Việt Nam chọn “sát thủ diệt hạm” nào cho Sigma 9814?

(Kiến Thức) - Liệu Việt Nam sẽ đi theo truyền thống chọn lựa tên lửa chống tàu Kh-35 Uran hay sẽ thử trang bị tên lửa do các nước phương Tây chế tạo?

Việt Nam chọn “sát thủ diệt hạm” nào cho Sigma 9814?
Bên cạnh các thông tin khá rõ ràng về pháo hải quân, tên lửa phòng không sẽ được trang bị cho tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 sẽ được Tập đoàn Damen đóng cho Hải quân Việt Nam, tuyệt nhiên truyền thông Hà Lan không nhắc tới loại tên lửa chống tàu nào sẽ dùng cho tàu.
Vậy, liệu tàu chiến Sigma 9814 của Việt Nam có thể dùng loại tên lửa chống tàu nào?
Tích hợp tên lửa Nga lên tàu chiến “Tây”?
Loại tên lửa chống tàu mặt nước có thể trang bị cho Sigma 9814 đầu tiên được nghĩ tới chắc chắn là Kh-35 Uran E – tên lửa mà nhiều tàu chiến Việt Nam đang có trong trang bị. Bởi chúng ta đã có kinh nghiệm nhiều năm sử dụng loại tên lửa này.
Kh-35 (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động).
Kh-35 dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg (với động cơ tăng cường), tầm bắn 130km. Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi. Với trọng lượng đầu đạn nặng 145kg, Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn.
Tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran.
Tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran.
Khi chiến đấu, dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa từ tàu phóng hoặc từ các nguồn bên ngoài. Kh-35 rời ống phóng bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, quá trình bay đến mục tiêu tên lửa sử dụng động cơ phản lực cánh quạt đẩy.
Trong hành trình bay, Kh-35 được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20km) ở pha cuối.
Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 5m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn.
Rõ ràng với việc chúng ta đã nhiều năm sử dụng, đã có kinh nghiệm thì Kh-35 là lựa chọn số một cho việc trang bị trên tàu Sigma. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là Kh-35 là sản phẩm của Nga trong khi Sigma là thiết kế của Hà Lan. Việc tích hợp một hệ thống tên lửa khác nhà thiết kế, chế tạo là điều không dễ dàng, bởi ngoài tên lửa người ta còn phải tính đến hệ thống điều khiển hỏa lực của tàu. Đó là chưa kể tính tương thích với các hệ thống quản lý chiến đấu trên Sigma. Theo truyền thông Hà Lan thì hầu hết hệ thống điện tử, cảm biến sẽ do Tập đoàn Thales của nước này cung cấp.
Dù vậy, ở đây “không đơn giản” không có nghĩa là “không thể làm được”. Một số loại vũ khí hiện nay trên thế giới hiện nay cũng đã có sự kết hợp như vậy. Ví dụ, tàu chiến KRI Oswald Siahaan của Hải quân Indonesia mua lại của Hà Lan đã được cải tiến để tích hợp tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont của Nga.
Tất nhiên bên cạnh yếu tố kỹ thuật, sẽ còn nhiều vấn đề liên quan tới việc hợp tác giữa các nhà sản xuất với nhau trong việc tích hợp tên lửa lên tàu chiến. Rõ ràng là việc đưa vũ khí Nga lên tàu chiến Hà Lan đặt ra rất nhiều vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau, có thể giải quyết nhưng có thể mất thời gian cũng như chi phí.
Vị trí đặt bệ phóng tên lửa chống tàu trên tàu hộ vệ lớp Sigma.
Vị trí đặt bệ phóng tên lửa chống tàu trên tàu hộ vệ lớp Sigma.
Tên lửa “Tây”: giải pháp khả thi nhất?
Một giải pháp khả thi hơn dành cho Sigma 9814 của Việt Nam là trang bị tên lửa vốn đang được các tàu hộ vệ lớp Sigma của Indonesia và Morocc sử dụng rộng rãi.
Hiện nay, các biến thể thuộc lớp Sigma xuất khẩu cho Hải quân Indonesia và Morocc đều trang bị tên lửa hành trình chống tàu MM40 Block II Exocet do Tập đoàn MBDA Pháp chế tạo.
MM40 Exocet là tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm được giới thiệu lần đầu năm 1980. Tên lửa được cải tiến từ thiết kế MM38 với việc tăng tầm bắn, hệ thống điều khiển hiện đại hơn được dùng để tấn công tiêu diệt các tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung (như tàu hộ vệ, tàu hộ tống, tàu khu trục). MM40 cũng có khả năng đánh chìm được tàu sân bay nếu dùng nhiều loạt đạn tấn công cùng lúc.
Tên lửa có chiều dài 5,79m, đường kính thân 0,35m, sải cánh 1,13m, trọng lượng phóng 875kg. Nó được lắp một động cơ rocket nhiên liệu rắn cho hành trình bay cho phép đạt tầm bắn từ 4-70km, tốc độ hành trình cận âm (Mach 0,9). Hiện các tàu chiến Sigma Indonesia và Morocc dùng biến thể MM40 Block 2 có tầm bắn tăng lên 75km, nhưng đầu đạn nhẹ hơn, chỉ còn 155kg (so với 165kg mẫu nguyên bản).
MM40 Exocet được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động có tầm trinh sát 24km (cách mục tiêu như vậy thì radar tự kích hoạt dò tìm, khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp của tàu phóng), bên cạnh radar trong hành trình bay tên lửa có sự hỗ trợ từ hệ định vị quán tính và định vị toàn cầu.
Trong hành trình bay, độ cao tên lửa cách mặt nước khoảng 100m. Phụ thuộc vào điều kiện sóng biển mà pha cuối tên lửa bay cách mặt biển chỉ 2-15m.
Tên lửa hành trình chống tàu MM40 Exocet.
 Tên lửa hành trình chống tàu MM40 Exocet.
Nói chung, Exocet là loại tên lửa hành trình chống tàu chất lượng khá tốt, đặc biệt nhất là nó "dạn dày kinh nghiệm" hơn nhiều so với tên lửa Nga, Mỹ. Trong cuộc chiến Falkland 1982, Exocet được Không quân Argentina sử dụng để tấn công đánh chìm, đánh bị thương nhiều tàu chiến, tàu vận tải của Hải quân Anh.
Tuy nhiên, điểm yếu của nó so với các loại tên lửa Nga, Mỹ chính là ở tầm bắn quá ngắn, chỉ 70km. Điều này đã được khắc phục khi MBDA đang phát triển biến thể MM 40 Block 3, áp dụng giải pháp công nghệ động cơ tuốc bin phản lực giúp tăng tầm bắn lên tới 180km, nhưng trọng lượng giảm xuống chỉ còn khoảng 750kg, đầu đạn 155kg.
Quay trở lại vấn đề tàu hộ vệ Sigma 9814 của Việt Nam liệu có thể dùng Exocet hay không? Vì bấy lâu nay Việt Nam vốn không phải là bạn hàng thường xuyên vũ khí phương Tây do một số rào cản về chính trị.
Trong quá khứ, theo một số nguồn tin từ những năm 1990, Việt Nam đã có cuộc đàm phán với chính phủ Pháp và Dasault Aviation để mua 2 phi đội gồm 24 chiếc Mirage 2000. Rất tiếc do nhiều vấn đề khác nhau mà rốt cuộc, phía Pháp đã từ chối bán máy bay cho Việt Nam.
Nhưng đó là câu chuyện của những năm 1990, bây giờ mọi chuyện đã khác. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có bước phát triển lớn trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng với nước Pháp. Các doanh nghiệp và chính phủ Pháp đã sẵn sàng cung cấp cho chúng ta cả các hệ thống radar giám sát hàng đầu thế giới.
Pháp đã bán cho Việt Nam đài radar giám sát biển tiên tiến CW-100.
 Pháp đã bán cho Việt Nam đài radar giám sát biển tiên tiến CW-100.
Gần đây, báo Quân đội Nhân dân đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống radar giám sát biển CW-100 do Tập đoàn Thales Pháp chế tạo, đang phục vụ trong lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây được xem là một trong những loại radar giám sát biển hàng đầu thế giới, có khả năng xóa bỏ “giới hạn đường chân trời”.
Việc nước Pháp sẵn sàng bán cho Việt Nam cả những hệ thống radar hiện đại cho thấy triển vọng lớn việc xuất khẩu tên lửa chống tàu Exocet MM40 nếu Việt Nam muốn mua cho tàu hộ vệ Sigma.
Có thể tích hợp dễ dàng lên Sigma 9814, tính năng chiến đấu của MM40 Block 3 nhỉnh hơn cả Kh-35 Uran, rõ ràng đây là lựa chọn khả thi nhất cho tàu chiến Sigma Việt Nam. Trong việc sử dụng thì tuy chúng ta không có kinh nghiệm, nhưng ở đây Việt Nam sẽ phải huấn luyện để thủy thủ sử dụng cả tàu chiến “Tây”, không riêng lẻ chỉ là những quả đạn tên lửa. Vì vậy, đây không phải là vấn đề lớn.

Vũ khí chống tàu “khủng” của Quân đội Việt Nam

Vũ khí chống tàu “khủng” của Quân đội Việt Nam
Các máy bay chiến đấu Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng tên lửa Kh-29 và Kh-31 cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Trong đó, tên lửa Kh-29 (ảnh) tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò tấn công mục tiêu mặt đất nhưng khi cần nó có thể dùng để tiêu diệt tàu có lượng giãn nước 10.000 tấn. Ảnh minh họa
Các máy bay chiến đấu Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng tên lửa Kh-29 và Kh-31 cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Trong đó, tên lửa Kh-29 (ảnh) tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò tấn công mục tiêu mặt đất nhưng khi cần nó có thể dùng để tiêu diệt tàu có lượng giãn nước 10.000 tấn. Ảnh minh họa

Kh-29 hiện tại chỉ có thể phóng từ máy bay cường kích Su-22M4 và tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam. Trong ảnh là các kỹ thuật viên của không quân Việt Nam đang lắp Kh-29 lên giá treo Su-30MK2. Nguồn: báo QĐND
Kh-29 hiện tại chỉ có thể phóng từ máy bay cường kích Su-22M4 và tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam. Trong ảnh là các kỹ thuật viên của không quân Việt Nam đang lắp Kh-29 lên giá treo Su-30MK2. Nguồn: báo QĐND

Tên lửa Kh-29 lắp đầu tự dẫn laser bán chủ động hoặc đầu tự dẫn truyền hình, tầm bắn 10-12km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng gần 700kg. Trong ảnh là một chiếc Su-30MK của Nga phóng tên lửa Kh-29. Ảnh minh họa
Tên lửa Kh-29 lắp đầu tự dẫn laser bán chủ động hoặc đầu tự dẫn truyền hình, tầm bắn 10-12km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng gần 700kg. Trong ảnh là một chiếc Su-30MK của Nga phóng tên lửa Kh-29. Ảnh minh họa

Nếu Kh-29 là “sát thủ diệt hạm” bất đắc dĩ thì Kh-31A (trong ảnh) là tên lửa chống tàu đích thực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Loại tên lửa này chỉ có thể mang trên tiêm kích đa năng Su-30MK2. Ảnh minh họa
Nếu Kh-29 là “sát thủ diệt hạm” bất đắc dĩ thì Kh-31A (trong ảnh) là tên lửa chống tàu đích thực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Loại tên lửa này chỉ có thể mang trên tiêm kích đa năng Su-30MK2. Ảnh minh họa

Kh-31A là loại tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên trên thế giới được trang bị cho máy bay chiến đấu chiến thuật. Tên lửa trang bị động cơ ramjet cho phép đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bắn 50km. Với đầu đạn nặng tới 610kg, Kh-31A có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn. Ảnh minh họa
Kh-31A là loại tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên trên thế giới được trang bị cho máy bay chiến đấu chiến thuật. Tên lửa trang bị động cơ ramjet cho phép đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bắn 50km. Với đầu đạn nặng tới 610kg, Kh-31A có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn. Ảnh minh họa

Đối với lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam thì có trong trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu. Đầu tiên là tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) do Liên Xô sản xuất. P-15 Termit lắp đầu đạn thuốc nổ nặng tới 454kg, tầm bắn 80km, tốc độ hành trình cận âm. Ảnh minh họa
Đối với lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam thì có trong trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu. Đầu tiên là tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) do Liên Xô sản xuất. P-15 Termit lắp đầu đạn thuốc nổ nặng tới 454kg, tầm bắn 80km, tốc độ hành trình cận âm. Ảnh minh họa

Tên lửa P-15 Termit trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là bộ đội hải quân đang triển khai nạp đạn P-15 Termit lên bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh.
Tên lửa P-15 Termit trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là bộ đội hải quân đang triển khai nạp đạn P-15 Termit lên bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh.

Tên lửa P-15 Termit cũng được trang bị cho tàu cao tốc tên lửa Osa II và tàu hộ tống project 1241RE. Trong ảnh là kỹ thuật viên nạp đạn P-15 lên bệ phóng tàu tên lửa project 1241RE.
Tên lửa P-15 Termit cũng được trang bị cho tàu cao tốc tên lửa Osa II và tàu hộ tống project 1241RE. Trong ảnh là kỹ thuật viên nạp đạn P-15 lên bệ phóng tàu tên lửa project 1241RE.

Ngoài P-15 Termit, hầu hết các tàu chiến hiện đại của Việt Nam đều sử dụng tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E. Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 145kg, tầm bắn 130km. Ảnh minh họa
Ngoài P-15 Termit, hầu hết các tàu chiến hiện đại của Việt Nam đều sử dụng tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E. Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 145kg, tầm bắn 130km. Ảnh minh họa

Tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 12418, BSP-500 và khinh hạm Gepard 3.9. Trong ảnh là hệ thống ống phóng chứa tên lửa Kh-35 trên khinh hạm Gepard 3.9 mang tên HQ-012 Lý Thái Tổ.
Tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 12418, BSP-500 và khinh hạm Gepard 3.9. Trong ảnh là hệ thống ống phóng chứa tên lửa Kh-35 trên khinh hạm Gepard 3.9 mang tên HQ-012 Lý Thái Tổ.

Loại tên lửa “khủng” nhất về tầm bắn và sức công phá thuộc về tên lửa hành trình chống tàu P-35 của hệ thống phòng thủ bờ biển 4K44 Redut. Trong ảnh là xe mang bệ phóng của hệ thống 4K44 thuộc Đoàn S79 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: báo QĐND
Loại tên lửa “khủng” nhất về tầm bắn và sức công phá thuộc về tên lửa hành trình chống tàu P-35 của hệ thống phòng thủ bờ biển 4K44 Redut. Trong ảnh là xe mang bệ phóng của hệ thống 4K44 thuộc Đoàn S79 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: báo QĐND

Tên lửa hành trình chống tàu P-35 đạt tầm bắn tới gần 500km, lắp đầu đạn nặng tới 1 tấn. Ảnh minh họa
Tên lửa hành trình chống tàu P-35 đạt tầm bắn tới gần 500km, lắp đầu đạn nặng tới 1 tấn. Ảnh minh họa

Ngoài P-35, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị tên lửa hành trình chống tàu hiện đại hàng đầu thế giới P-800 Yakhont. Ảnh minh họa
Ngoài P-35, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị tên lửa hành trình chống tàu hiện đại hàng đầu thế giới P-800 Yakhont. Ảnh minh họa

Loại tên lửa này được trang bị trong hệ thống phòng thủ bờ biển K-300 Bastion P (trong ảnh). Tên lửa P-800 đạt tầm bắn 120-300km, tốc độ hành trình gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh. Với tốc độ cực cao cùng đầu đạn công phá mạnh nặng 300kg, đối phương có rất ít cơ hội sống sót khi trúng P-800. Nguồn: Thanh Niên
Loại tên lửa này được trang bị trong hệ thống phòng thủ bờ biển K-300 Bastion P (trong ảnh). Tên lửa P-800 đạt tầm bắn 120-300km, tốc độ hành trình gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh. Với tốc độ cực cao cùng đầu đạn công phá mạnh nặng 300kg, đối phương có rất ít cơ hội sống sót khi trúng P-800. Nguồn: Thanh Niên

Và loại tên lửa chống tàu cuối cùng sẽ được trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam là 3M-54 Klub-S (tầm bắn 300km, tốc độ bay siêu âm). Tên lửa sẽ có mặt trên tàu ngầm tấn công tối tân Kilo 636.
Và loại tên lửa chống tàu cuối cùng sẽ được trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam là 3M-54 Klub-S (tầm bắn 300km, tốc độ bay siêu âm). Tên lửa sẽ có mặt trên tàu ngầm tấn công tối tân Kilo 636.

Sát thủ diệt hạm mạnh nhất trên tàu chiến VN

Sát thủ diệt hạm mạnh nhất trên tàu chiến VN
P-15 Termit tuy là một tên lửa chống tàu hiệu quả nhưng nó không còn đáp ứng được các tiêu chí của chiến tranh hải quân hiện đại. Nhằm bảo vệ biển đảo tổ quốc trong tình hình mới, Hải quân nhân dân Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga loại tên lửa chống tàu hiện đại Kh-35 Uran-E trang bị trên tàu tên lửa lớp BPS-500, Molnya Project 12418, và Gepard 3.9 Project 11661.

“Pháo đài bay” B-52: cơn ác mộng của tàu chiến

(Kiến Thức) - Với sự hỗ trợ từ hệ thống ngắm bắn mục tiêu ATP Sniper và mang được thủy lôi, tên lửa, B-52 thực sự là cơn ác mộng của tàu chiến.

“Pháo đài bay” B-52: cơn ác mộng của tàu chiến

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới