Việt Nam hiện đại hóa trang bị người lính

(Kiến Thức) - Từng chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong tương lai có thể được trang bị kính quan sát đêm đeo đầu.

Việt Nam hiện đại hóa trang bị người lính
Những năm qua, Quân đội Nhân dân Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa về mặt vũ khí trang bị cho cả 3 lực lượng lục quân, hải quân, không quân. Bên cạnh việc mua khí tài hạng nặng (tàu chiến, máy bay, xe bọc thép), chúng ta cũng đang từng bước hiện đại hóa trang bị cơ bản cho người lính (mũ, quân phục, áo giáp). Đặc biệt, trong khí tài hỗ trợ quan sát, chúng ta đã một phần làm chủ việc chế tạo tự trang bị cho bộ đội chiến đấu.
Theo kênh truyền hình Quốc phòng TV, kính quan sát đêm đeo đầu là một trong những sản phẩm trọng tâm nghiên cứu của quân đội ta. Điều này xuất phát từ thực tế trang bị ở các nước phát triển, đó là sản phẩm này trang bị phổ biến nhất, có thể tới từng chiến sĩ.
Kính quan sát đêm có thể đeo trên đầu hoặc cầm tay.
 Kính quan sát đêm có thể đeo trên đầu hoặc cầm tay.
Trong thời gian qua, nhóm cán bộ Phòng Kỹ thuật Hồng ngoại – Viện Vật lý Kỹ thuật đã tiến hành nghiên cứu và chế tạo thành công kính quan sát đêm đeo đầu ND-01DN.
Quá trình nghiên cứu, các cán bộ Phòng Kỹ thuật Hồng ngoại kết hợp xây dựng bộ công nghệ tích hợp kính nhìn đêm với camera và quan sát qua màn hình OLED nhằm giảm khối lượng thiết bị và tăng độ thuận tiện trong sử dụng cũng như tác chiến. Các nhược điểm của kính quan sát đeo đầu hiện tại là khả năng cơ động kém, cồng kềnh, khó sử dụng sẽ giải quyết bằng công nghệ này.
Kính quan sát đêm đeo đầu ND-01DN hoạt động trên nền tảng khuếch đại ánh sáng mờ được trang bị cho chiến sĩ nhằm tăng cường khả năng quan sát trong đêm tối với các mục đích trinh sát, đọc bản đồ, vận động, hành tiến…
Kính có 2 loại tùy chọn gồm: loại bội số nhỏ 1x với trường nhìn rộng là 40 độ dùng để quan sát gần và bao quát gần địa hình; loại bội số lớn 4x với trường nhìn hẹp 8 độ dùng để quan sát ở cự ly xa đến vài trăm mét và xác định mục tiêu cụ thể.
Hình ảnh từ kính quan sát đêm đeo đầu.
 Hình ảnh từ kính quan sát đêm đeo đầu.
Đại úy Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Trưởng phòng Kỹ thuật Hồng ngoại (Viện Vật lý Kỹ thuật) cho biết: “Giải pháp quan trọng nhất của kính đeo đầu đó là khả năng thay đổi bội số để có thể nhìn từ gần tới xa. Và kính được thiết kế để phù hợp với các đặc trưng, điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa tại Việt Nam. Kính được trang bị bộ hút ẩm, luôn đảm bảo khí tài luôn luôn sạch bụi”.
Hiện nay, công tác tuần tra biên giới trên đất liền phục vụ một số công tác đặc biệt khác của bộ đội biên phòng, đặc công gặp nhất nhiều khó khăn vì thiếu trang thiết bị nhìn đêm. Do vậy, việc trang bị kính nhìn đêm ND-01DN sẽ cho phép người lính vừa vận động, vừ quan sát, vừa kết hợp ngắm bắn bằng thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng lade thực hiện tốt nhiệm vụ tác chiến.

Trang bị mới của Hải quân Đánh bộ Việt Nam

Trang bị mới của Hải quân Đánh bộ Việt Nam
Đội hình xuất phát ra thao trường huấn luyện của lực lượng Hải quân đánh bộ ở Lữ đoàn 101. Đáng lưu ý, những người lính thay vì đội mũ sắt hay mũ cối đã chuyển sang dùng loại mũ hiện đại hơn, quần áo chính quy hơn và dùng loại súng kiểu mới thay cho khẩu AK truyền thống.
Đội hình xuất phát ra thao trường huấn luyện của lực lượng Hải quân đánh bộ ở Lữ đoàn 101. Đáng lưu ý, những người lính thay vì đội mũ sắt hay mũ cối đã chuyển sang dùng loại mũ hiện đại hơn, quần áo chính quy hơn và dùng loại súng kiểu mới thay cho khẩu AK truyền thống.
Chiến sĩ luyện tập bắn bài 1 ở Lữ đoàn 101 Hải quân. Trong ảnh là một loạt súng trung liên, súng trường bắn tỉa thế hệ mới trang bị cho người lính Hải quân Đánh bộ.
Chiến sĩ luyện tập bắn bài 1 ở Lữ đoàn 101 Hải quân. Trong ảnh là một loạt súng trung liên, súng trường bắn tỉa thế hệ mới trang bị cho người lính Hải quân Đánh bộ.
Chiến sĩ Lữ đoàn 101 Hải quân chắc tay súng trước giờ hành quân. Những người lính này trang bị loại mũ mới, quân phục dã chiến có nhiều điểm khác biệt so với loại trước đây thường dùng.
 Chiến sĩ Lữ đoàn 101 Hải quân chắc tay súng trước giờ hành quân. Những người lính này trang bị loại mũ mới, quân phục dã chiến có nhiều điểm khác biệt so với loại trước đây thường dùng.

Một người lính Hải quân Đánh bộ với loại súng trường tiến công tiên tiến.
Một người lính Hải quân Đánh bộ với loại súng trường tiến công tiên tiến.


Huấn luyện thực hành bơi biển của lực lượng người nhái ở Đoàn 126 Đặc công hải quân. Bộ đồ bơi của những người lính này có thể cũng là trang bị mới.
 Huấn luyện thực hành bơi biển của lực lượng người nhái ở Đoàn 126 Đặc công hải quân. Bộ đồ bơi của những người lính này có thể cũng là trang bị mới.

Thủy thủ tàu Gepard Lý Thái Tổ (HQ-012) thực hành tại buồng điều khiển sức sống.
Thủy thủ tàu Gepard Lý Thái Tổ (HQ-012) thực hành tại buồng điều khiển sức sống.

Luyện tập tình huống giải thoát con tin của lực lượng Đặc công ở Đoàn 126.
 Luyện tập tình huống giải thoát con tin của lực lượng Đặc công ở Đoàn 126.



Phút giải lao trên thao trường của các chiến sĩ Hải quân đánh bộ ở Lữ đoàn 101.
 Phút giải lao trên thao trường của các chiến sĩ Hải quân đánh bộ ở Lữ đoàn 101.

Oai hùng Hải quân Đánh bộ Việt Nam

Oai hùng Hải quân Đánh bộ Việt Nam
Binh chủng Hải quân Đánh bộ trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được thành lập từ giữ những năm 1970 với nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc đảo đánh chiếm lại. Nguồn: dangcongsan.vn
Binh chủng Hải quân Đánh bộ trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được thành lập từ giữ những năm 1970 với nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc đảo đánh chiếm lại. Nguồn: dangcongsan.vn

Hiện nay, Binh chủng Hải quân Đánh bộ Việt Nam biên chế 2 lữ đoàn mang phiên hiệu 126 và 147. Nguồn: dangcongsan.vn
Hiện nay, Binh chủng Hải quân Đánh bộ Việt Nam biên chế 2 lữ đoàn mang phiên hiệu 126 và 147. Nguồn: dangcongsan.vn

Các chiến sĩ Hải quân Đánh bộ Việt Nam đều là những người lính tinh nhuệ, được huấn luyện đặc biệt. Nguồn: dangcongsan.vn
Các chiến sĩ Hải quân Đánh bộ Việt Nam đều là những người lính tinh nhuệ, được huấn luyện đặc biệt. Nguồn: dangcongsan.vn

Chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất của lực lượng hải quân đánh bộ diễn ra trong chiến dịch giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm bờ biển của hải quân đánh bộ với sự yểm trợ của không quân. Nguồn: Vnexpress
Chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất của lực lượng hải quân đánh bộ diễn ra trong chiến dịch giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm bờ biển của hải quân đánh bộ với sự yểm trợ của không quân. Nguồn: Vnexpress

Hiện nay, Hải quân đánh bộ Việt Nam được biên chế một số phương tiện cơ giới và pháo. Các loại xe cơ giới của hải quân đánh bộ gồm: xe tăng hạng nhẹ PT-76 và xe bọc thép chở quân lội nước BTR-60. Nguồn: dangcongsan.vn
Hiện nay, Hải quân đánh bộ Việt Nam được biên chế một số phương tiện cơ giới và pháo. Các loại xe cơ giới của hải quân đánh bộ gồm: xe tăng hạng nhẹ PT-76 và xe bọc thép chở quân lội nước BTR-60. Nguồn: dangcongsan.vn

Xe tăng hạng nhẹ PT-76 trang bị pháo cỡ nòng 76,2mm và có khả năng bơi (trên mặt nước) rất tốt. Nguồn: Vnmedia
Xe tăng hạng nhẹ PT-76 trang bị pháo cỡ nòng 76,2mm và có khả năng bơi (trên mặt nước) rất tốt. Nguồn: Vnmedia

Trong đổ bộ, xe tăng lội nước PT-76 sẽ làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho lính hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển, đảo. Nguồn: Vnmedia
 Trong đổ bộ, xe tăng lội nước PT-76 sẽ làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho lính hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển, đảo. Nguồn: Vnmedia

Xe tăng lội nước PT-76 yểm trợ đơn vị hải quân đánh bộ trong huấn luyện đánh chiếm mục tiêu từ dưới nước. Nguồn: Vnmedia
Xe tăng lội nước PT-76 yểm trợ đơn vị hải quân đánh bộ trong huấn luyện đánh chiếm mục tiêu từ dưới nước. Nguồn: Vnmedia

Loại phương tiện cơ giới thứ 2 được dùng phổ biến trong Hải quân Đánh bộ Việt Nam là xe bọc thép chở quân BTR-60PB. Nguồn: Vnmedia
Loại phương tiện cơ giới thứ 2 được dùng phổ biến trong Hải quân Đánh bộ Việt Nam là xe bọc thép chở quân BTR-60PB. Nguồn: Vnmedia

BTR-60 có khả năng chở 16 lính cùng đầy đủ trang bị, tất nhiên xe cũng có khả năng bơi (trên mặt nước) tốt. Trong tương lai gần, BTR-60PB và PT-76 vẫn là những phương tiên cơ giới chủ lực của Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn: Vnmedia
BTR-60 có khả năng chở 16 lính cùng đầy đủ trang bị, tất nhiên xe cũng có khả năng bơi (trên mặt nước) tốt. Trong tương lai gần, BTR-60PB và PT-76 vẫn là những phương tiên cơ giới chủ lực của Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn: Vnmedia

Về trang bị và vũ khí cá nhân người lính, quân đội ta đang bước đầu hiện đại hóa. Một số đơn vị trong các lữ đoàn đã được cấp quân phục dã chiến cùng súng trường, súng máy…thế hệ mới. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Về trang bị và vũ khí cá nhân người lính, quân đội ta đang bước đầu hiện đại hóa. Một số đơn vị trong các lữ đoàn đã được cấp quân phục dã chiến cùng súng trường, súng máy…thế hệ mới. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Trong ảnh là đơn vị hải quân đánh bộ mặc quân phục dã chiến mới và dùng sùng trường tiến công TAR-21 do hãng IMI Israel sản xuất. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Trong ảnh là đơn vị hải quân đánh bộ mặc quân phục dã chiến mới và dùng sùng trường tiến công TAR-21 do hãng IMI Israel sản xuất. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Súng trường tiến công TAR-21 có tốc độ bắn dao động từ 750-900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 550m. So với khẩu AK truyền thống, TAR-21 được đánh giá có trọng lượng nhẹ, khả năng bắn chính xác cao hơn. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Súng trường tiến công TAR-21 có tốc độ bắn dao động từ 750-900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 550m. So với khẩu AK truyền thống, TAR-21 được đánh giá có trọng lượng nhẹ, khả năng bắn chính xác cao hơn. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Ngoài mẫu chuẩn TAR-21, hải quân đánh bộ còn có biến thể CTAR-21 với nòng ngắn hơn (trong ảnh), chuyên dùng cho lực lượng đặc biệt. Nguồn: Quân đội Nhân dân
 Ngoài mẫu chuẩn TAR-21, hải quân đánh bộ còn có biến thể CTAR-21 với nòng ngắn hơn (trong ảnh), chuyên dùng cho lực lượng đặc biệt. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Cùng với TAR-21, lực lượng hải quân đánh bộ còn trang bị thêm súng máy IMI Negev, súng trường bắn tỉa IMI Galatz. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Cùng với TAR-21, lực lượng hải quân đánh bộ còn trang bị thêm súng máy IMI Negev, súng trường bắn tỉa IMI Galatz. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Trong tương lai, lực lượng hải quân đánh bộ sẽ tiếp tục được đầu tư hiện đại hóa để tăng sức mạnh bảo vệ vững chắc biển, đảo Việt Nam. Nguồn: Vnexpress
Trong tương lai, lực lượng hải quân đánh bộ sẽ tiếp tục được đầu tư hiện đại hóa để tăng sức mạnh bảo vệ vững chắc biển, đảo Việt Nam. Nguồn: Vnexpress

Soi vũ khí mới của Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147

(Kiến Thức) - Những năm gần đây, Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147 được tăng cường thêm nhiều trang bị mới để làm nhiệm vụ bảo vệ vững chắc biển, đảo Tổ quốc.

Soi vũ khí mới của Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147
Lữ đoàn 147 (hay còn gọi là Đoàn M47) là một trong 2 đơn vị chiến đấu chủ lực của Binh chủng Hải quân Đánh bộ, Hải quân Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc các đảo bị chiếm đóng. Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
Lữ đoàn 147 (hay còn gọi là Đoàn M47) là một trong 2 đơn vị chiến đấu chủ lực của Binh chủng Hải quân Đánh bộ, Hải quân Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc các đảo bị chiếm đóng. Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng 
Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147 chính thức được thành lập ngày 5/7/1978. Trong những năm qua, đơn vị đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương nhờ những thành tích cao trong huấn luyện, chiến đấu… Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
 Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147 chính thức được thành lập ngày 5/7/1978. Trong những năm qua, đơn vị đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương nhờ những thành tích cao trong huấn luyện, chiến đấu… Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới