Việt Nam lên tiếng về thông tin Trung Quốc triển khai khinh khí cầu ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế.

Chiều 5/12, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đã đề nghị Bộ Ngoại giao cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc triển khai khinh khí cầu thu thập tin tức ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế và có những đóng góp trách nhiệm và xây dựng cho việc duy trì an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.
Viet Nam len tieng ve thong tin Trung Quoc trien khai khinh khi cau o Bien Dong
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. 
Trước đó, ngày 24/11, công ty ImageSat International (ISI) của Israel đăng trên tài khoản Twitter chính thức hình ảnh vệ tinh chụp ngày 18/11 cho thấy một vật thể có hình dạng khí cầu bay trên khu vực Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Những hình ảnh này là bằng chứng đầu tiên cho thấy Trung Quốc đã triển khai khinh khí cầu cho mục đích do thám trong khu vực.
Tại buổi họp báo, liên quan tới những diễn biến trên Biển Đông, có thông tin một số tàu hải cảnh của Trung Quốc hiện diện ở thềm lục địa của Việt Nam ngày 29/11 vừa qua.
Nói về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin: “Về việc tàu Trung Quốc đi vào vùng biển của Việt Nam, chúng tôi cần xác minh thông tin cụ thể nhưng trước hết, cần khẳng định, các lực lượng chức năng của Việt Nam luôn giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật Biển 1982 (UNCLOS)”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam cần tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982 và các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam.
Trước đó, có thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 35111 vừa quay lại vùng biển Việt Nam. Đây là con tàu mà gần đây Trung Quốc sử dụng để gây rối các hoạt động dầu khí hợp pháp của Việt Nam và Malaysia.
Xem thêm video: Việt Nam lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Biển Đông

Hòa bình và an ninh là lợi ích sống còn ở Biển Đông

Việc Trung Quốc bất chấp chủ quyền của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế để đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng nhóm tàu hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng.

Trong trả lời câu hỏi của phóng viên mới đây đề nghị bình luận về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19/7/2019 cho biết, trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta mạnh mẽ khẳng định, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Mổ xẻ mưu đồ “tranh chấp để lấn chiếm” của Trung Quốc trên biển Đông

(Kiến Thức) - Trước động thái quay trở hoạt động ở gần khu vực Tư Chính - Vũng Mây của tàu Địa chất Hải Dương 8, giới chuyên gia nhận định đây là một phần trong âm mưu "tranh chấp để lấn chiếm" của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đông.

Chưa đầy một tuần sau khi rời khỏi vùng biển Việt Nam, tàu Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại hoạt động ở gần khu vực Tư Chính - Vũng Mây. Khu vực này nằm trọn vẹn trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở (các điểm cơ sở số 3, 4 và 5 ở Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) tức là hoàn toàn thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà chính Trung Quốc đã ký kết.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.