Việt Nam có nên mua tàu chiến Project 11356M của Nga?

Việt Nam có nên mua tàu chiến Project 11356M của Nga?

(Kiến Thức) - Tàu chiến Project 11356M sở hữu khả năng tấn công diệt hạm tầm xa, phòng không tầm trung ưu thế hơn tàu Gepard 3.9 mà Việt Nam đang dùng.

Mới đây, Hải quân Nga tiết lộ kế hoạch xuất khẩu ba  tàu chiến Project 11356M Đô đốc Grigorovich cho một quốc gia thứ ba. Vốn dĩ ba tàu này được đóng cho Hải quân Nga tuy nhiên do trục trặc về động cơ buộc nước Nga phải bán lớp tàu này cho quốc gia khác.
Mới đây, Hải quân Nga tiết lộ kế hoạch xuất khẩu ba tàu chiến Project 11356M Đô đốc Grigorovich cho một quốc gia thứ ba. Vốn dĩ ba tàu này được đóng cho Hải quân Nga tuy nhiên do trục trặc về động cơ buộc nước Nga phải bán lớp tàu này cho quốc gia khác.
Cụ thể, Hải quân Nga đặt đóng mới ba tàu chiến Project 11356M, tất cả chúng đều trang bị động cơ đẩy tuabin khí do công ty Zorya-Mashproyekt của Ukraine chế tạo. Tuy nhiên sau khi nhận được động cơ cho ba chiếc đầu tiên, phía Ukraine đã ngưng chuyển giao động cơ cho ba tàu tiếp theo do có liên quan đến tình hình xung đột ở miền Đông.
Cụ thể, Hải quân Nga đặt đóng mới ba tàu chiến Project 11356M, tất cả chúng đều trang bị động cơ đẩy tuabin khí do công ty Zorya-Mashproyekt của Ukraine chế tạo. Tuy nhiên sau khi nhận được động cơ cho ba chiếc đầu tiên, phía Ukraine đã ngưng chuyển giao động cơ cho ba tàu tiếp theo do có liên quan đến tình hình xung đột ở miền Đông.
Để giải quyết vấn đề này, công ty chế tạo động cơ Saturn của Nga đã phải đưa vào sản xuất các động cơ tuabin M90FP để thay thế cho các động cơ đẩy phải nhập khẩu của Ukraine. Tuy nhiên quá trình sẽ không thể hoàn thành trước năm 2019 hay 2020, với Hải quân Nga sự trì hoãn này là không cần thiết và kéo theo đó là khoản chi phí phát sinh khác.
Để giải quyết vấn đề này, công ty chế tạo động cơ Saturn của Nga đã phải đưa vào sản xuất các động cơ tuabin M90FP để thay thế cho các động cơ đẩy phải nhập khẩu của Ukraine. Tuy nhiên quá trình sẽ không thể hoàn thành trước năm 2019 hay 2020, với Hải quân Nga sự trì hoãn này là không cần thiết và kéo theo đó là khoản chi phí phát sinh khác.
Dù Ukraine sẽ không cung cấp động cơ cho Nga, nhưng vẫn có một lối thoát khác khi Zorya-Mashproyekt có thể bán các động cơ này cho một quốc gia thứ ba, nếu như những chiếc tàu chiến đang được đóng dang bở của Nga được phép xuất khẩu. Chính vì thế, quan chức Nga mới tính toán tới phương án xuất khẩu ba chiếc tàu chiến Project 11356M mang tên Đô đốc Butakov, Đô đốc Istomin, Đô đốc Kornilov cho quốc gia có nhu cầu. Và Việt Nam có lẽ nên tham khảo ba tàu này khi mà chúng sở hữu khả năng tác chiến rất mạnh mẽ.
Dù Ukraine sẽ không cung cấp động cơ cho Nga, nhưng vẫn có một lối thoát khác khi Zorya-Mashproyekt có thể bán các động cơ này cho một quốc gia thứ ba, nếu như những chiếc tàu chiến đang được đóng dang bở của Nga được phép xuất khẩu. Chính vì thế, quan chức Nga mới tính toán tới phương án xuất khẩu ba chiếc tàu chiến Project 11356M mang tên Đô đốc Butakov, Đô đốc Istomin, Đô đốc Kornilov cho quốc gia có nhu cầu. Và Việt Nam có lẽ nên tham khảo ba tàu này khi mà chúng sở hữu khả năng tác chiến rất mạnh mẽ.
Tàu chiến Project 11356M (lớp Đô đốc Grigorovich) có lượng giãn nước toàn tải 4.035 tấn, dài 124,8m, rộng 15,2m, mớn nước 4,2m. Thủy thủ đoàn gồm 190 người.
Tàu chiến Project 11356M (lớp Đô đốc Grigorovich) có lượng giãn nước toàn tải 4.035 tấn, dài 124,8m, rộng 15,2m, mớn nước 4,2m. Thủy thủ đoàn gồm 190 người.
Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp gồm hai động cơ tuốc bin khí DS-71 công suất 9.850 mã lực và hai động cơ tuốc bin khí tăng cường DT-59 công suất 22.185 mã lực cho tốc độ hành trình tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 8.300km với tốc độ kinh tế 18 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 người.
Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp gồm hai động cơ tuốc bin khí DS-71 công suất 9.850 mã lực và hai động cơ tuốc bin khí tăng cường DT-59 công suất 22.185 mã lực cho tốc độ hành trình tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 8.300km với tốc độ kinh tế 18 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 người.
Một trong những điểm nhấn hỏa lực của Project 11356M là việc trang bị tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr-NK với hai loại đạn chống hạm 3M-54 (tầm bắn 440-660km), đạn đối đất 3M-14 (tầm bắn 1.600km). Ảnh: Mô hình bệ phóng và ống phóng tên lửa tích hợp cho tàu chiến Project 11356M.
Một trong những điểm nhấn hỏa lực của Project 11356M là việc trang bị tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr-NK với hai loại đạn chống hạm 3M-54 (tầm bắn 440-660km), đạn đối đất 3M-14 (tầm bắn 1.600km). Ảnh: Mô hình bệ phóng và ống phóng tên lửa tích hợp cho tàu chiến Project 11356M.
Tên lửa hành trình Kalibr phóng thử nghiệm từ bệ phóng đứng UKSK.
Tên lửa hành trình Kalibr phóng thử nghiệm từ bệ phóng đứng UKSK.
Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu của Kalibr sẽ bị cắt giảm tầm bắn, mà cụ thể nó được định danh là Klub-N tích hợp trên tàu mặt nước với 4 loại đạn tên lửa: chống hạm 3M-54TE (tầm bắn 220km, tốc độ siêu âm); chống hạm 3M-54TE1 (tầm bắn 300km, tốc độ cận âm); đạn đối đất 3M-14TE (tầm bắn 300km)…
Tuy nhiên, phiên bản xuất khẩu của Kalibr sẽ bị cắt giảm tầm bắn, mà cụ thể nó được định danh là Klub-N tích hợp trên tàu mặt nước với 4 loại đạn tên lửa: chống hạm 3M-54TE (tầm bắn 220km, tốc độ siêu âm); chống hạm 3M-54TE1 (tầm bắn 300km, tốc độ cận âm); đạn đối đất 3M-14TE (tầm bắn 300km)…
…và đặc biệt là đạn tên lửa chống ngầm 91RTE2 mang theo ngư lôi hạng nhẹ, tầm bắn 40km, tốc độ siêu âm.
…và đặc biệt là đạn tên lửa chống ngầm 91RTE2 mang theo ngư lôi hạng nhẹ, tầm bắn 40km, tốc độ siêu âm.
Trong phòng không, tàu chiến Project 11356M được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không 3S90M Shtil-1 với thiết kế ống phóng thẳng đứng chứa 48 quả đạn 9M317ME đạt tầm bắn 2,5-32km, độ cao hạ mục tiêu từ 15m tới 15km.
Trong phòng không, tàu chiến Project 11356M được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không 3S90M Shtil-1 với thiết kế ống phóng thẳng đứng chứa 48 quả đạn 9M317ME đạt tầm bắn 2,5-32km, độ cao hạ mục tiêu từ 15m tới 15km.
Khả năng tác chiến chống ngầm gồm 4 ống phóng ngư lôi hạng nặng 533mm và bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000.
Khả năng tác chiến chống ngầm gồm 4 ống phóng ngư lôi hạng nặng 533mm và bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000.
Hệ thống pháo trên tàu gồm pháo hạm 100mm A-190E và các bệ pháo AK-630M cao tốc.
Hệ thống pháo trên tàu gồm pháo hạm 100mm A-190E và các bệ pháo AK-630M cao tốc.
Hệ thống điện tử hàng hải trên tàu cũng hết sức hiện đại với các loại radar trinh sát, giám sát đường không, đường biển, radar điều khiển hỏa lực, hệ thống tác chiến điện tử. Ảnh: Radar trinh sát đường không Fregat M2EM trang bị cho tàu Project 11356, có thể phát hiện máy bay tiêm kích ở tầm xa đến 230km, với tên lửa là 50km.
Hệ thống điện tử hàng hải trên tàu cũng hết sức hiện đại với các loại radar trinh sát, giám sát đường không, đường biển, radar điều khiển hỏa lực, hệ thống tác chiến điện tử. Ảnh: Radar trinh sát đường không Fregat M2EM trang bị cho tàu Project 11356, có thể phát hiện máy bay tiêm kích ở tầm xa đến 230km, với tên lửa là 50km.
Trong giám sát mặt biển thì radar 3Ts-25E Garpun-B đóng vai trò chủ lực, thực hiện các nhiệm vụ: trinh sát vô tuyến điện tử chủ động, thụ động tầm xa ngoài đường chân trời để phát hiện mục tiêu mặt nước và mục tiêu bay thấp của đối phương; tự động phát hiện, nhận diện đồng bộ với máy hỏi, bám sát, cung cấp các tham số toạ độ và hướng di chuyển của mục tiêu cho hệ thống điều khiển hoả lực trên tàu và cho các tàu cùng biên đội, các phương tiện hiệp đồng chiến đấu trên bộ, trên không, trên mặt nước khác; tiếp nhận tình báo mục tiêu từ các nguồn trinh sát bên ngoài để tổ hợp thành tình báo phù hợp với giao diện dữ liệu của hệ thống điều khiển hoả lực trên tàu; cung cấp tham số hoa tiêu dẫn đường cho hệ thống điều động tàu…
Trong giám sát mặt biển thì radar 3Ts-25E Garpun-B đóng vai trò chủ lực, thực hiện các nhiệm vụ: trinh sát vô tuyến điện tử chủ động, thụ động tầm xa ngoài đường chân trời để phát hiện mục tiêu mặt nước và mục tiêu bay thấp của đối phương; tự động phát hiện, nhận diện đồng bộ với máy hỏi, bám sát, cung cấp các tham số toạ độ và hướng di chuyển của mục tiêu cho hệ thống điều khiển hoả lực trên tàu và cho các tàu cùng biên đội, các phương tiện hiệp đồng chiến đấu trên bộ, trên không, trên mặt nước khác; tiếp nhận tình báo mục tiêu từ các nguồn trinh sát bên ngoài để tổ hợp thành tình báo phù hợp với giao diện dữ liệu của hệ thống điều khiển hoả lực trên tàu; cung cấp tham số hoa tiêu dẫn đường cho hệ thống điều động tàu…

GALLERY MỚI NHẤT