Việt Nam khởi công dự án sửa chữa động cơ tiêm kích
Quân chủng Phòng không – Không quân khởi công dự án sửa chữa động cơ tiêm kích hiện đại trang bị trong lực lượng.
Theo Quân đội Nhân dân
Ngày 1/8, tại Nhà máy A42, Quân chủng Phòng không - Không quân khởi công giai đoạn 1 của Dự án sửa chữa động cơ máy bay chiến đấu hiện đại.
Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ sửa chữa động cơ trên các loại tiêm kích hiện đại.
Giai đoạn 1 của dự án dự kiến kéo dài trong 3 năm (2013-2015), chia thành 5 bước: Xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật; mua sắm máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, tài liệu; học tập, huấn luyện và cử cán bộ tiếp thu dây chuyền công nghệ sửa chữa tại nước ngoài; cải tạo và mua sắm trang bị, động cơ; sửa chữa thử nghiệm tại nhà máy một số động cơ đang được trang bị cho máy bay chiến đấu, trực thăng của quân chủng.
Đây là một trong những dự án trọng điểm của Bộ Quốc phòng và của quân chủng, góp phần từng bước nâng cao năng lực sửa chữa động cơ, bảo đảm nhu cầu về động cơ cho một số loại máy bay huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, tạo điều kiện để nhà máy tiếp cận với công nghệ sửa chữa hiện đại.
Ukraine sẽ xây trạm sửa động cơ Molniya ở Đông Nam Á
Tổ hợp khoa học - sản xuất chế tạo tubine khí Zorya - Mashproekt của Ukraine sẽ xây dựng cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa động cơ cho các tàu tên lửa Molniya của đối tác.
Malaysia là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam nhập khẩu Sukhoi Su-30. Tháng 5/2003, Hải quân Hoàng gia Malaysia đã ký thỏa thuận với Nga mua 18 tiêm kích đa năng Su-30MKM.
Su-30MKM được thiết kế sản xuất dựa trên mẫu Su-30MKI (xuất khẩu cho Ấn Độ) với đặc điểm có cặp cánh mũi nhỏ để tăng khả năng cơ động.
Su-30MKM trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến kết hợp Pháp – Nam Phi – Nga. Máy bay có thể sử dụng radar quét mạng pha điện tử bị động N011M Bars có tầm quét mục tiêu 400km, theo dõi ở tầm 200km, bám đồng thời 15 mục tiêu và dẫn tên lửa tấn công cùng lúc 4 mục tiêu.
Tiếp sau là tới Việt Nam, tháng 12/2013 Việt Nam đã ký hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK đầu tiên. Liên tiếp trong năm 2009 và 2010, Việt Nam ký 2 hợp đồng mua tổng cộng 20 Su-30MK2V. Như vậy, trong biên chế không quân sẽ có 24 Su-30MK2V hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc.
Biến thể Su-30MK2V phát triển từ biến thể Su-30MK2 với những cải tiến phụ phù hợp với nhu cầu tác chiến trên vùng biển nhiệt đới. Su-30MK2V được nâng cấp hệ thống điện tử để hỗ trợ tên lửa chống tàu.
Tiêm kích Su-30MK2V có khả năng mang 8 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, bom hàng không có điều khiển, bom thông thường và rocket. Trong ảnh là biên đội Su-30MK2V trong chuyến bay tuần tra bảo vệ chủ quyền.
Su-30MK2V sẽ góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển tổ quốc Việt Nam.
Quốc gia thứ 3 sở hữu tiêm kích đa năng Su-30 là Không quân Indonesia, hợp đồng mua được ký vào năm 2008-2009. Hiện nay, nước này sở hữu 2 chiếc Su-30MK và 3 chiếc Su-30MK2.
Trong đó, những chiếc Su-30MK2 được nâng cấp hệ thống điện tử hỗ trợ sử dụng tên lửa chống tàu.
Su-30MK2 của Không quân Indonesia trong cuộc tập trận quốc tế Pitch Black 2012 tổ chức tại Australia.
Trung đoàn Không quân 940 (Sư đoàn 372) đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ miền Trung ra tuần tiễu, bảo vệ Trường Sa vào ngày 15/6/2012 đánh dấu cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Trong ảnh là tiêm kích Su-27 (số hiệu 6001) của thường xuyên bay tuần tiễu Trường Sa từ năm 2012.
Su-27 là một trong những tiêm kích đa năng hiện đại của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Tiêm kích Su-27 có khả năng mang tới 8 tấn vũ khí.
Tiêm kích Su-27 hùng dũng lướt trên vùng trời tổ quốc.
Ngoài Su-27, các đơn vị trực thuộc Sư đoàn 372 còn trang bị các máy bay tiêm kích MiG-21, Su-22, L-39. Trong ảnh là phi công bàn thảo kế hoạch trước giờ bay huấn luyện trên MiG-21UM.
MiG-21UM là biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi để đào tạo phi công lái MiG-21. Trong ảnh là các phi công đang kiểm tra các thông số an toàn trước giờ bay.
Hàng năm, Trung đoàn Không quân 940 tổ chức bay huấn luyện bình quân đạt 88,8% kế hoạch; thường xuyên duy trì lực lượng trực ban chiến đấu trên 3 loại máy bay theo đúng chỉ lệnh của Tư lệnh Quân chủng.
Chỉ huy giao nhiê%3ḅm vụ trước giờ xuất kích trên máy bay đa năng L-39.
Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, các đơn vị thuộc Sư đoàn 372 còn làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Trong ảnh là các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bay cứu trợ đồng bào vùng lũ Canh Liên (Bình Định).
(Kiến Thức) - Đầu tháng 7, theo báo cáo và những hình ảnh của Hải quân Mỹ, họ đã quan sát thấy sự xuất hiện của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên khu vực Biển Đông.
(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Quân đội Ukraine cố gắng phản công vượt biên giới, nhưng đã đụng xe tăng T-90M mới nhất của Nga đánh cho tan tác; đây cũng là màn thực chiến đầu tiên của T-90M.
Máy bay ném bom chiến lược của Nga đã thực hiện tấn công vào mục tiêu của Ukraine sát với biên giới Ba Lan. Lộ rõ mục tiêu trọng điểm, khiến phương Tây không nghĩ tới.
Ukraine chưa kịp ăn mừng việc họ đánh chìm tàu đổ bộ Tsezar Kunikov (do Kiev tự công bố), thì dàn máy bay ném bom chiến lược Nga đã cất cánh và các cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn lại bắt đầu.
(Kiến Thức) - Dự án đóng tàu sân bay Type 003 đang được Trung Quốc thực hiện rất khẩn trương. Tuy nhiên cho đến gần đây, vệ tinh theo dõi cho thấy chiếc tàu sân bay khổng lồ đang đóng này đã mất tích một cách bí ẩn khỏi dock tàu mà chưa có lời giải đáp.
Quân đội Nga và các lực lượng đồng minh đang tiếp tục siết chặt vòng vây trên mọi mặt trận, quân đội Ukraine chỉ có thể tổ chức các đợt phục kích quy mô nhỏ.
Ngày 12/6, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức trao quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại trụ sở Liên Hợp Quốc.
Quân đội Ukraine đang đối mặt với các cuộc tiến công liên tục của Nga ở Kharkov. Giao tranh diễn ra ác liệt diễn ra tại nhiều khu vực của "chảo lửa" này.
Nếu một máy bay chiến đấu bay với tốc độ tối đa, nó chỉ bay vẻn vẹn được 2 phút, sau đó sẽ hết nhiên liệu; do vậy tốc độ hành trình của máy bay là chế độ bay mà phi công khuyến cáo được sử dụng.
Có những trở ngại đáng kể dẫn đến việc Đức trì hoãn giao 200 xe bọc thép MRAP với khả năng chống mìn cho Ukraine. Tiết lộ được đưa ra trong một báo cáo của tờ Bild, trên cơ sở tham chiếu các tài liệu bí mật, độc quyền.
Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.
Sau những cuộc phản công không thể chọc thủng tuyến phòng thủ dày đặc của quân Nga ở tiền tuyến, các lực lượng Ukraine đã tăng cường tuyến phòng thủ chặt chẽ hơn ở nhiều khu vực chiến sự.
Quân Nga đã kiểm soát ngã ba đường sắt Ocheretinsky và tiến vào phần phía đông của làng Ocheretino ở phía tây bắc Avdiivka; quân Ukraine phải rút lui về phía tây bắc nhà ga, cố gắng phòng thủ tại nhà máy gạch.
Lực lượng không quân chiến thuật Nga ném bom dữ dội vào Chasov Yar, khiến lực lượng Ukraine phòng thủ tại đây bị thiệt hại lớn; câu hỏi đặt ra là liệu thảm kịch Avdiivka có lặp lại ở Chasov Yar?
Ngôi làng Rabotino, được ví là “cửa tử” tại phía nam mặt trận Orekhiv ở Zaporozhye, đã bị quân Nga bao vây sau những trận đánh khốc liệt; đồng thời họ đang tiến mạnh về phía tây thành phố Avdiivka.
Những trận giao tranh ở thành phố Chasov Yar đang diễn ra ác liệt, quân Nga quyết tâm đột phá, còn quân Ukraine liên tiếp tung lực lượng dự bị tới đây; nhưng thời khắc quyết định của Chasov Yar đang đến.
Đạn tên lửa cho các hệ thống phòng không Patriot và IRIS-T SLM của Ukraine đã cạn kiệt, điều này khiến Kiev phải lựa chọn mục tiêu được ưu tiên bảo vệ.
Truyền thông Israel và Mỹ tuyên bố đánh chặn 99% tên lửa và UAV của Iran tập kích; trong khi truyền thông Iran công bố, 50% tên lửa của họ trúng mục tiêu. Vậy trong trận đấu tên lửa Iran - Israel, ai thắng?
Tình hình tại Chasov Yar ngày càng khó khăn với Quân đội Ukraine, nhiều đơn vị chiến đấu tại thành phố đã không chấp hành mệnh lệnh chiến đấu từ chỉ huy.
Truyền thông Ukraine cho rằng, máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga đã tham chiến ở chiến trường Ukraine, khi phóng loại tên lửa hành trình Kh-69, phá hủy nhà máy điện lớn nhất ở Ukraine.
Mặc dù luôn tuyên bố không đưa quân vào Ukraine, nhưng đó là hành động nghi binh của NATO, khi lực lượng tinh nhuệ của khối đã có mặt ở lãnh thổ Ukraine để thực hiện hai nhiệm vụ.