Việt Nam – Nhật Bản diễn tập chung ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản (JMSDF) và Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tiến hành các cuộc diễn tập cứu hộ, cứu nạn ở Biển Đông.

Tờ Bưu điện buổi sáng Hoa Nam (SCMP) đưa tin, một đơn vị của Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật Bản (JMSDF) và Hải quân Nhân dân Việt Nam vừa tiến hành các hoạt động diễn tập chung ở Biển Đông, tại Việt Nam và các vùng biển lân cận, trong ba ngày từ 16/2 đến 18/2.
Viet Nam – Nhat Ban dien tap chung o Bien Dong
Lực lượng JMSDF cùng hai máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản đã tiến hành tập trận chung với Việt Nam. Ảnh: Kyodo. 
Theo đó, một đội tàu của JMSDF cùng hai máy bay tuần tra P-3C đã được cử tới Đà Nẵng tham gia cuộc diễn tập với Hải quân Việt Nam, nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Tờ Nikkei cho biết, cuộc diễn tập Nhật Bản – Việt Nam bao gồm tình huống giải cứu một con tàu gặp nạn ở Biển Đông. Được biết, hai máy bay tuần tra P-3C của Nhật được đưa tới Đà Nẵng sau khi làm nhiệm vụ chống hải tặc ở vùng biển ngoài khơi Somalia.
Trước đó, hồi tháng 11/2015, tại buổi hội đàm ở Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cùng người đồng cấp Nhật Bản Gen Nakatani đã thống nhất về việc một tàu của JMSDF sẽ cập cảng Cam Ranh của Việt Nam. Hai bên cũng nhất trí sẽ tiến hành các cuộc diễn tập phòng thủ chung để huấn luyện cứu hộ cứu nạn…với các tình huống giả định ở Biển Đông.
Trong tuần này, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin rằng Trung Quốc đã triển khai trái phép hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mỹ cảnh báo hành động này của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.

Căng thẳng Biển Đông sẽ khiến Mỹ-Nhật-Việt xích lại gần nhau?

Căng thẳng Biển Đông đang trở thành cơ hội để 3 nước Mỹ - Nhật Bản – Việt Nam xích lại gần nhau, là nhận định của The Diplomat tuần qua.

Theo một tờ báo Nhật Bản, căng thẳng biển Đông là cơ hội các nước Viêt Nam - Mỹ - Nhật Bản sẽ xích lại gần nhau. 
The Diplomat trích dẫn báo cáo mới về triển vọng hợp tác ba bên Mỹ - Nhật- Việt. Theo đó, cơ hội hợp tác này đã nhen nhóm trong vài năm trở lại đây. Cơ hội này đang ngày càng lớn hơn khi Mỹ tuyên bố chính sách xoay trục châu Á – Thái Bình Dương và đang có những bước đi cụ thể hướng về khu vực.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.