Việt Nam sắp có vắc xin ngừa sốt xuất huyết

Theo Sở Y tế TP HCM, dự kiến vắc xin sốt xuất huyết sẽ có mặt tại một số trung tâm tiêm chủng trong nước bắt đầu từ tháng 9/2024.

Ngày 17/5, Sở Y tế TP HCM cho biết, vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất (vắc xin Qdenga), được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15/5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được lưu hành tại Việt Nam. Dự kiến vắc xin sốt xuất huyết vừa được phê duyệt sẽ có mặt tại một số trung tâm tiêm chủng trong nước bắt đầu từ tháng 9/2024.
Đến nay, vắc xin do Takeda sản xuất đã được phê duyệt ở hơn 30 quốc gia, bao gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Brazil, Argentina, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Vắc xin cũng đã được phê duyệt và sử dụng cho chương trình tiêm chủng quốc gia tại Brazil và Argentina.
Viet Nam sap co vac xin ngua sot xuat huyet
Tháng 9/2024, dự kiến Việt Nam sẽ có vắc xin ngừa sốt xuất huyết - Ảnh minh họa
Vắc xin Qdenga được phát triển và sản xuất bởi Takeda Pharmaceutical Company Limited, một công ty dược phẩm đa quốc gia có trụ sở chính tại Nhật Bản. Takeda là một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới, với lịch sử hoạt động kéo dài hơn 200 năm. Công ty này tập trung vào nghiên cứu, phát triển, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm dược phẩm, vắc xin và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác.
Quá trình phát triển vắc xin Qdenga bắt đầu từ năm 2010, và vắc xin đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trước khi được phê duyệt. Vắc xin Qdenga đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe Hoa Kỳ (FDA) xem xét ưu tiên và được Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đánh giá. Việc Takeda phát triển thành công vắc xin Qdenga đã đóng góp đáng kể vào nỗ lực toàn cầu trong việc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra đang ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới.
Theo thông tin của nhà sản xuất, vắc xin Qdenga (vắc xin ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue) có thể bảo vệ chống lại cả bốn type huyết thanh của vi rút dengue (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4), được chỉ định để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở những người từ 4 tuổi trở lên, đặc biệt ở những khu vực có bệnh sốt xuất huyết lưu hành mà không cần xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm hay không nhiễm với siêu vi Dengue trước đó. Lịch tiêm gồm 2 liều, cách nhau 3 tháng.
Hiệu lực lâm sàng của Qdenga đã được đánh giá qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng pha 3, mù đôi, ngẫu nhiên đối chứng với giả dược được thực hiện tại nhiều quốc gia là trên 80% và thời gian bảo vệ lên đến 4,5 năm sau liều thứ 2. Tuy nhiên, liều nhắc lại để tăng cường miễn dịch chưa được khuyến cáo. Sau khi tiêm, một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ như đau, sưng tại chỗ tiêm và sốt nhẹ.
Theo Sở Y tế TP HCM, từ nay để phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue bên cạnh các biện pháp phòng ngừa bằng kiểm soát véc tơ truyền bệnh là diệt muỗi, liệt lăng quăng, bọ gậy… chúng ta có thêm “vũ khí mới” là vắc xin Qdenga.
Tuy nhiên, để kéo giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các biện pháp đang thực hiện như nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị và chăm sóc ở tất cả các tuyến y tế và kiểm soát véc tơ truyền bệnh như diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân sốt xuất huyết, giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏi?
Bộ Y tế dự báo số ca sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do vào mùa dịch.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Virus Dengue xâm nhập từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt từ muỗi vằn truyền bệnh, trong đó chủ yếu là do muỗi Aedes aegypti. Biến chứng sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong vì gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, dẫn đến sốc hoặc gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau.

79 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở TP HCM

Trong vòng 7 ngày, TP.HCM ghi nhận 943 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 19,7% so với trung bình 4 tuần trước.

79 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở TP HCM

TP.HCM đang có 3 dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành đáng quan tâm là sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19. Đáng chú ý, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn có xu hướng tăng cao báo động.

Trong tuần 20, từ 13/5 đến 19/5, thêm một người ngụ huyện Củ Chi tử vong do sốt xuất huyết.

Sự thật biến chứng sốt xuất huyết gây mù lòa

Sốt xuất huyết Dengue có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó người bệnh có thể bị mất thị lực do xuất huyết võng mạc.

Sự thật biến chứng sốt xuất huyết gây mù lòa
The Hindu dẫn lời Janhvi Mehta, một bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Jaslok (Ấn Độ), cho biết từng tiếp nhận một bệnh nhân 23 tuổi mất thị lực do biến chứng sốt xuất huyết Dengue.
"Ngoài sốt cao và phát ban, cô ấy bị mù đột ngột khiến gia đình rất lo lắng. Ở mắt trái, chúng tôi phát hiện thấy một vết bong võng mạc. Nói cách khác, võng mạc của bệnh nhân không đúng vị trí và có rất nhiều chất lỏng, máu tích tụ dẫn đến mất thị lực", bác sĩ Mehta kể lại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.