Tin tức lan truyền một cách chóng mặt khiến bè lũ mật thám vô cùng hoảng sợ. Về sau, người ta mới biết, tên mật thám này mất mạng dưới họng súng của xạ thủ tinh nhuệ đội Quyết tử quân.
|
Các chiến sỹ chụp ảnh cùng Bác Hồ. |
Đội xạ thủ tinh nhuệ
Người xạ thủ mà chúng tôi nói tới là Đại tá Trần Tấn Quang (SN 1928, ngụ tại phường 13, quận Tân Bình, TP.HCM). Cả cuộc đời, ông dành cho cách mạng, cho Tổ quốc. Nay ông Quang đã bước sang tuổi 86 nhưng vẫn khỏe mạnh với giọng nói hào sảng. Gặp ông tại tư gia, chúng tôi được nghe vị đại tá này kể về những chiến công oanh liệt một thời.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, từ nhỏ ông Quang đã được cha vun đắp ý chí của một chiến sỹ cách mạng. Khi chơi với bạn bè, ông đã biết đứng về phía những đứa trẻ bị bắt nạt. “Ngày đó, đi học, chứng kiến con cái của mấy tên hương hào, cai tổng chuyên bắt nạt, đánh đập con em của dân nghèo, tôi tức lắm. Khi những bạn nhà nghèo bị chúng đánh, tôi đã tiến đến đánh trả đám con nhà giàu. Có một thời, nhìn thấy tôi là những đứa ấy sợ, không dám bắt nạt bạn khác nữa”, ông Quang kể.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân Pháp trở lại tiếp tục đàn áp lực lượng cách mạng. Trước sự uy hiếp của kẻ địch, Đại đội 2072 đã thành lập ngay tổ Biệt động gồm 20 người để thực hiện nhiệm vụ ám sát những tên mật thám, tay sai Pháp. Cũng trong năm 1945, trong khí thế sôi sục lên cao của phong trào cách mạng chống Pháp, ông xung phong vào đội vũ trang Việt Minh. Đến năm 1949, sau Hội nghị xứ ủy Nam Kỳ, Bộ Tư lệnh đã chỉ thị thành lập đội biệt động nên đã về các tỉnh gấp rút chọn những chiến sỹ giỏi để rèn luyện thành xạ thủ tinh nhuệ nhất. Đội xạ thủ này chuyên thực hiện ám sát những tên mật thám.
Giây phút sinh tử
Ông Trần Tấn Quang lúc đó được Bộ Tư lệnh Nam Kỳ rút từ đơn vị vũ trang của Long An về Tiểu đoàn Quyết tử quân 950 thuộc Đặc khu Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn (tức TP.HCM ngày nay) và vào đội xạ thủ. Sau khi được rèn luyện thành xạ thủ tinh nhuệ nhất, ông được tổ chức phân công nhiệm vụ ám sát bọn mật thám và lấy mật danh là Bảy Nho.
|
Đại tá Trần Tấn Quang giữa đời thường. |