Việt Nam - New Zealand hướng tới kim ngạch thương mại song phương 2 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhất trí mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng nông sản của nhau, hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD trong năm 2024.

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-17/11. Chiều ngày 14/11, lễ đón chính thức Thủ tướng New Zealand đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Ngay sau lễ đón, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Jacinda Ardern tại trụ sở Chính phủ.
Viet Nam - New Zealand huong toi kim ngach thuong mai song phuong 2 ty USD
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern - Ảnh: VGP/Nhật Bắc 
Tại hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Jacinda Ardern thăm chính thức Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với New Zealand, tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố quan hệ hữu nghị và Đối tác Chiến lược giữa hai nước. Thủ tướng chúc mừng New Zealand đã kiểm soát được COVID-19 và đang nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế; cảm ơn New Zealand đã kịp thời hỗ trợ vaccine và vật tư y tế trong phòng chống COVID-19.
Thủ tướng Jacinda Ardern chúc mừng những thành tựu quan trọng của Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh và nhanh chóng phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao và giữ vững được ổn định vĩ mô; khẳng định New Zealand luôn coi trọng tăng cường quan hệ với Việt Nam, một trong những đối tác chiến lược then chốt của New Zealand trong ASEAN và khu vực.
Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng về sự phát triển hiệu quả và thực chất của quan hệ song phương thời gian qua. Chương trình Hành động giai đoạn 2021-2024 để triển khai Quan hệ Đối tác chiến lược được hai bên tích cực thúc đẩy với nhiều kết quả cụ thể.
Viet Nam - New Zealand huong toi kim ngach thuong mai song phuong 2 ty USD-Hinh-2
 Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Jacinda Ardern thăm chính thức Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với New Zealand - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ; phối hợp chuẩn bị tốt cho chuyến thăm chính thức New Zealand sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; khuyến khích giao lưu nhân dân, kết nối địa phương; nghiên cứu mở thêm các khuôn khổ, cơ chế hợp tác mới.
Đánh giá hợp tác quốc phòng, an ninh, tư pháp có nhiều tiến triển tích cực, nhất là về trao đổi đoàn, triển khai các cơ chế hợp tác, đào tạo ngôn ngữ và nâng cao năng lực..., hai Thủ tướng nhất trí tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như công nghiệp quốc phòng, quân y, tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn…; xúc tiến đàm phán, tiến tới ký kết các văn kiện về dẫn độ, chuyển giao người bị kết án phạt tù, tương trợ tư pháp hình sự và dân sự.
Cho rằng hai nước còn nhiều dư địa để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thương mại, hai Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng nông sản của nhau, hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD trong năm 2024. Hai bên cũng nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do khu vực mà hai nước đều là thành viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp New Zealand đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực New Zealand có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu lớn như giáo dục-đào tạo, công nghệ chế biến, chế tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng; đồng thời đề nghị New Zealand hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại New Zealand. Thủ tướng đánh giá cao việc New Zealand tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam, đề nghị tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế, đổi mới sáng tạo.
Viet Nam - New Zealand huong toi kim ngach thuong mai song phuong 2 ty USD-Hinh-3
Thủ tướng Jacinda Ardern khẳng định New Zealand luôn coi trọng tăng cường quan hệ với Việt Nam, một trong những đối tác chiến lược then chốt của New Zealand trong ASEAN và khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc 
Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục thúc đẩy các lĩnh vực khác như giáo dục-đào tạo, du lịch, hàng không, văn hoá, du lịch, thể thao, lao động, nông-lâm-ngư nghiệp… ; đánh giá cao hai nước đã và sẽ công nhận thị trường của nhau đối với một số loại hoa quả; đánh giá cao việc ký kết các thỏa thuận hợp tác về giáo dục và hàng không dân dụng giữa hai nước nhân dịp này; nhất trí giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đàm phán, ký kết thêm các thỏa thuận hợp tác về du lịch, văn hóa…; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh... Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Ardern đã thông báo tạm thời tăng gấp đôi hạn ngạch công dân Việt Nam tham gia chương trình lao động kỳ nghỉ.
Hai bên ủng hộ việc tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Thủ tướng Jacinda Ardern khẳng định New Zealand coi trọng phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược giữa New Zealand với ASEAN và luôn ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN; tiếp tục tích cực hỗ trợ hợp tác tiểu vùng Mekong theo cơ chế "Những người bạn Mekong"; sẵn sàng phối hợp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước với các nước khu vực đảo Nam Thái Bình Dương.
Trao đổi về tình hình Biển Đông, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hoà bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thúc đẩy đối thoại, tăng cường lòng tin, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước và phát biểu với báo chí về các kết quả chính của cuộc hội đàm.

Loạt câu hỏi của Thủ tướng Phạm Minh Chính về thị trường lao động

Sáng 20/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, thị trường lao động Việt Nam tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng chưa phát triển kịp với tốc độ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tính thích ứng, chủ động, linh hoạt kém, nhất là trước những “cú sốc” như đại dịch COVID-19 vừa qua đã bộc lộ những bất cập như: áp lực giải quyết việc làm cho gần 2 triệu lao động rời khỏi thị trường lao động; tình trạng khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành, lĩnh vực, địa bàn còn tồn tại; chưa có giải pháp để nâng tầm, khai thác và thu hút lao động tại chỗ hiệu quả; tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động cho giai đoạn phục hồi và phát triển; sự thiếu hụt các kỹ năng của người lao động để duy trì việc làm hoặc chuyển đổi nghề, thích ứng với tình hình sau đại dịch; thiếu cơ sở dữ liệu điện tử trong quản lý lao động, nhu cầu kỹ năng tương lai...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo việc xây dựng sân bay Sa Pa

Thủ tướng lắng nghe và cho ý kiến chỉ đạo về những kiến nghị của tỉnh Lào Cai như hoàn thiện hệ thống đường cao tốc, xây dựng sân bay Sa Pa, khu kinh tế biên giới...

Ngày 28/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về việc triển khai, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Cùng tham dự cuộc làm việc có các đồng chí: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Đặng Xuân Phong; Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Phạm Hồng Chương, Tư lệnh Quân khu 2.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.