều so với “mặt bằng” chung trên thế giới.

“Tuy nhiên, khi dịch lan mạnh ra cộng đồng, Việt Nam tới đây sẽ không tránh khỏi quy luật về tỷ lệ nặng và tử vong của thế giới”, ThS.BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận định khi trao đổi với VietNamNet.

Viet Nam se khong nam ngoai quy luat the gioi ve ty le tu vong do Covid-19
Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM - Ảnh: Trương Thanh Tùng 
“Việt Nam không nằm ngoài quy luật của thế giới về tỷ lệ nặng và tử vong”
Theo bác sĩ Khiêm, tỷ lệ nặng và tử vong của bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam trước nay thấp hơn thế giới bởi một số nguyên nhân.
Thứ nhất, trong giai đoạn đầu, Covid-19 phần lớn bùng phát ở các khu công nghiệp tại Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang,… Đối tượng mắc đa số là nhóm công nhân trẻ, khỏe mạnh, tỷ lệ diễn biến nặng rất thấp. Một số ổ dịch bùng phát tại cộng đồng, tuy nhiên đến một mức độ (khi số bệnh nhân chưa quá lớn) đã được khống chế.
Thứ hai, do bệnh nhân giai đoạn trước chủ yếu là thanh niên, nguy cơ diễn biến nặng thấp nên hệ thống y tế của Việt Nam chưa bị quá tải, các y bác sĩ dù vất vả vẫn có thể dành nhiều nguồn lực cho ca nặng. Một số bệnh nhân nhiều lần ngừng tuần hoàn hoặc biến chứng suy đa tạng nghiêm trọng vẫn có “kỳ tích” cứu sống.
Thế nhưng hiện nay, dịch đã lan mạnh ra cộng đồng, số ca dương tính rất lớn (gần 60.000 ca trong nước tính từ ngày 27/4 tới nay). Đối tượng nhiễm bệnh bao gồm cả người già, trẻ nhỏ, người mang bệnh mạn tính, bệnh cấp tính,…
Trong đó, nhóm cao tuổi có nguy cơ diễn biến nặng, tử vong rất cao. Một số khu vực trên thế giới, tỷ lệ tử vong của nhóm này lên tới 80-90%.
“Bên cạnh đó, khi số ca mắc quá lớn, lượng bệnh nhân diễn tiến nặng, cần đặt ống nội khí quản, thở máy, hồi sức cũng tăng lên, nguồn lực y tế của chúng ta chắc chắn không thể đảm bảo như giai đoạn trước. Đó là thực tế cần nhìn nhận”, bác sĩ Khiêm nhấn mạnh. Anh cũng bác bỏ một số ý kiến cho rằng người Việt có cơ địa khỏe mạnh, dễ thích nghi nên số ca tử vong thấp.
Nam bác sĩ cho hay, các nước lớn như Mỹ, châu Âu dù năng lực và tiềm lực y khoa rất mạnh vẫn có tỷ lệ tử vong cao thời điểm dịch bùng phát mạnh tại cộng đồng. “Việt Nam không thể thoát khỏi quy luật ấy khi số bệnh nhân quá lớn. Thậm chí, tỷ lệ tử vong của chúng ta còn có thể cao hơn nếu không kiểm soát tốt”, anh nói.
Bác sĩ Khiêm đưa ra dẫn chứng về câu chuyện ở Vũ Hán (Trung Quốc) trước đây. Khi hệ thống y tế quá tải, các bác sĩ hầu như phải “buông” những bệnh nhân thở máy vì không đủ điều kiện, nhân lực, phương tiện máy móc điều trị. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nặng, phải thở máy ở Trung Quốc có những giai đoạn lên tới 97%.
“Nếu chúng ta rơi vào tình trạng quá tải tương tự, nguy cơ ấy sẽ là trước mắt. Chưa kể dịch bệnh còn kéo dài, nhiều y bác sĩ thuộc lực lượng “quân tinh nhuệ” gần 1 năm rưỡi nay huy động liên tục qua các “điểm nóng” cũng không tránh khỏi nguy cơ kiệt sức”, bác sĩ Khiêm chia sẻ.
Chưa thể “sống chung với lũ” trong tình hình hiện tại
Theo ThS.BS Đồng Phú Khiêm, để giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng và tử vong, việc can thiệp tích cực ngay tại cộng đồng nhằm giảm số ca mắc có vai trò quan trọng nhất.
Anh cho biết, hiện một số người có quan điểm nên coi Covid-19 là dịch cúm mùa, có thể “sống chung với lũ” vì thực tế số ca tử vong không cao. Đây là quan điểm chủ quan, bởi thực tế chúng ta chưa đạt đến điều kiện “sống chung với lũ”.
“Ta chỉ có thể “sống chung với lũ” khi tìm được cách giảm thiểu gánh nặng của lũ, tức phải có áo phao, phương tiện phòng hộ ứng phó. Tương tự, trong đại dịch Covid-19, người dân chỉ có thể sống chung với virus SARS-CoV-2 nếu có “bảo hộ” để tránh nguy cơ tử vong khi mắc bệnh - chính là vắc xin phòng Covid-19.
Khi tất cả các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy cơ diễn biến nặng được tiêm vắc xin hoặc Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng, chúng ta mới có “phao” để sống với lũ”, bác sĩ phân tích.
Anh nhấn mạnh, không thể so sánh Covid-19 với cúm mùa bởi tỷ lệ nặng và tử vong khi dịch Covid-19 lan ra cộng đồng đang rất cao. Chỉ có vắc xin hoặc miễn dịch cộng đồng mới “biến” Covid-19 thành bệnh đơn giản như cúm mùa.
Bác sĩ khuyến cáo người dân nên tuân thủ các hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ Y tế, đặc biệt là thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế để ngăn dịch bệnh lây lan mạnh hơn.

Sáng 9/3, không ca mắc mới, Hà Nội và Gia Lai triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bản tin 6h ngày 9/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hôm nay, các điểm tiêm chủng ở Hải Dương, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM và BV Bệnh Nhiệt đới TW tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch, đồng thời mở rộng triển khai tiêm tại Hà Nội và tỉnh Gia Lai.

Tính từ 18h ngày 08/3 đến 6h ngày 09/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.524 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1585 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 893 ca.

Trong đó, riêng Hải Dương có 709 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca)

10 tỉnh, thành phố đã qua 24 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nội, đã tròn 3 tuần không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Hải Phòng: tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 2 tuần thành phố này không có ca bệnh COVID-19 mắc mới tại cộng đồng.

Sang 9/3, khong ca mac moi, Ha Noi va Gia Lai trien khai tiem vac xin phong COVID-19
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn giám sát công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng ngày 8/3  Ảnh:Đồ Nghệ 

Cơn “ác mộng” COVID-19 ở Ấn Độ

(Kiến Thức) - Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 400.000 ca COVID-19 trong vòng 24 giờ qua.

Con “ac mong” COVID-19 o An Do
Theo báo cáo của Bộ Y tế Ấn Độ ngày 1/5, Ấn Độ đã ghi nhận thêm hơn 400.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-2
 Đây là ngày đầu tiên Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 400.000 ca/ngày.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-3
 Ngoài ra, Ấn Độ ghi nhận thêm 3.523 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-4
Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 19,1 triệu ca nhiễm COVID-19 trong khi tổng số ca tử vong là 211.853 ca. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-5
Đáng chú ý, chỉ trong tuần qua, Ấn Độ báo cáo hơn 2,5 triệu ca nhiễm mới, chiếm hơn 43% tổng ca nhiễm trên toàn thế giới.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-6
Sự bùng phát các ca COVID-19 mới với tốc độ kinh hoàng tiếp tục gây áp lực cho hệ thống y tế của Ấn Độ, dẫn đến tình trạng thiếu giường bệnh và các nguồn cung y tế khác như oxy và thuốc men. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-7
 Nhân viên y tế làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tại một bệnh viện ở New Delhi.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-8
Nhân viên bệnh viện đưa thi thể bệnh nhân tử vong vì COVID-19 rời khỏi phòng ICU tại một bệnh viện ở thủ đô Ấn Độ. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-9
 Aanchal Sharma đau lòng sau khi chồng cô qua đời vì COVID-19 ngày 30/4.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-10
Một địa điểm hỏa táng tập thể thi thể bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi. Ảnh chụp ngày 30/4. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.