Việt Nam có nên mua tàu đổ bộ Mistral của Pháp?

Việt Nam có nên mua tàu đổ bộ Mistral của Pháp?

(Kiến Thức) - Tàu đổ bộ Mistral sở hữu tính năng thuộc hàng đỉnh nhất trên thế giới hiện nay, nhưng nó chưa hẳn là phù hợp với Hải quân Nhân dân Việt Nam. 

Hãng thông tấn Nga Itar-Tass đẫn lời ông Ruslan Pukhov, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược Nga cho biết, Việt Nam có thể đang quan tâm tới việc mua sắm  tàu đổ bộ Mistral mà Pháp vừa hủy bỏ giao hàng cho Nga. Ngoài Việt Nam, Ấn Độ, Brazil cũng có thể là khách hàng tiêm năng của loại tàu này.
Hãng thông tấn Nga Itar-Tass đẫn lời ông Ruslan Pukhov, người đứng đầu Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược Nga cho biết, Việt Nam có thể đang quan tâm tới việc mua sắm tàu đổ bộ Mistral mà Pháp vừa hủy bỏ giao hàng cho Nga. Ngoài Việt Nam, Ấn Độ, Brazil cũng có thể là khách hàng tiêm năng của loại tàu này.
Các nguồn tin cho hay, mới đây thì Nga đã đồng ý hủy bỏ hợp đồng mua hai tàu đổ bộ Mistral từ Pháp. Phía Pháp sẽ phải bồi hoàn một chi phí lớn cho việc hủy bỏ giao hàng và phải trả lại Nga mọi trang thiết bị. Sau đó, người Pháp sẽ được toàn quyền sử dụng tàu chiến này theo mục đích của mình. Ảnh: Tàu đổ bộ lớp Mistral mang tên Sevastopol mà Pháp đóng cho Nga.
Các nguồn tin cho hay, mới đây thì Nga đã đồng ý hủy bỏ hợp đồng mua hai tàu đổ bộ Mistral từ Pháp. Phía Pháp sẽ phải bồi hoàn một chi phí lớn cho việc hủy bỏ giao hàng và phải trả lại Nga mọi trang thiết bị. Sau đó, người Pháp sẽ được toàn quyền sử dụng tàu chiến này theo mục đích của mình. Ảnh: Tàu đổ bộ lớp Mistral mang tên Sevastopol mà Pháp đóng cho Nga.
Tàu đổ bộ Mistral hay còn được xếp vào loại tàu sân bay trực thăng do hãng DCNS thiết kế cho Hải quân Pháp từ đầu những năm 2000. Con tàu được thiết kế để đảm nhiệm nhiều vai trò như đổ bộ đường biển, đường không, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thảm họa....
Tàu đổ bộ Mistral hay còn được xếp vào loại tàu sân bay trực thăng do hãng DCNS thiết kế cho Hải quân Pháp từ đầu những năm 2000. Con tàu được thiết kế để đảm nhiệm nhiều vai trò như đổ bộ đường biển, đường không, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thảm họa....
Con tàu có lượng giãn nước toàn tải lên tới 21.300 tấn, dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6,3m. Nó được trang bị hệ thống động lực bốn máy diesel, 2 chân vịt 5 lá cho tốc độ tối đa 18,8 hải lý với tầm hoạt động 10.800km. Nó có thể hành trình 19.800km với tốc độ trung bình 15 hải lý/h.
Con tàu có lượng giãn nước toàn tải lên tới 21.300 tấn, dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6,3m. Nó được trang bị hệ thống động lực bốn máy diesel, 2 chân vịt 5 lá cho tốc độ tối đa 18,8 hải lý với tầm hoạt động 10.800km. Nó có thể hành trình 19.800km với tốc độ trung bình 15 hải lý/h.
Tàu Mistral được thiết kế với khoang hàng khổng lồ cho phép nó chứa nhiều xe thiết giáp, xe tăng và cả tàu đổ bộ nhỏ….
Tàu Mistral được thiết kế với khoang hàng khổng lồ cho phép nó chứa nhiều xe thiết giáp, xe tăng và cả tàu đổ bộ nhỏ….
Theo thiết kế, tàu đổ bộ lớp Mistral có thể chở tổng cộng 59 xe tăng - thiết giáp (gồm 13 xe tăng chiến đấu chủ lực).
Theo thiết kế, tàu đổ bộ lớp Mistral có thể chở tổng cộng 59 xe tăng - thiết giáp (gồm 13 xe tăng chiến đấu chủ lực).
Hầu như mọi loại xe tăng chủ lực trên thế giới đều có thể chuyên chở trên Mistral. Ảnh: xe tăng M1 Abrams của Mỹ đi vào bên trong khoang hàng tàu Mistral.
Hầu như mọi loại xe tăng chủ lực trên thế giới đều có thể chuyên chở trên Mistral. Ảnh: xe tăng M1 Abrams của Mỹ đi vào bên trong khoang hàng tàu Mistral.
Khoang đáy của Mistral có thể bơm nước ngập một phần để các tàu đổ bộ nhỏ CTM có thể di chuyển vào - ra. Các tàu này sẽ chở theo binh sĩ hoặc các xe cơ giới không có khả năng lội nước đổ bộ lên bờ.
Khoang đáy của Mistral có thể bơm nước ngập một phần để các tàu đổ bộ nhỏ CTM có thể di chuyển vào - ra. Các tàu này sẽ chở theo binh sĩ hoặc các xe cơ giới không có khả năng lội nước đổ bộ lên bờ.
Ngoài phương án đổ bộ đánh chiếm bằng đường biển, Mistral có thể hỗ trợ chiến dịch đánh chiếm đổ bộ bằng đường không với khả năng chuyên chở 16 trực thăng hạng nặng hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ.
Ngoài phương án đổ bộ đánh chiếm bằng đường biển, Mistral có thể hỗ trợ chiến dịch đánh chiếm đổ bộ bằng đường không với khả năng chuyên chở 16 trực thăng hạng nặng hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ.
Ảnh: Máy bay độc đáo MV-22 Osprey cất cánh từ tàu đổ bộ Mistral.
Ảnh: Máy bay độc đáo MV-22 Osprey cất cánh từ tàu đổ bộ Mistral.
Sân bay của tàu Mistral có 6 điểm cất hạ cánh cho trực thăng.
Sân bay của tàu Mistral có 6 điểm cất hạ cánh cho trực thăng.
Vũ khí Pháp luôn nổi tiếng với hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, và Mistral không là ngoại lệ. Trong chiến đấu, nó có thể sử dụng như tàu chỉ huy - kiểm soát với bộ chỉ huy sức chứa 150 người. Mọi thông tin thu được từ các cảm biến tàu sẽ được tập trung về hệ thống tác chiến hải quân SENIT 9 để phân tích, đánh giá... Ảnh: Hệ thống điều khiển tàu trong đài chỉ huy.
Vũ khí Pháp luôn nổi tiếng với hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, và Mistral không là ngoại lệ. Trong chiến đấu, nó có thể sử dụng như tàu chỉ huy - kiểm soát với bộ chỉ huy sức chứa 150 người. Mọi thông tin thu được từ các cảm biến tàu sẽ được tập trung về hệ thống tác chiến hải quân SENIT 9 để phân tích, đánh giá... Ảnh: Hệ thống điều khiển tàu trong đài chỉ huy.
Rõ ràng, tàu đổ bộ Mistral là loại tàu chiến cực kỳ đa năng (khi cần có thể thành cả tàu bệnh viên), tuy nhiên, giá trị của nó là rất đắt đỏ (đơn giá năm 2012 lên tới 600 triệu USD, chưa tính phí bảo trì…). Chưa kể, các tàu Mistral bán cho Nga sẽ phải tốn khoản tương đối lớn để trang bị lại các hệ thống cảm biến – vũ khí. Như vậy, giá cả có thể đội lên không ít.
Rõ ràng, tàu đổ bộ Mistral là loại tàu chiến cực kỳ đa năng (khi cần có thể thành cả tàu bệnh viên), tuy nhiên, giá trị của nó là rất đắt đỏ (đơn giá năm 2012 lên tới 600 triệu USD, chưa tính phí bảo trì…). Chưa kể, các tàu Mistral bán cho Nga sẽ phải tốn khoản tương đối lớn để trang bị lại các hệ thống cảm biến – vũ khí. Như vậy, giá cả có thể đội lên không ít.
Ngoài ra, tàu đổ bộ Mistral tuy rất mạnh ở khả năng hỗ trợ đổ bộ, nhưng khả năng phòng vệ của chúng hầu như chỉ là “trang sức” (gồm tên lửa vác vai tầm ngắn và pháo). Trong chiến tranh, nó sẽ phải luôn đi kèm với đội tàu hộ tống có năng lực phòng không, chống hạm, chống ngầm mạnh mẽ. Trong khi đó, hiện Việt Nam chưa sở hữu tàu chiến nào thực sự có khả năng phòng không tầm xa hay là đa năng mạnh trên cả ba mặt.
Ngoài ra, tàu đổ bộ Mistral tuy rất mạnh ở khả năng hỗ trợ đổ bộ, nhưng khả năng phòng vệ của chúng hầu như chỉ là “trang sức” (gồm tên lửa vác vai tầm ngắn và pháo). Trong chiến tranh, nó sẽ phải luôn đi kèm với đội tàu hộ tống có năng lực phòng không, chống hạm, chống ngầm mạnh mẽ. Trong khi đó, hiện Việt Nam chưa sở hữu tàu chiến nào thực sự có khả năng phòng không tầm xa hay là đa năng mạnh trên cả ba mặt.
Nhìn chung, tàu đổ bộ Mistral có lẽ chỉ phù hợp với lực lượng hải quân quy mô lớn, mạnh mẽ trên thế giới (như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản…).
Nhìn chung, tàu đổ bộ Mistral có lẽ chỉ phù hợp với lực lượng hải quân quy mô lớn, mạnh mẽ trên thế giới (như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản…).

GALLERY MỚI NHẤT